Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Pháp Hoa trường ca 2-3-4-5-6-7 (Thích Chánh Đức)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

PHÁP HOA TRƯỜNG CA 3-4-5-6-7

* Thích Chánh Đức

PHẨM THÍ DỤ THỨ BA

Ba cõi như nhà lửa ngút ngàn

Đường trần muôn nẻo khổ vô vàn

Bầy con thơ dại nào hay biết

Tâm trạng cha già luống ngổn ngang

Phương tiện ba xe quyền đã hứa

Nhất thừa một chiếc thật cao sang

Xa lìa tri kiến bao kiếp đọa

Tín hiểu sát na thẳng Lạc bang.

 

3. Phẩm Thí Dụ

          Trưởng giả vì cứu con người mà phải tự mình vào nhà lửa đôi ba lần. Kiệt tâm tự tìm kế phương dụ dẫn để đem các con ra khỏi nạn chết. Trước nói thật trạng hiểm nguy thế mà các con không hiểu, không nghe theo, sau cực chẳng đã phải quyền nói hứa cho ba thứ xe để ngoài cửa. Trúng tâm bệnh các con ham xe mà ra khỏi nhà lửa.

          Đức Thế Tôn vì lòng từ tha thiết, vì độ quần sanh mà phải vào trong khốn nguy, phải kiệt tâm tư duy tìm phương thế cứu vớt, nói thật không hiểu, không tin, bất đắc dĩ phải nói quyềngiáo ba thừa để dụ dẫn.

          Trước hứa ba xe mà lúc sau, khi thấy các con đã ra khỏi chốn khổ nguy, đồng ban cho một thứ xe tran báu cao rộng đẹp nhất trong đời. Chính chỉ rõ ý nghĩa ngày nay Đức Phật lập thật giáo, mọi người sẽ đặng cứu cánh Phật quả.

Phục nguyện:

Xá Lợi Phất thọ ký hiệu Hoa Quang Phật Đà. Trưởng giả thành lập Tam Bảo xa. Chư tử xuất thân tứ cù đạo.

Phổ nguyện:

Giai đắc Bạch Ngưu xa chi hoàn hảo, đồng hiệu sư tử chi bảo tọa. Đồng xuất Tam giới chi gia, đồng nhập nhất thừa chi Phật Đạo.

 

PHẨM TÍN GIẢI THỨ TƯ

Xuân đã trở về với gió đông

Mà con vẫn lạc chốn bụi hồng

Cha già tựa cửa lòng mong nhớ

Cùng tử phương nào có biết không?

Bao năm dấn bước đường sương gió

Là bấy nhiêu năm thổn thức trông

Gia tài đã sẵn chờ con đó

Về đây nhận lấy thỏa lòng mong.

 

4. Phẩm Tín Giải:

Hôm nay nghe Đức Phật thọ ký cho Thanh Văn thành Phật, từ lâu tưởng rằng đối Phật thừa mình đã tuyệt phần. Nay bỗng nhiên lại đặng, mừng này còn mừng nào hơn. Như Kinh: “Nay văn lòng chúng con rất vui mừng, đặng điều từ hồi nào chưa từng có, chẳng ngờ hôm nay bổng nhiên đặng nghe pháp mầu hi hữu mừng rở chẳng xiết, đặng lợi lành lớn, vô lượng trân bửu chẳng cầu mà đặng”.

Kinh nói: “Thế Tôn! Chúng con vì ba món khổ ở trong sanh tử bị các nhiệt não, mê lầm không biết ham ưa pháp nhỏ, ngày nay Thế Tôn bảo chúng con suy nghĩ dứt trừ phân nhơ hí luận của các pháp. Chúng con ở trong pháp đó siêng năng tinh tấnđặng Niết Bàn tièn công một ngày. Đã đặng đó rồi lòng rất vui mừng tự cho đã đủ, ở nơi hội nói kinh Pháp Hoa này, Đức Phật chỉ nói pháp nhất thừa… cho nên chúng con nói từ trước không lòng mong cầu, hôm nay pháp vương đại bảo tự nhiên mà đến…”

Phục Nguyện:

Quyền khai thật hiển, Thanh Văn thừa pháp tạng chi thánh tài. Khổ cực thái lai, cùng tử hộ phú ông chi gia nghiệp.

Phổ nguyện:

Đồng Phao hạ, đồng nhập đại thừa. Hữu  dư vô dư, đồng thành Phật đạo.

 

PHẨM DƯỢC THẢO DỤ THỨ NĂM

Bình đẳng Như Lai diễn nghĩa mầu

Nào phân ra pháp cạn cùng sâu

Chúng sinh các loại tùy cơ hiểu

Nên mới thành ra có chậm mau

Dược thảo trong rừng cây lớn nhỏ

Mưa thấm nhuần đều có khác đâu

Trí được như mưa, bi cỏ thuốc

Nghiễm nhiiên thành Phật há mong cầu.

 

5. Phẩm Dược Thảo Dụ:

          Vì muốn giải quyết nghĩa bình đẳng thuyết pháp để ngừa sự nhận lầm. Nên Đức Như Lai nói dụ: “Dược thảo”, mây đầy khắp trời che trùm muôn vật đồng một loạt mưa xuống, chỉ rưới một thứ nước cũng không chổ ít nhiều. Mặc một trận mưa không mảy mún riêng tư, nhưng ba thứ cỏ cùng hai loại cây tuỳ phận được đuợm nhuần mỗi mỗi riêng khác. Cứ xem nơi cỏ cây thời thấy sự hấp thụ không đồng, nhưng không đồng là tự nổic cây giống loại sai khác.

Kinh lại nói: Mây kia tuông ra nước thuần một vị cỏ cây lùm rừng tuỳ phận thọ nhuần. Tất cả các cây hạng lớn, vừa, nhỏ xứng theo lớn nhỏ đều đặng sanh trưởng gốc, thân, nhánh, lá, bông, trái tươi sáng, một trận mưa rưới đến đều đặng tốt tươi. Xứng như thể tướng của cây cỏ kia, tánh loại chia ra lớn nhỏ, mưa nhuần vãn một vị mà mỗi mỗi thứ đều sum sê. Đức Phật cũng thế, hiện ra nơi đời ví như mây lớnkhắp che cả… Ta là Đắng tôn trọng nhất trong đời không ai có thể sánh bằng, vì muốn làm cho chúng sanh được an ổn mà hiện ra đời, vì hàng đại chúng nói pháp cam lồ thanh tịnh, pháp đó nhuần một vị giải thoát Niết Bàn.

Phục Nguyện:

Từ vân ấm phúc, pháp vũ ân triêm. Tam căn phổ nhuận cổ nhi kim, nhị thọ phu vinh tiệm cập đốn.

Phổ nguyện:

Quả hoa căn bổn, thạnh mậu già lam. Giám u hiển thánh phàm, đồng thành Phật đạo.

 

PHẨM THỌ KÝ THỨ SÁU

Phật tánh không ngoài tánh chúng sinh

Chỉ vì che lấp bởi vô minh

Thọ ký chẳng qua là phản bổn

Đêm dài trôi hết lại bình minh

Ca-Diếp, Bồ-Đề nghe thí dụ

Chiên-Diên tín hiểu ngộ chân linh

Kiền Liên thành Phật Ma La Bạt

Nước tên Hỷ Lạc độ quần sinh.

 

          6. Phẩm Thọ Ký:

Do Ngài Ma Ha Ca Diếp… bốn vị đệ tử lớn trong phẩm trước lãnh ngộ ý chỉ bình đẳng một vị, đã thấu hiểu ba thừa vốn không thiệt. Phật tri kiến bổn có khai hiển, thời chánh nhơn chơn thật thành Phật đã đủ, nên Đức Thế Tôn tuần tự thọ ký cho bốn Ngài.

Phục Nguyện:

Đại vương tứ hữu thiện, chơn nhơn cơ viên cộng năng thực-thành Phật tọa đạo tràng, tứ đại thanh văn đồng đắc ký.

Phổ nguyện:

          Cam lồ pháp thí, nhiệt não đắc thanh lương. Đồng kiến pháp vương, đồng thành Phật đạo.

 

PHẨM HÓA THÀNH DỤ THỨ BẢY

Vô lượng vi trần kiếp đã qua

Đại-Thông Trí-Thắng trụ Ta-bà

Pháp Hoa Diệu Nghĩa thường tuyên thuyết

Mười sáu người con ngộ sát na

Nhân duyên hóa độ từ bao thuở

Mãi đến đời nay tức Thích Ca

Hóa thành phương tiện an trú tạm

Gắng công bảo sở chẳng còn xa.

         

7. Phẩm Hóa Thành Dụ:

Muốn hiểu rõ nghĩa tam thừa Niết-bàn rốt ráo là quyền tạm lập ra chỉ để trừ lòng chán nãn sợ sệt của chúng mà thôi, nên Đức Phật nói dụ: “Hóa thành”, Đức Phật là vị đạo sư tài trí dẫn đường, đưa chúng sanh vượt qua con đường hiểm trở dài xa vô minh hoặc chướng để đến bảo sở chơn thường. Nũa đường chúng mệt, chúng sợ, chúng muốn trở lại. Đạo sư phải dùng thần lựchóa ra thành trì để cho chúng có chổ tạm nghỉ khỏi phải trở lui, thành trì do thần lực biến hóa ra chớ nào phải thật, chúng hết mệt hết sợ, Đạo Sư liền nhiếp thần lực diệt hóa thành lại đưa chúng tiến lên con đường thẳng đến bảo sở, trước sau cũng chỉ làmột con đường phải noi theo để đến bảo sở thôi.

Phục Nguyện:

Hiệu Đại Thông Trí Thắng, thuyết Diệu PhápLiên Hoa. Vương Tử Diệp Tục nhi xuất gia, Phạm thiên hiên hoa khai cung điện.

Phổ nguyện:

Đòng xá phương tiện, đồng khứ hóa thành-Bảo Sở tấn hành, cộng thành Phật đạo.  

 

Cập nhật ( 19/02/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

CHÙA PHẬT LỚN TRÊN NÚI CẤM (Huỳnh Ngọc Trảng)

CHỮ NÔM VÀ SỰ NGHIỆP “VIỆT HÓA” PHẬT GIÁO (Phạm Phong Tuấn)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 70
  • 724
  • 204.005

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học