GIÁO ĐOÀN TỲ KHEO NI VÀ BÁT KỈNH PHÁP * ĐĐTS Thích Nhật Từ Sự thành lập của Giáo đoàn Tỳ kheo ni liên hệ rất nhiều đến Bát kỉnh pháp. Đề cập đến Giáo đoàn và Bát kỉnh pháp là một trong những điều gây ra sự bất đồng rất lớn trong các truyền thống Phật giáo xưa cũng như là nay. Cũng từ những sự bất đồng về phương diện lý giải nguồn gốc ra đời của nó mà giáo đoàn Phật giáo trên thế giới đã có nhiều quan điểm cá biệt. Hiện tại chỉ có những nước theo Phật giáo Đại thừa của truyền thống Trung Quốc như là Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Gần đây thì có một số sự cách tân bởi vì thế giới nay đã trở thành như một ngôi nhà. Khoảng cách về địa dư đã được rút ngắn cho nên là sự giao lưu tương tác giữa các truyền thống Phật giáo như là một thực tại đang diễn ra. Các nỗ lực của các cao Tăng trên thế giới đã tổ chức các giới đàn Tỳ kheo ni cho các vị nữ tu của các truyền thống Đề tài sự thiết lập Ni đoàn Phật giáo và Bát kỉnh pháp khá hấp dẫn. Hấp dẫn vì nó đề cập đến một số vấn đề gây tranh luận về học thuật giữa các trường phái Phật giáo và nó tạo ra rất nhiều tiền đề của nghị sự. Khi đề cập đến đề tài nay thì chúng tôi cố gắng trình bày một cách rất là khách quan, không hề có dụng ý là bài bác các quan điểm trước đây, lại càng không có dụng ý ủng hộ Ni giới, mà chỉ phân tích một vấn đề đặt ra trong nền tảng của lịch sử với nhiều vấn nạn mà chúng tôi cho rằng, nếu chúng ta không dám mạnh dạng đặt ra thì sự bất lợi cho Phật giáo nói chung là chúng ta không thể tránh khỏi. Đặt vấn đề đó trong một bối cảnh lớn hơn, quan trọng hơn thì chính tác giả của vấn đề được gán cho đức Phật thì có thể tạo ra rất nhiều nỗi oan trái ở trong cuộc đời này (3p:11s). Cho nên mạnh dạng nói, mạnh dạng phân tích là một trong những cách thức mà chúng ta cần phải được mời gọi. Sự đồng tình hay không là thuộc quan điểm của rất nhiều người. Rất là khó tìm được tiếng nói đồng tình của Tăng bộ bởi vì Bát kỉnh pháp dường như tạo ra nhiều ưu quyền cho Tăng chúng dữ lắm. Trong khi đó khi trình bày đề tài này thì dĩ nhiên là Ni giới sẽ hoan hỉ hơn, vì họ cảm thấy rằng mình được quan tâm. Các vấn đề trong lịch sử được đặt lại, sự trình bày của chúng tôi không nằm trong chỗ là không ủng hộ quý Thầy mà ủng hộ chư Ni, chuyện đó không có. Chỉ có con đường duy nhất là ủng hộ Phật pháp thôi. Nói những gì cần nói và nói một cách khách quan có cơ sở dữ liệu chứ không có nói theo cảm tính. Đề cập đến sự thiết lập giáo đoàn Tỳ kheo ni, chúng ta không thể nào bỏ qua sự kiện lịch sử. Lịch sử kể rằng là sau khi đức Phật Như Lai Thế Tôn giác ngộ, thành đạo Bồ đề được 4 năm, ngài đã trở về Catỳlavệ theo lời thỉnh cầu của vua Tịnh Phạn vương. Trong chuyến viếng thăm đó, một số dữ liệu cho rằng là Maha Praja pati – di mẫu của đức Phật, đã thỉnh nguyện ngài cho bà xuất gia. Bà đã thỉnh nguyện ba lần nhưng cả ba lần đều bị đức Phật từ chối, với lý do là sự gia nhập của ni giới ở trong Tăng đoàn có thể tạo cơ hội phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tính cách phạm hạnh thanh tịnh của tăng chúng nói chung. Khi chúng tôi nói về vấn đề này là chúng tôi nói theo các dữ liệu được trình bày ở trong Chulavaga (Tiểu phẩm của luật tạng) và kinh Tăng Chi có đề cập đến nguồn gốc của giáo đoàn Ni và không cho nó rằng nó là những giá trị chân lý, mà nó là một sự kiện để cho chúng ta tham khảo, nhận định đánh giá về bản chất học thuyết bình đẳng và lòng từ bi, tuệ giác của Như Lai Thế Tôn. Sau khi phụ vương của Như Lai qua đời thì di mẫu của đức Phật đã tự cắt tóc, mặc y, nhuộm bằng vỏ cây, cùng với 500 bà hoàng của dòng họ Sakya lên đường đến thành Vesali nơi đức Phật đang ngự trong đại lâm, đặc biệt là trong sảnh đường Gotagara. Sự kiện đó làm cho rất nhiều người ngạc nhiên, thán phục bởi vì trước đây người ta nghe nói là bà Di mẫu muốn xuất gia nhưng mà lời nói đó có thể là lời đồn đãi. Xuất thân từ vua chúa và là giai cấp cao nhất trong xã hội, ấy thế mà từ bỏ đời sống vương giả để trở thành người tu sĩ, mỗi ngày phải đi hành khất để truyền bá đạo giải thoát là điều khó có thể nghĩ bàn được lắm. Quần chúng nghe đều thán phục, dân chúng nghe đều kính nể. Đại đức Ananda đã nhìn thấy tay chân của họ sưng lên, thân thể thì lấm lem bùn, bởi vì đi con đường quá xa để gặp Như Lai Thế Tôn, và bà nào bá nấy mắt sưng lên bởi vì khóc bu lu bù la vì biết rằng là Phật sẽ không nhận. Có người cho rằng là vì đức vua Tịnh Phạn chết, cho nên di mẫu cảm thấy buồn quá mới đi tu. Nói như vậy thì có vẻ thích hợp về phương diện logic tình đời thế thái trong quan hệ giữa vợ và chồng. Nhưng mà nếu chúng ta nói theo cách thức đạo lý vô thường của nhà Phật, có thể tạo ra sự đột biến về nhận thức thì rõ ràng sự ra đi đó không phải là vì cô đơn quá mà là thức tỉnh và là thấy rằng những giá trị vương quyền của thế gian cũng chỉ tạm bợ trong một giai đoạn nào đó thôi, mà vấn đề còn lại là mình phải tìm kiếm những giá trị tâm linh cao hơn. Có những biến cố trong cuộc đời làm cho chúng ta đổi mới hoàn toàn trong cuộc đời của chính mình, đó là sự kiện đã diễn ra đối với Maha Praja pati. Ngài Anan đã đến thưa thỉnh đức Phật đến 3 lần như vậy mà đức Phật vẫn từ chối và ngài giữ vững lập trường của Ngài. Sau cái ngữ cảnh đó, chúng ta thấy cuộc đối thoại thỉnh cầu giữa Như Lai Thế Tôn và ngài Anan đã được diễn ra. Đối thoại này gồm có 3 nội dung căn bản. Nội dung thứ nhất, ngài Anan lý luận rằng Di mẫu đã thương Như Lai Thế Tôn như là con ruột, nuôi nấng chăm sóc vỗ về và nhờ công ơn trời biển đó mà Như Lai có được ngày hôm nay, lẽ nào Như Lai dạy chúng con về đạo lý hiếu thảo, Như Lai lại không cho phép dì của mình trở thành người cao thượng. Đánh vào tâm điểm của lòng thương tưởng hiếu kính, làm cho Như Lai Thế Tôn cũng lính quýnh, không biết phải giải quyết thế nào (8p39s). Ở đây chúng ta nói theo ngôn ngữ của con người dựa trên tình tiết lịch sử. Lý luận thứ hai là Anan đặt ra đó là lý luận về tiềm năng đạo đức và tâm linh của Ni giới. Ngài Anan hỏi rằng bạch Như Lai Thế Tôn, chúng con thường nghe nói rằng là Ngài dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tính, ai cũng có khả năng trở thành vị giác ngộ trong tương lai, chúng sanh trong ngữ cảnh mà Như Lai nói đó có bao gồm luôn người nữ hay không, hay là loại trừ người nữ ra một bên? Như Lai Thế Tôn nói rằng, dĩ nhiên là có người nữ, người nữ tu giác ngộ thành đạo giải thoát. Ngài Anan mới đặt ra một vấn đề là nếu như họ có thể được giác ngộ giải thoát tại sao Ngài lại không cho, như vậy lý do gì ngài không cho? Sự kiện thứ 3 rất quan trọng, khi Như Lai Thế Tôn chấp nhận cho Di mẫu và 500 bà hoàng sakia đi tu thì ngài phán cho một câu rất là lịch sử. Câu này trở thành cơ sở lý luận của rất nhiều truyền thống không chấp nhận Ni giới. Đó là dù sao đi nữa Anan ơi, ông phải biết mấy bà mà vô rồi thì Chánh pháp của ta sẽ giảm thọ đi 500 năm. Chúng ta phải ghi nhớ cái mấu chốt là giảm thọ 500 năm Chánh pháp. Hay nói một cách khác là theo câu nhận định này của Như Lai thì Chánh pháp được Ngài đẳng thức hóa bằng 1000 năm. Đó là ba sự kiện quan trọng đến sự thiết lập giáo đoàn Ni, (11p:11s) và vì sợ Chánh pháp giảm thọ 500 năm đó, Như Lai Thế Tôn đã đưa ra một sự kiện thứ 4, đó là tất cả những vị Ni đều phải vâng giữ 8 kỉnh pháp. Tám kỉnh pháp đó được xem như là một nền tảng rất quan trọng để hỗ trợ Chánh pháp, không bị tình trạng suy thoái và giảm thọ. Các bản văn vừa nêu đã tiếp tục ghi chép rằng là Maha Prajapati đã chấp nhận một cách không lưỡng lự vì mừng quá. Nỗi khao khát bao nhiêu năm mình đã được thành tựu và những điều kiện đặt ra như vậy rất là dễ dàng với bà, bởi vì Chánh pháp đối với bà là gia tài tâm linh quý nhất, báu vật quý nhất trên cuộc đời này và những điều kiện kia giúp cho bà đạt được gia tài đó thì không có gì hạnh phúc cho bằng. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhận định đánh giá về bốn sự kiện này. Chúng ta nhận định theo hai góc độ. Góc độ thứ nhất là lợi ích của Bát kỉnh pháp, góc độ thứ hai là cái bất lợi của Bát kỉnh pháp. Đề cập đến lợi ích của Bát kỉnh pháp thì kinh Tăng Chi, tập 1 có một đoạn trích dẫn ngay sau nguồn gốc của Ni đoàn: Này Ananda, một người vì nghĩ đến tương lai xây dựng một bờ đê cho một hồ nước lớn, để nước không có thể chảy qua được, cũng vậy, này ananda, vì nghĩ đến tương lai ta mới ban hành 8 kính pháp này cho các Tỳ kheo ni, từ nay cho đến trọn đời không thể vượt qua. Tính cách pháp quy này đã tạo ra cơ sở nền tảng cho rằng Bát kỉnh pháp là do chính đức Phật nói và ai yêu cầu hủy bỏ Bát kỉnh pháp có nghĩa là đi ngược lại với những tuyên huấn về đạo đức, về tâm linh, về bản chất tồn tại của Chánh pháp. Đề cập Bát kỉnh pháp như là một cái bờ đê giúp cho chúng ta hình dung được rằng nó là một hệ thống pháp quy mang tính cách bảo hộ, tính cách thanh tịnh trang nghiêm thanh thoát của Tăng đoàn. Mặc dầu ngài nói bằng một ngôn ngữ rất là văn chương, thế nhưng mà chúng ta phải hiểu ngầm ở trong, đó là nếu như không có Bát kỉnh pháp này thì mối quan hệ quá thân mật giữa Tăng và Ni theo hướng hai chiều có thể tạo ra sự rắt rối về phát sinh tình cảm, dẫn đến chấp trước mang tính cách hệ lụy, làm mất đi bản chất giải thoát của người xuất gia. Cho nên có Bát kỉnh pháp để vai trò của hai bên được tách biệt. Một bên được xem như là cao vĩ, còn một bên được xem là bình thường. Khoảng cách cách biệt đó theo quan niệm của nhiều người là một yêu cầu căn bản để cho quan hệ đó không được tiến gần gũi hơn. Lý luận này theo chúng tôi có rất nhiều sơ hở. Trước nhất chúng ta biết là người nữ chỉ thương những người nào hơn mình cái đầu. Không thương những người ngang bằng với mình đâu, lại càng hiếm khi nào thương những người dưới mình. Trong khi đó thì người nam ngược lại, thương những người không bằng mình cái đầu, thương những người có thể là có sắc đẹp dịu dàng, thướt tha thôi. Tại vì cái đầu của họ đã làm cho họ căng thẳng rồi, còn có thêm cái đầu nữa chắc chết sớm. Nếu như mà chúng ta lý luận theo cách thức đó thì rõ ràng đó là một cách thức mời gọi giới nữ thương quý thầy nhiều hơn. Đặt cho quý thầy có một vai trò tôn kính quá lớn, lúc bấy giờ người nữ sẽ cảm thấy là mình nhỏ hơn, thấp bé hơn, cơ hội sẽ phát sinh tình cảm sẽ lớn hơn. Những người chủ trương Bát kỉnh pháp là do đức Phật nói có thể lý luận, giải thích từng điều khoản một mà cho rằng nó có rất nhiều lợi ích như thế này: Thứ nhất, BKP là một hệ thống bảo hộ sự an ninh và an toàn phạm hạnh của Tỳ kheo ni. Đặc biệt là qua giới thứ 2, không được an cư ở một cái nơi mà không có chư Tăng. Bởi vì chư Tăng là những người lực lưỡng có thể giúp đỡ cho ni trong nhưng tình trạng bị giặc dã hay là hãm hiếp hay là khó khăn về hoàn cảnh thú dữ v.v… Trong kinh đức Phật cũng thường nói một gia đình nào mà có quá nhiều người nữ thì gia đình đó yếu đi, thì cái thời đại đó là cái thời đại mạnh hiếp yếu, chân lý nằm ở trên quyền lực chứ không phải nằm ở trên thực tại và do đó cần phải có chư tăng bảo hộ, bởi vì là vai trò của người anh mà: vai u, thịt bắp có thể bảo hộ được chư ni. Đó là các lợi ích thứ nhất các nhà chủ trương Bát kỉnh pháp là Phật nói đã khẳng định, dĩ nhiên điều này là điều rất là thích hợp. Thứ hai, Bát kỉnh pháp là một hệ thống bảo hộ quyền được giáo dục, quyền được học của Ni giới. Chẳng hạn như một số pháp quy như Ni thỉnh mời giáo giới chư Tăng về những việc thấy nghe nghi v.v… hoặc là thỉnh mời những việc liên hệ đến bố tát v.v… hay là thỉnh cầu trước khi tiếp nhận giới cụ túc Tỳ kheo ni. Như vậy rõ ràng là chúng ta thấy là Ni khi chấp nhận Bát kỉnh pháp là được giáo dục, được học trong một bối cảnh văn hóa khi mà người nữ ở Ấn Độ chỉ là sở hữu tài sản của người nam về phương diện sản xuất con cái và đảm bảo được tính chất hạnh phúc ở trong gia đình. Đặt nó trong một bối cảnh như vậy thì rõ ràng đây là một điều vừa cách tân, cách mạng lớn lắm. Họ được học chứ không phải họ chỉ biết làm bếp phục vụ người chồng, sản xuất con cái là hết. Điểm thứ ba là bảo hộ cho tình trạng phạm hạnh của Tăng đoàn khỏi tình trạng ái nhiễm trước những quan hệ đẳng thức hay quan hệ tương đồng giữa Tăng và ni như chúng ta vừa nói khi nãy. Điểm thứ 4 là duy trì được một giáo hội thống nhất, không phân hóa theo hai hướng là Ni bộ và Tăng bộ. Một giáo hội mới, mang chất liệu tâm linh mới mà Đức Phật thường định nghĩa trong ngôn ngữ sanga là hòa hợp chúng, là đoàn kết, thương yêu, hỗ trợ chăm sóc lẫn nhau thì rõ ràng việc thiết lập một giáo hội thống nhất giữa hai giới tính nam và nữ là điều không thể tránh khỏi. Chấp nhận thiết lập một giáo đoàn ni thì bỗng nhiên thực thể đó bị tách ra làm đôi, theo hình thức này hay hình thức khác. Thứ 5, các giới trong Bát kỉnh pháp đặc biệt giúp cho ni giới tu được hạnh xả bỏ bản ngã thông qua việc cung kính Tăng một cách tuyệt đối. Điều này quý thầy rất là thích, tức là vì mình muốn cho giới nữ muốn đi tu có lòng tôn kính đối với Tăng bảo mà mình là một thành viên, cho nên rõ ràng đâu ai không muốn đâu. Điều đó được thể hiện rất là rõ trong gần hết 7, 8 điều trong số 8 điều. Điều nào cũng vậy mà nhất là điều thứ nhất, Tỳ kheo ni 100 tuổi hạ cũng phải cung kính Tỳ kheo dù thọ giới mới có một ngày. Như vậy là về phía Ni, chúng ta thấy họ được cái lợi lạc là có cơ hội rất quý báu được đặt ra trong một tình trạng là làm thế nào để giải phóng bản ngã, lòng cống cao ngã mạn tự hào, tự đắc của mình. Như vậy là phần tích cực nằm ở phía họ. Vấn đề đặt ngược lại đó là thông qua lòng tôn kính của họ, chư Tăng được tôn kính có tăng cường lòng ngã mạng hay không? Cái đó quý thầy tự trả lời. Chúng ta thấy trong lịch sử Phật giáo ở châu Âu có một nhân vật tên là AIBEON, bà là một nhà học giả có công dịch trung Bộ kinh rất là tầm vóc, cuối cuộc đời trở thành một Tỳ kheo ni và suốt cuộc đời sống trình trạng độc thân cao thượng. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học trong đó có một quyển mang tên là Women in Budda (phụ nữ trong Phật Giáo). Bà trình bày một cách khách quan tại sao bát Kỉnh Pháp có mặt? Bà lý luận như thế này đề cập đến bản chất Bát kỉnh pháp, nếu như chúng ta bỏ qua đối tượng gia nhập Ni đoàn lúc đó là một điều thiếu sót rất là lớn. Đối tượng gia nhập Tăng đoàn lúc đó là ai? Ma ha Ba xà Ba đề tức là hoàng hậu, kế đến là năm trăm bà hoàng, những người này được xem là đại diện cấp cao nhất về nữ giới ở trong sắc tộc Sát đế lợi và Bà la môn. Các vị Sát đế lợi nào cũng mang trong người họ hai dòng máu, hay nói cách khác là hai vai trò vị trí xã hội vị trí cầm cân lấy một quốc gia và vị trí thuộc gia tộc Bà la môn, có thể phát sanh ra những thái độ kinh thường đối với những vị Tỳ kheo vốn xuất thân từ giai cấp rất là thấp. Nếu như ngay từ đầu đức Phật không dạy mấy bà, tức là đức Phật khó có thể quản lý được Tăng chúng lắm. Bởi vì một bên là mẹ và những người thân và một bên là đồ đệ gồm những người xuất thân từ nhiều trường phái tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn như 1000 đồ đệ của ba anh em Ca Diếp xuất thân từ nhiều giai cấp lắm. Cơ sở lý luận đó tưởng chừng như là rất vững chãi nhưng xem ra thì nó không có cơ sở, ở chỗ là đức Phật đã nói sa môn thích tử giống như trăm sông chỉ khác nhau cấu hình địa lý, khác nhau về lớn nhỏ hương vị và màu sắc khi tuông ra biển cả rồi thì nó chỉ còn một chất liệu duy nhất là biển, bản chất của nó là vị mặn. Khi trở thành đệ tử của Như Lai Thế Tôn thì không ai còn tự xưng rằng tôi là sông Sát đế lợi, tôi là sông Bà la môn, tôi là sông này sông nọ nữa mà chỉ có sông Phật giáo, sông của giác ngộ giải thoát, không có con sông thứ hai. Điều quy đó đã được Tăng chúng chấp nhận ngay từ đầu và do đó không có lý gì mà bà Ma ha Ba xà ba đề và năm trăm bà hoàng khi đi tu để cống cao ngã mạn. Điểm thứ hai nữa là khi ta đọc vào các bản văn của Phật giáo Pali, chưa bao giờ có một đoạn nào nói rằng bà là người cống cao ngã mạn. Các bà hoàng kia là những người ngang tàng khinh bỉ người nam, chưa hề có. Như vậy cơ sở lý luận để làm dẹp bớt tâm ngã mạn có thích hợp hay không? Có người nói vẫn thích hợp bởi vì những người nữ khác khi làm lớn rồi khó chịu lắm, các bà làm nhỏ không sao, khi làm lớn là thiên hạ chết hết. Như vậy chẳng lẽ một điều qui về đạo đức hướng đến đời sống tâm linh của Như Lai Thế Tôn, bậc tuệ giác chỉ nhằm cho một vài đối tượng được gọi là ương ngạnh đó hay sao? Trong khi đó là vô số Tỳ kheo ni trong lịch sử từ lúc đức Phật lập giáo đoàn cho đến bây giờ, đâu thuộc về cá tính cống cao ngã mạn đó. Tại sao họ phải chịu chung một thân phận đó là phải bị thế này thế kia v.v… Cho nên về phương diện của Bát kỉnh pháp, dĩ nhiên là chúng ta không phủ định nó có những vấn đề tất yếu, nhưng mà cho là của đức Phật nói nó là chân lý bất di bất dịch, không thay đổi là một vấn đề khó có thể chấp nhận trong thời hiện đại; khi mà bối cảnh của đa nguyên tôn giáo, đa nguyên triết học, đa nguyên tư tưởng và tự do ngôn luận, không thể nào tránh khỏi trình trạng là các tôn giáo khác, các nhà nghiên cứu khác phê bình chỉ trích đức Phật, nếu như chúng ta chấp nhận rằng Bát kỉnh pháp là do chính đức Phật nói. Khi chúng ta phân tích về những điểm bất lợi của Bát kỉnh pháp là chúng ta thấy vấn đề khác nhiều lắm. Bất lợi thứ nhứt là trước nhứt chúng ta giải phóng tính cách cưỡng ép hay áp đặt là rằng tác giả chính là Như Lai Thế Tôn. Bằng không mọi lý luận đi ngược lại với Bát kỉnh pháp đã làm cho vai trò và vị trí của Như Lai Thế Tôn đã giảm thiểu rất là nhiều. Chúng ta là những người xuất gia, những Phật tử, những Sư cô đều là những đệ tử thuần thành của Như Lai Thế Tôn, bất quá họ có phản ứng nho nhỏ trong nhà là hết. Đối với các tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo đang muốn thay thế vai trò lãnh đạo tâm linh của đạo Phật ở châu Á, có cái nhìn hoàn toàn cá biệt. Các linh mục trước năm 1975 đã từng viết sách so sánh những điểm giống và khác của đạo Phật và đạo của họ. Họ đã nêu ra một điểm mấu chốt đó là đạo Phật chà đạp nhân phẩm phụ nữ lớn nhất trong lịch sử nhân loại chưa từng. Sự chà đạp đó được nêu ra hai sự kiện. Thứ nhất là thái tử Tu Đại Noa đã cúng dường không đốt nhan vợ của mình cho những ông Bà la môn và đó là một hình thái biến vào lầu xanh. Đó là các ông chồng Phật giáo đã biến vợ của mình trở thành những người phục vụ lầu xanh, theo tính cách sống là làm vợ khắp người ta, chết thì phải chịu làm ma không chồng. Thứ hai nữa là các quy định về Bát kỉnh pháp này làm cho vai trò của những người Ni không thể nào có những đóng góp thích ứng. Trong khi đó họ vẫn được đào tạo ra những trường lớp chính quy, học chung một lớp với quý thầy, nhưng mà họ không có cơ hội đóng góp vào những vai trò tương thích. Như vậy là đạo Phật đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ Ni, nhưng mà sự đạo tạo đó là vức đi không xài vào đâu được hết, vì đâu có cơ hội cho họ phục vụ. Do đó đạo Phật là đạo không có cái nhìn về tiềm năng của những giá trị đóng góp của con người, đặt biệt là người nữ. Hai lý luận đó là làm cho lý luận giới học đường trước năm 75 lúc bấy giờ choáng váng, bởi vì họ nghe đạo Phật là đạo bình đẳng, nhưng khi phân tích về sự bình đẳng, họ đưa những sự kiện này vô là chà đạp phụ nữ, mà nói theo ngôn ngữ của nhân quyền hiện đại đó là sự vi phạm nhân quyền nguy hiểm nhất. Bởi vì ở phương Tây, phụ nữ là số 1, đàn ông đứng sau con chó (24p:50s). Cho nên là các ngữ cảnh đó có thể là nó rất là nhạy cảm đối với vấn đề Ni và Tăng ở trong truyền thống Phật giáo. Đối với chúng ta có thể không là gì cả, nhưng mà đối với họ chúng ta không thể cấm họ có cái nhìn khác với chúng ta được. Cho nên chúng ta cứ thử đặt những vấn đề đó trong bối cảnh của toàn cầu hóa thì nó khác đi nhiều lắm. Nếu đức Phật là tác giả của Bát kỉnh pháp thì ta thấy có hai vấn đề đặt ra liên hệ với lý luận 1 và lý luận 2 của Anan trong cuộc đối đáp với đức Phật. Đó là tính cách từ bi và tuệ giác của đức Phật không còn nữa. Thứ nhất là đức Phật đã không thương tưởng di mẫu của mình và đã có những biểu hiện rất là mâu thuẫn với những gì mà mình đã chủ trương về lòng hiếu thảo. Dĩ nhiên là có nhiều bài kinh nói về công đức của xuất gia, là ngài cho rằng hiếu thảo lớn nhất là trở thành người đi tu, báo hiếu lớn nhất là báo hiếu về phương diện tinh thần, nhưng lần này mẹ của ngài muốn trở về đời sống tinh thần là đời sống tâm linh cao nhất, ngài không chấp nhận thì như vậy học thuyết đó có mâu thuẫn hay không? Di nhiên theo cái cơ chế này, hoàn toàn mâu thuẫn. Và do đó lòng từ bi, sự hiếu thảo có thể bị lung lay, không đảm bảo được 100%. Thứ hai nữa là khi đức Phật cho phép Ni giới vào trong thì ngài cho một cách bất đắc dĩ qua 6 lần thỉnh cầu; 3 lần của di mẫu, 3 lần của ngài Anan. (26p:15s) Một người có lòng từ bi thật sự là không cần phải năn nỉ, cơ chế của năng nỉ là cơ chế của ô dù trù dập. Ai có o bế mình, khen tặng mình thì mình nâng đỡ, còn bằng không thì mình đì đọt chết luôn. Cơ chế đó là cơ chế của các thần linh tôn giáo ngoại đạo, chứ không phải là cơ chế của lòng từ bi đạo phật. Và nó thương tổn lòng từ bi ở một điểm nữa đó là ngài đã tạo ra một cái bản án nghìn đời vô số đời, vình viễn kiếp số về sau cho đến lúc nào cơ chế Bát kỉnh pháp đó được giải thể thì thôi, rằng Ni giới có mặt làm giảm thọ bản chất của Chánh pháp. Nếu chúng tôi là Ni, chúng tôi không đi tu đâu. Đi tu vô làm giảm Chánh pháp mà Chánh pháp là mang an lạc hạnh phúc cho cuộc đời, mà giảm Chánh pháp có nghĩa là mang lại khổ đau cho cuộc sống. Đi tu để mang khổ đau cho cuộc sống thì đi tu để làm cái gì? Rõ ràng là lòng từ bi bị thương tổn ghê gớm lắm. Cái thứ hai là về tuệ giác, nếu chúng ta áp dùng theo công thức lý luận là gậy ông thì Như Lai Thế Tôn đã bị Anan gài vào một cái bẩy rất là lớn, đó là tất cả mọi chúng sanh đều có tiềm năng thành Phật, mà chúng sanh này không chỉ nam mà bao gồm luôn nữ và bao gồm luôn cả bêđê. Thì rõ ràng đâu thể nào loại trừ Ni giới. Cái thứ hai nữa là nếu như ngươi nữ có thể thành Phật thành Thánh thông qua con đường phát triển tâm linh, chuyển hóa đạo đức thì rõ ràng không có lý do gì không cho họ trở thành những con người như vậy. Bởi vì tiềm năng Phật tính dành cho mọi loài chứ không phải chỉ dành cho người nam. Như vậy là cơ sở lý luận thua Anan và tuệ giác cũng thua Anan ở chỗ là Anan lúc đó mới có 25 tuổi đầu vì Anan nhỏ hơn đức Phật là 15 tuổi. Đức Phật thành đạo theo Nam tông là 35 tuổi, 5 năm sau thiết lập Ni đoàn, lúc đó là ngài 40 thì Anan mới có 25, còn là phàm phu tục tử giống như chúng ta thôi. Sau khi Như Lai Thế Tôn qua đời thì sự kiện kết tập kinh điển ba tháng sau thì Anan mới chứng quả. Như vậy mấy mươi năm sau Anan mới chứng đạo thì lúc đó Anan vẫn còn là thư sinh bạch diện của phàm phu. Do đó trên cơ chế lý luận về phương pháp Phật học thì một người phàm phu tục tử như Anan, không thể nào hơn tuệ giác và nhận thức của Như Lai Thế Tôn được. Trong cơ sở lý luận này với hai bản văn là Tiểu phẩm luật tạng và kinh Tăng Chi thì chúng ta thấy là Anan là người được chứng minh ngược lại, có nghĩa là thông thái hơn Như Lai Thế Tôn nhiều lắm. Cho nên điều đó đã tạo ra một nỗi hoài nghi rất là lớn đối với các nhà nghiên cứu, không thể nào chấp nhận được. Có nhiều người nữ tính cách rất là dương tính, bản lĩnh, rộng rãi, thông thái, dấng thân, vô ngã, vị tha,… tất cả cái đó đều là dương tính. Cho nên chúng ta không nên nói theo cách của Nho giáo, âm và dương, thịnh và suy. Chuyện thịnh và suy là quy luật của aniccha, quy luật đó không loại trừ bất cứ một con người nào. Do vậy chúng ta không nên sợ hãi cái đó để hạn chế vai trò và sự đóng góp của Ni giới. Chúng ta thử phân tích một vài câu nói của Như Lai Thế Tôn ở trong kinh liên hệ đến cái gọi rằng là tuổi thọ của Chánh pháp và tuổi thọ của Mạc pháp, chúng ta sẽ thấy rằng nó có rất nhiều cái mâu thuẫn ở trong câu tuyên bố là: “ni gia nhập vào Tăng đoàn sẽ làm Tăng đoàn mất đi năm trăm năm Chánh Pháp. Trước nhứt chúng ta hãy xét kinh Tương Ưng tập 2, trang 386 có đoạn như thế này, có năm yếu tố làm Chánh pháp bị giảm thọ là không tùy thuận Đạo sư, không tùy thuận Chánh pháp, không tùy thuận Tăng, không tùy thuận giới đức và cuối cùng không tùy thuận Thiền định. Như vậy là nếu như thành phần giáo sĩ đạo Phật và những người Phật tử được xem là những hành giả đó không còn biết tôn trọng vai trò tâm linh hướng dẫn con đường giải thoát và Tuệ giác của Như Lai Thế Tôn. Lúc đó chúng ta sẽ không còn học Chánh pháp, hành trì Chánh pháp nữa. Bất kính Phật sẽ dẫn đến tình trạng bất kính Pháp. Khi Phật và Pháp bất kính rồi thì chắc chắn rằng Tăng là tập thể truyền thừa và truyền bá con đường đó sẽ không còn ai quan tâm, thậm chí có thể phỉ bán. Bất kính đối với Tam bảo làm Chánh pháp bị giảm thọ, khi bất kính với Tam bảo rồi thì bỗng dưng là đời sống đạo đức của họ sẽ bị giảm thiểu liền, thế thì họ trở nên cống cao, ngã mạng và bất chấp về nhân quả đạo đức mà người đó có thể có trong cuộc đời. Cho nên họ đâu có nhu cầu tu tập thiền định để chuyển hóa thân tâm. Nó là một phản ứng kéo theo rất là lớn. Bản chất của sự cường thịnh Chánh pháp là nằm ở chỗ tất cả mọi hành giả Phật giáo phải kính Phật Pháp Tăng trong cách thế là hành trì đạo đức và phát triển thiền định. Rõ ràng không hề có một câu nào, một ý tưởng nào trong đoạn này nói rằng là có người nữ hay là tính cách âm thịnh thì Chánh pháp sẽ suy, hổng có. Đoạn thứ 2 trong kinh Tương Ưng, tập 2 trang 466 nói: Giáo pháp của Phật sẽ bị Mạc khi một vị đệ tử nghĩ rằng không cần thiết phải nghe Chánh pháp, không cần thiết phải học Chánh pháp, không cần thiết phải hiểu Chánh pháp. Đặt câu nói này trong bối cảnh hiện tại khi mà rất nhiều chư vị tôn túc Phật giáo rất là thành kiến với truyền thống đi học, đặt biệt là thế học của những người xuất gia trẻ đó thì chúng ta thấy đó là một điều đáng tiếc. Bởi vì học thế học sẽ tạo ra một tiền đề và nền tảng về kiến thức giúp cho hành giả có thể hiểu đạo Phật, học đạo Phật một cách nhanh chóng hơn. Ai có kiến thức thế học nhiều sẽ đi vào Phật học rất là nhanh. Đó là điều chắc chắn. Và hiểu Chánh pháp, không nghe Chánh pháp, không học Chánh pháp thì chắc chắn rằng Chánh pháp sẽ bị giảm thiểu. Bởi vì nó sẽ trở thành các vật quý ở trong một viện bảo tàng chứ không có giá trị hiện thực cho cuộc sống, và những người đó, đoạn văn này nói tiếp chỉ cần nghe những bài ca, các thơ ca, lời thế tục và đọc sách thế gian vẫn có thể có hạnh phúc. Ai hiểu như vậy thì Chánh pháp sẽ bị giảm thọ. Đây là lời tuyên bố trong kinh của đức Phật. Đặt cái khuynh hướng đó trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau liên hệ đến sự suy thối Phật giáo trong các giai đoạn lịch sử thì chúng ta thấy là có một số khuynh hướng bây giờ tu sĩ không thích nghe nhạc Đạo, cũng không thích nghe giảng, nghe giảng chút xíu cái muốn buồn ngủ đòi về. Chánh pháp thì không có dở, diễn đạt thì có thể có dở, nhưng mình nghe Chánh pháp chứ đâu nghe cách thức diễn đạt đâu mà sợ phải hông nè. Và có khuynh hướng là nghe nhạc đời nhiều lắm. Hầu như là người ta thấy nhạc đời là một nỗi hấp dẫn lớn lắm. Nhạc Đạo có vô số, bây giờ tại Việt Các bài nhạc đạo đó phổ từ kinh cũng có những vị cao, mặc dù nhạc thì nó không hay bởi vì đức Phật dạy là đừng có nghe những gì mê hoặc lỗ tai, bởi vì nó nhận ra sự chấp trước, cho nên nhạc đạo dở dở là tốt chớ nó hay quá mình mê mẫn. Mà nó hay về nội dung là tốt chứ nó hay về nhạc thì mình chỉ nghe nhạc thôi chứ mình không nghe lời, nó nguy hiểm lắm. Ở trong kinh Tăng Chi tập 3, trang 98 có một đoạn như thế này: Này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Cư sĩ nam, cư sĩ nữ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Đạo sư, không tùy thuận Pháp, không tùy thuận Tăng, họ đã sống phóng dật không có tiếp đón miềm nở và bày tỏ lòng kính với nhau. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên khiến cho khi Như Lai nhập diệt Diệu pháp không còn tồn tại lâu dài. Tục ngữ sống tùy thuận là sống trong hành trì những gì mình được học. Hành trì một cách có phương pháp, hành trì một cách đúng phương pháp, đó là tùy thuận. Và ở đây, chúng ta bỏ mất khuynh hướng sống hành trì về những gì mà Như Lai đã dạy, với những gương hạnh mà Như Lai đã sống, với những đức tính mà chư Tăng đã làm. Do đó Chánh pháp bị giảm thôi. Và nhất là các thành viên trong Tăng đoàn với nhau, không có niềm nỡ đón tiếp nhau, không vui vẻ với nhau mà phân chia theo ý thức hệ chính trị, theo ý thức hệ giáo hội, theo ý thức hệ giáo phái, theo ý thức hệ vùng miền, theo ý thức hệ thân và không thân v.v… Do đó Chánh pháp sẽ bị giảm. Và cũng trong kinh Tăng Chi tập 1, trang 113, đức Phật nói: “Có hai pháp đưa đến sự hỗn loạn mê mờ và biến mất của Diệu pháp. Thứ nhất, văn cú bị đảo ngược; Thứ hai, ý nghĩa Chánh pháp bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thì ý nghĩa bị hiểu lầm. Hai pháp này đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của Diệu pháp; đó là văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hiểu một cách chân chánh. Rõ ràng ở đây chúng ta thấy cơ hội hiểu đúng Chánh pháp theo môt cái trật tự văn phạm đễ dẫn đến giải thích một cách đúng đắn về nội dung và ý nghĩa đã làm cho hành giả có tiến trình hành trì nhanh chóng và có kết quả tốt, bằng không giá trị của chánh pháp dù cao siêu huyền diệu cũng giống như axit đậm đặc, bị người ta quên lãng vì khó quá. Mà dựa vào lới nói này, các nhà hoằng pháp, các nhà giáo dục hiện đại như là quý thầy cần phải có một tiến trình cách tân là dịch kinh điển ra ngôn ngữ tiếng Việt (38p:35s) và nếu ai là người Tây qui thì dịch ngôn ngữ ra ngôn ngữ Tây qui, dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau bằng một văn phong đơn giảng và dễ hiểu. Bỡi vì nếu như nghĩa lý không được hiểu thì Chánh pháp sẽ bị giảm thiểu tuổi thọ. Đây là lời tuyên bố rất là chuẩn xác trở thành kim chỉ nam cho nghệ thuật giáo dục và hoằng Pháp trong thời hiện đại. Rõ ràng nếu chúng ta đối chiếu với bốn điều trên không có điều nào nói rằng là Ni có mặt trong giáo đoàn sẽ làm giảm thiểu Chánh pháp mà chỉ nói về cung cách hành đạo, phương pháp làm đạo, cách thức hành hành trì và không hành trì dẫn đến thọ và không thọ của Chánh pháp mà thôi. Cho nên dựa vào hai cứ liệu hoàn toàn của một bài kinh Tăng Chi mà chúng ta đã thấy có hai quan điểm phân biệt, đứng về phương pháp luận và logich học, một nhà tư tương với một học thuyết không thể nào có mâu thuẫn trước và sau; nhất là đối với Như Lai Thế Tôn, chuyện mâu thuẫn đó không thể có. Bỡi vì, Ngài đã hết sạch hoài nghi vô minh là đã nhổ lên tận gốc rễ, tuệ giác đã hiển bày như vầng mặt trời lồng lộng ở trên không gian, các vầng mây mù không thể nào làm giảm ảnh hưởng của vầng tuệ giác đó được. Chúng ta phải tin tuyệt đối một trăm phần trăm như vậy thì chúng tã sẽ thấy rằng giữa những nội dung của Bát kỉnh pháp và những điều vừa nói này nó mâu thuẫn với nhau nhiều lắm. Từ mâu thuẫn đó cho phép chúng ta đặt vấn đề nó không phải do đức Phật nói, một dấu hỏi rất là lớn, dĩ nhiên đây chúng ta không có tôn vinh ai mà chúng ta làm một công việc nghiên cứu, mà nghiên cứu là phải khách quan. Dựa vào các dữ liệu đó rồi thì chúng ta đi qua phầu thứ hai là cái phần nhận định về Bát kỉnh pháp. Khi đi vào phần nhận định thì chúng tôi nêu ra theo tiêu chí, trước nhất là lý luận bảo vệ Bát Kính Pháp và sau đó lý luận phản biện Bát kính pháp, đi từng điều một rất là khách quan. Điều thứ nhất một vị Tỳ kheo ni một trăm tuổi hạ, phải cung kính đảnh lễ một vị Tỳ kheo Tăng xuất gia mới một ngày. Điều này đặt trong nền tảng của giới tính nhiều hơn là đạo đức, rõ ràng nếu chúng ta khách quan cứ hóa thân là một người không phải là Phật tử thì chúng thấy điều đó rất là khó có thể chấp nhận được. Cơ sở lý luận điều thứ nhất của Bát kỉnh pháp cho rằng Ni giới đi tu sau Tăng đoàn, do đó cung kính những vị sư huynh đi trước là điều không thể không có. Đó là đạo lý của con người nhỏ kính lớn, rõ ràng cơ sở lý luận này là quá hay phải không ạ. Vì Maha Ba-xà-ba-đề đi xuất gia sau các vị Tỳ kheo Tăng, đến năm thứ sáu thì đức Phật đã có khoảng mấy ngàn tu sĩ rồi. Cho nên cung kính những vị đó là tất yếu. Lý luận này rất là hay nhưng nó có những lỗ hỏng. Nếu như dựa vào trật tự của hạ lạp, người đi sau cung kính người đi trước mà không đặt trên nền tảng của giới tính thì rõ ràng không phải câu nói đó là một vị Tỳ kheo ni một trăm tuổi hạ phải cung kính một vị Tỳ kheo Tăng một hạ, mà phải nói như thế này: “tất cả những vị xuất gia phải giữ tôn ty trật tự của hạ lạp, không lấy trên tuổi đời, ai hạ lạp lớn làm sư huynh, ai hạ lạp nhiều thì làm bật niên trưởng và những vị đi sau phải tôn kính những vị tôn túc, đề có cơ hội gần gũi học tập chánh pháp. Đằng này chỉ nói là một trăm tuổi hạ, có nghĩa là lúc đó Maha Ba-xà-ba-đề cũng mấy mươi tuổi rồi, mà nói rằng một trăm tuổi hạ có nghĩa là một trăm năm sau lúc đó bã khoảng một trăm sáu mươi tuổi, phải cung kính một vị Tỳ kheo Tăng hai mươi tuổi mới gia nhập vào Tăng đoàn một ngày. Đạo lý vô cùng hoàn toàn đặt trên cơ sở của giới tính, chứ không phải là người đi sau cung kính người đi trước như cơ sở lý luận nó đã đặt ra. Đức Phật đã thường dạy chúng ta tương kính trên nền tảng của đạo đức và tuệ giác. Có một lần Như Lai Thế Tôn đến gặp những vị Bà la môn trưởng thượng. Cách chào hỏi của Ngài rất là khác với truyền thống Bà la môn, là phải quỳ xuống đưa bàn tay của mình vào trong lòng bàn chân của vị Bà la môn, rồi đưa lên đầu để bày tỏ lòng tôn kính. Đức Phật không làm như vậy. Đức Phật chỉ chào hỏi xã giao, những vị cảm thấy rất là bất bình và trong đó có người dùng những lời lẽ rất là nặng: Gotama là người vô giáo dục, Gotama là người thiếu đạo đức, bỡi vì là đã đi người với truyển thống tôn kính trong Bà la môn giáo. Như Lai Thế Tôn trả lời rất nhẹ nhàn: Thưa các vị tôn trưởng, chúng tôi thì sự tôn kính không nằm ở các hình thức biểu đạt thông thường, nó được thể hiện ở trong tâm con người, giá trị của con người không nằm ở tuổi cao tóc bạt mà nằm ở những gì mà người ấy đóng góp về phương diện đạo đức và tâm linh. Cho nên buộc một người nhỏ tuổi phải kính một người lớn tuổi chỉ vì tuổi tác không không đúng. Làm như vậy nó sẽ tạo ra cơ chế ở lâu lên lão làng và đó là bản chất tổ chức nó sẽ không tốt; phải có đạo đức, phải có giá trị, phải có tuệ giác thì chắc chắn rằng sự cung kính của người khác, những người đi sau mình sẽ được diễn ra một qui luật tất yếu. Theo cái ngữ cảnh này, chúng ta thấy rằng đức Phật không bao giờ chủ trương hễ làm nam thì được kính mà là nữ thì không được kính; mà Ngài nói là sự được cung kính hay không, nằm ở vai trò đạo đức và tuệ giác. Trong khi đó điều khoảng thứ nhất của Bát kỉnh pháp không có điều này, chỉ nói là tuổi hạ của Ni, tuổi hạ của Tăng chứ không nói là tư cách đạo đức của Tăng và Ni đó. Cho nên chúng ta thấy có những điều không phù hợp với chủ trương của Như Lai Thế Tôn. Cái thứ hai nữa theo bản dịch của HT. Minh Châu, chúng ta thấy là mỗi lần các vị Tỳ kheo tăng đối đáp với các vị Tỳ kheo ni nếu như các vị đó lớn tuổi hơn thì các vị Tỳ kheo tăng lại nói: thưa hiền tỷ. Chúng ta không thấy những lời nói mang tính cách là khiếm nhã bất khính, không có. Tôn kính nhau là bản chất của Tăng đoàn thì cái đó nó tạo ra cái phong thái rất là đàng hoàn đĩnh đạt của con người trong quan hệ giao tế mà. Kế tiếp nữa là trong Phật giáo Đại thừa, chúng ta thấy là tinh thần tương kính đặt trên tiềm năng Phật tính rất là lớn. Và hạnh nguyện của Bồ tát Thường Bất Khinh là chúng tôi không dám khinh quý ngài, chứ không nói là chúng tôi không dám khinh bọn bay, không có. Tao không dám khinh bọn bay. Chữ đó là phải dùng chúng tôi không dám khinh quý ngài. Cho dù người đó là không có lương tâm, nhứt xiểng đề, phá hoại Phật pháp; mà ngài vẫn nói rằng chúng tôi không dám khinh quý ngài, vì chúng tôi thấy được rằng tiềm năng Phật tính trong ngài có thể làm ngài trở thành con người đàng hoàn đứng đắn. Cho nên tôi kính ngài trước để nhắc ngài về chuyện đó. Ngài hãy sống với tiềm năng đó. Đó là đạo lý của đại thừa, đạo lý của nhà Phật nói chung. Do đó, chúng ta không bao giờ thấy bất cứ một cái gì mang tính cách là bất tương kính thông qua cơ sở của giới tính. Kế tiếp là nếu chúng ta nói rằng là các vị Tỳ kheo ni cần phải tôn kính đảnh lễ tăng là để cho họ giảm bớt đi cái lòng ngã mạng thì thông qua sự cung kính đó, chư Tăng có bị tăng cường lòng ngã mạn hay không? (46p:06s). Hay là mình vẫn tự hào rằng tôi là Tăng cho nên phải được nhận sự cung kính của Ni mà Ni nào gặp mình mà không chào, không xá, không hỏi thì nói rằng bà này ngã nạm cống cao lắm. Như vậy là mình đang tán dương bản ngã của mình. Còn nếu như là mình thảng nhiên thì rõ ràng dù họ có kính mình hay không kính mình thì chuyện đó mình không có quan trọng. Tại vì đức Phật đã dạy trong kinh là trước những lời cung kính và tiếng khen của người khác, chúng ta không nên bận tâm. Còn đằng này chúng ta bận tâm, bận lòng nhiều lắm. Kế tiếp là chúng ta nếu so sanh với ba lời nguyện của Trưởng lão Ca Diếp, chúng ta thấy tấm lòng khiêm hạ của Ngài lớn lắm. Ngài được xem là trưởng thượng trong Tăng đoàn sau đức Phật. Ngài phát nguyện như thế này: tôi nguyện sẽ chú tâm lắng nghe thiện pháp. Có nghĩa là tôn kính pháp một cách tuyệt đối, mà tôn kính pháp là tôn kính Phật, tôn kính pháp có nghĩa là tôn kính Tăng. Bởi vì Tăng là sản phẩm của pháp, sản phẩm của Phật, sanh ra từ miệng Phật, sanh ra từ Chánh pháp, hành trì Chánh pháp theo tinh thần kinh Pháp Hoa. Điều nguyện thứ hai tôi sẽ không bao giờ màn đến thân thể này, cho nên tôi sẽ sống rất là khổ hạnh để làm gương mẫu mực về sự thanh cao của người tu. Điều thứ ba rất là tôi nguyện sẽ tôn kính tất cả các vị xuất gia, dù tuổi đạo lớn hay nhỏ. Di nhiên ở đây ngài nói ngài tôn kính chung. Bất luận lớn và nhỏ, dĩ nhiên trong đó có luôn những người nữ. Tấm lòng khiêm hạ đó là một trong những bản chất làm cho con người trở nên đạo đức và thánh thiện. Chúng ta thấy đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đã phát huy được tấm lòng khiêm hạ đó một cách tuyệt đối theo tinh thần Thường Bất Khinh. Vào năm 1997, chúng tôi tham vấn ngài một lần. Theo truyền thống của người Việt Những bậc cao Tăng thường nhận sự tôn kính và thấy rõ tiềm năng Phật tính của người khác dù họ là ai. Những vị nhỏ phải tôn kính đảnh lễ vị lớn. Tôn ti trật tự này trong đạo Phật là một nguyên lý bất khả xâm phạm đến độ là giới luật dành cho người xuất gia và đặc biệt là Sa di. Nếu như trong đạo Phật không có hạ lạp thì không khác gì sự tụ họp của Bà la môn. Bản chất của sự khác nhau giữa Phật giáo và Bà la môn giáo là ở chỗ này, tức là quan trọng ở nơi hạ lạp cao hay thấp chứ kông phải ở sự phân biệt nam hay nữ, lớn hay nhỏ của tuổi đời. Chính vì thế, những vị xuất gia muộn nên lưu ý điểm này. Người đời thường có bản ngã rằng: ở đời tôi đã làm tướng tá, cha mẹ… nên không cần nghe lời ai. Đây là sai lầm, vì đời sống trong đạo Phật đặt trên nền tảng tâm linh chứ không phải trên nền tảng về vai trò xã hội. Trong điều khoản thứ nhất không hề nói một vị tỳ kheo ni 100 tuổi hạ phải cung kính đảnh lễ một tỳ kheo Tăng A la hán, vì đó là ứng cúng, đáng cúng dường mà, nên mình đảnh lễ cúng dường là chuyện thường. Còn đây chỉ nói nói hễ là một vị Tăng chỉ một tuổi hạ là mình phải cung kính đảnh lễ. Rõ ràng, ở đây không có gì là bình đẳng trong trỏng cả. Cuối cùng chúng tôi muốn chia xẻ cùng quý vị một sự kiện lịch sử rất quan trọng, khi cảm nhận được rằng tuổi của mình đã bắt đầu lớn và sự gần đất xa trời sẽ diễn ra chỉ trong vài ba ngày thôi, Ma ha Ba xà ba đề đã đến thăm viếng Như Lai lần cuối. Không phải do bà thăm trước, nhưng vì đôi lúc Phật sự nhiều, đôi lúc chư Tăng cũng không báo về sự kiện bà bị bệnh và bà biết bà không thể qua khỏi nên bà đi thăm trước. Thần thông của đức Phật đừng cường điệu theo cách thức là được biết 24 giờ trong một ngày, là chuyện không có. Trong kinh đức Phật nói rõ: Những bậc tự xưng là ta có toàn trí ngày cũng như đêm luôn luôn sống trong tỉnh thức và tuệ giác trọn vẹn, đó là những người tuyên bố rỗng (51p:19s). Qua những điều đó, chúng ta thấy rằng rõ ràng tấm lòng từ bi tuệ giác của đức Phật rất là lớn, Ngài là nhân vật đầu tiên trong lịch sử tôn giáo của Ấn Độ nói riêng và của toàn thế giới nói chung đã chủ trương tạo cơ hội bình đẳng cho người nữ. Đạo Phật nổi tiếng từ học thức bình đẳng này. Sự kiện đó đã được diễn tả rất là ấn tượng, là Như Lai đã giảng kinh thuyết pháp cho bà, mong cho bà có một cơ hội tái sanh làm Phật sự lớn hơn và chính bản thân Như lai đã đưa tiễn Maha Ba xà ba đề đến tận cổng của tịnh xá. Chưa bao giờ ngài đã làm chuyện đó với ai. Như vậy là ngài đã bày tỏ lòng tôn kính với dì mẫu của ngài. Và điều đó cho thấy rằng là đạo lý hiếu thảo ở ngài đã được thống nhất từ lúc ngài thành lập ra học thuyết đạo lý hiếu thảo. Và nó cũng hoàn toàn phụ hợp với kinh điển Vu lan báo ân phụ mẫu của Đại thứa đó là ngài đã đảnh lễ đống xương khô, trong đó đã tứng có ông bà cha mẹ tổ tiên của ngài từ nhiều kiếp về trước. Rõ ràng là nó không có gì mâu thuẫn. Nếu như chúng ta thấy là sự kiện chấp nhận cho Ni đoàn vào đó bằng những điều kiện vừa nêu. Chúng ta thấy mâu thuẫn với đạo lý hiếu thảo, mâu thuẫn với sự kiện này. Một bậc tuệ giác Như Lai Thế Tôn thì không thể nào vừa chủ trương như thế này, sau đó lại chủ trương thế khác. Trước và sau đối lập, chuyện đó là chuyện mà không thể nào đối lập. Cho nên dựa vào các yếu tố đó, chúng ta thấy rõ ràng cái này được tạo ra như là một cái phản ứng đối lập giữa Ni bộ và Tăng bộ trong một giai đoạn lịch sử nào đó mà phải gán ghép vào lời của Như Lai Thế Tôn để người ta không có cơ hội nào để biện hộ được (53p:29s). Bắt buộc phải chấp nhận, dĩ nhiên sự chấp nhận này vẫn có lợi cho Ni chứ không phải là nó không có lợi. Nhưng mà nó không có lợi cho tổng thể Phật giáo và cho đại cuộc của Phật giáo. Cho nên nếu chúng ta tin tưởng mà không có đặt vấn đề Bát kỉnh pháp thì chúng ta sẽ làm và giáng tiếp tiếp tay, làm cho đạo Phật mất đi vai trò độc tôn từ vị trí chủ trương học thuyết bình đẳng trên đạo đức, trên giới tính, trên tâm linh và trên sự chứng đắt. Điều thứ hai là ni không được an cư ở nơi không có Tăng. Cơ sơ lý luận bảo vệ cho rằng là điều khoảng này mang tính bảo hộ an ninh và phạm hạnh thì rõ ràng đó rất là chính xác. Bởi vì trong giai đoạn trong quá khứ trong giai đoạn thời của đức Phật, tính an ninh rất là bấp bênh. Nói chung là những chỗ nào mà sự phát triển về cơ chế, định chế xã hội chưa có vững thì an ninh là một vấn đề. Do đó chư Tăng phải bảo hộ những người yếu hơn mình như là một trong những hạnh nguyện dấng thân. Lý luận phản biện như thế này: Liệu là cái nhu cầu bảo vệ đó có cần thiết trong thời đại ngày hôm nay hay không? Khi mà chư Ni đã có những cái chùa riêng và chùa của họ lớn hơn chùa của Tăng và họ cũng đâu hề có lời thỉnh cầu bảo hộ nào đâu, mà mình cũng chưa hề bảo hộ họ lần nào, ngày nào cả. Họ muốn bảo hộ, họ điện thoại lên công an, công an xuống lo hết trơn (54p:55s). Hoặc là an ninh văn phòng, họ xuống sẽ làm hết hà. Vệ sĩ, bây giờ có công ty về sĩ nhiều lắm. Mà trên thức tế thì chúng ta cũng chưa từng bảo hộ họ chuyện đó đối với truyền thống Bắc tông. Đối với truyền thông nam tông hiện nay thì các nữ tu thì vẫn còn ở trong phạm vi của một ngôi chùa Tăng và được sự bảo hộ của Tăng. Còn trong truyền thống Đại thừa thì cái cơ chế đó đã không còn nữa. Nếu chúng ta đặt sự kiện này ở trong ngữ cảnh của Đài Loan, trong vài năm nay thì sự vận động bác bỏ Bát kỉnh pháp đã được diễn ra ở một bình diện toàn quốc, lớn lắm. Các vị Ni đã tứng lý luận như thế này. Nếu nói về ngôi chùa đâu tiên Đài Loan thì phải nói rằng đó là chùa ni. Giáo đoàn đầu tiên tại nước này là giáo đoàn Ni, chứ không phải giáo đoàn Tăng. Họ cũng đâu nhờ giáo Tăng nào bảo hộ đâu. Họ tự xây chùa, họ tự vận động, họ tự bảo hộ, họ tự hoằng pháp. Họ đâu cần ai bảo hộ đâu mà mình cứ nói là bảo hộ họ. Trên thức tế thì họ còn bảo lãnh mình qua nữa. Đó là những cái lý luận đang diễn ra ở Đai Loan hiện nay rất gay gắt. Chúng ta phải xét một sự kiện rất là quan trọng, lịch sử ra đời của truyền thống an cư (56p:11s). Chúng ta biết là Bát kỉnh pháp được thành lập vào năm thứ 5 hoặc năm thứ 6 sau khi thành lập đạo. Trong khi đó hệ thống của an cư kiết hạ, những điều khoảng về định tội, trị phạt, tự tứ, bố tát được thành lập theo đại đa số các bộ luật đó là năm thứ 20 sau khi đức Phật thành đạo. Rõ ràng chúng ta thấy có một cái mâu thuẫn về tính thời gian, không có logic với nhau. Đó là chưa nói đến sự kiện ở trong 20 năm đâu, ít nhất là 19 năm đầu, cơ chế thành lập Tăng đoàn dựa trên nên tảng qua một câu kêu gọi rất là đơn giản đó là: Thiên lai Tỳ kheo – này Tỳ kheo hãy lai đây. Sự mời gọi đó đã làm cho họ trở thành một vị xuất gia, một thành viên của Tăng đoàn. Không có hệ thống giới luật bởi vì lúc đó, toàn là nhưng người căn cơ cao thường, nghe một bài pháp hay hai bài pháp có thể chứng đắc được đạo quả rồi. Giới luật được thiết lập sau 20 năm. Hệ thống an cư, bố tát, định tội, trị phạt cũng nằm trong năm 21 trở đi. Trong khi đó ở năm thứ 6 này, chúng ta đã nghe cái câu điều lệ thứ hai: Ni không được tổ chức an cư ở những nơi không có Tăng. Chúng ta thấy nó vô lý không? Thời điểm đó làm gì có cơ chế an cư mà có nội dung đó. Từ đó chúng ta có thể khẳng định được rằng câu nói này, nó được ra đời từ thời Phật nhập niết bàn. Còn nó nằm ở trong lần biên tập thứ nhất thứ hai, thứ 3 thừ 4 thì không ai đám xác quyết. Bởi vì với lòng tin tưởng và tuệ giác của các bậc A la hán thì các ngài không thể có những cái nhìn giới hạn về giới tính như vậy được. Mà lần biên tập đầu tiên toàn là nhưng bậc A la han không. Cho nên chúng ta pải có niềm tin tuyệt đối vào đại A la hán là tuệ giác, giống như các vị đại Bồ tát không thua không kém. Cho nên tình trạng đó có thể được đưa vào sau thời kỳ biên tập kinh điển lần thứ nhất. Bằng không chúng ta thấy nó vô lý, làm gì có giới luật mà nói có an cư và nó kéo theo các điều khoản 3,4 và 5 cùng chung cấu trúc này. Điều thứ 3 là các Tỳ kheo ni phải thỉnh giáo giới trong các kỳ Bố tát. Tức là cứ mỗi ngày Bố tát như vậy, các vị Tỳ kheo ni phải có vai trò trách nhiệm đến học hỏi. Bởi vì nó là qui luật giáo dục và qui luật học và đó là một trong những truyền thống cách tân so với truyền thống Ấn Độ giáo lúc bấy giờ. Lý luận bảo vệ nằm ở chỗ là nữ yếu kém về học thuật, nữ bị vùi dập về cơ chế xã hội, cho nên tới học như vậy là cơ hội rất quý để nâng cao trình độ nhận thức của họ. Cho nên họ tới để học trong những dịp Bố tát là một trong những điều không thể nào không có. Nhưng mà trên thực tế, chúng ta thấy rằng không phải bất kỳ chư Tăng nào cũng được thỉnh giáo giới. Chỉ có một số tăng già giỏi về giới luật. Thông thường là tôn giả Ưu Ba Ly được tới thỉnh giáo giới, còn những vị khác thì không thấy. Trong khi đó giáo đoàn của Tỳ kheo ni sau những lịch sử biến thiên, không còn giống như cấu trúc của xã hội Ấn Độ nữa. Tức là ni được học ngay từ lúc mới vào chùa chẳng những học Phật pháp mà còn học luôn cả thế học, có thể nghiên cứu viết sách dịch kinh. Như vậy là họ đâu cần có cái nhu cầu để thỉnh giáo giới. Lấy một cái điều khoản được ra đời từ nhiều thế kỷ về trước để áp dụng cho cơ chế xã hội hiện tại, đôi lúc nó không cần, mà trên thực tế nếu có làm thì cũng làm cho ngoại lệ qua loa. Nó đâu có ý nghĩa gì đâu. Chủ nghĩa hình thức là điều nên cấm kỵ. Trong các lễ Bố tát thì chúng ta thấy là bản chất của Upasatha nếu phân tích theo từ nguyên là ngồi lại gần với nhau để học hỏi. Cơ chế ngồi lại gần với nhau là một cơ hội quý báu cho thiết lập được tính cách hòa hợp ở trong Tăng đoàn (1h 00p:19s). Nếu như mỗi người đi một ngã, không ai gần gũi ai thì làm sao có thể chia sẻ, thông cảm, hợp tác, hỗ trợ, phát huy, cho nên phải ngồi lại với nhau. Chính vì thế mà đức Phật dạy Tăng chúng phải thường xuyên hội họp, mà hội họp thì liên hệ tới cái ngồi chứ không lẽ hội họp mà đứng. Cơ chế của Bố tát là một trong những cơ hội để hòa họp. Nếu chúng ta hiểu thì cứ mỗi một kỳ Bố tát, Ni chúng gặp Tăng chúng để có thể chia sẻ những kinh nghiệm, mà có thể họ còn non kém trong vấn đề hoằng pháp, giáo dục quần chúng. Lúc bấy giờ sự giáo giới đó có giá trị rất là hay, tạo ra cơ chế giáo giới về phương diện hình thức thì nó không có ý nghĩa gì cả. Điều thứ tư là Ni phải làm lễ Tự Tứ, tự nói lỗi của mình trước hai bộ Tăng và Ni về ba vấn đề thấy, nghe và nghi. Cái lý luận nói là muốn bảo vệ nhân cách và đạo đức, người ni phải mời người khác để nhận xét về mình. Rõ ràng cơ hội đó đã tạo ra sự hoàn thiện ở con người dám mạnh dạn thấy lỗi của mình. Nhu cầu này là nhu cầu rất là lớn. Phần phản luận chúng ta thấy nó rất là vô lý. Nếu như tự nói lỗi để hoàn thiện nhân cách của mình, thì tại sao chỉ có Ni mới tự nói lỗi, còn Tăng không tự nói lỗi. Còn nếu như là nói lỗi trước hai bộ Tăng và Ni để cho có nhiều người có ý kiến nhiều hơn thì mình sẽ được hoàn thiện nhiều hơn, thì tại sao chư Tăng không làm việc đó tương tự? Có nhiều người nói rằng Ni nghiệp cảm nặng. Câu nói đó là câu nói cửa miệng của rất nhiều người, tôi mà thấy chư Ni xuống làm bếp thì nói: ồ ni nghiệp nặng nên mới xuống làm bếp. Mình đì người ta xuống làm bếp rồi nói người ta nghiệp nặng. Nói theo nhà Phật đi làm bếp phục vụ bao tử cho người khác là nghiệp rất là lớn, là nghiệp công đức chứ không phải là nghiệp nặng. Vì mở được cơ hội cho người tu tập thì làm sao là nghiệp nặng được. Quý vị không tin cứ lên chùa Hoằng Pháp sẽ thấy nhiều người phát tâm nấu cơm cho mấy ngàn người tu, nghiệp của họ là công đức vô cùng vô tận, không thể là nghiệp nặng được. Nghiệp nặng theo kinh điển nhà Phật là giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu, phá vỡ hòa hợp Tăng. Làm công đức đó mà nói là nghiệp nặng thì nguy hiểm lắm. Chúng ta thấy có nhiều lý luận tưởng chừng như thích hợp lắm, nhưng trên thực tế có nhiều phát sanh. Vấn đề mấu chốt nữa là vấn đề mời gọi chư Tăng chỉ điểm ba việc thấy, nghe và nghi dựa vào tư tưởng kinh điển nhà Phật nó không thích hợp? Chúng ta thấy trong kinh tạng Pali, đức Phật dạy trong sự tu tập, các hành giả phải kiểm thúc sáu giác quan của mình, khi tiếp xúc thì nên hạn chế tối đa nếu không có việc cần. Nếu như phải tiếp xúc thì đừng bao giờ để cho các giác quan của mình đặt trên nền tảng ái nhiễm. Và nếu như phải tiếp xúc mà cơ hội đó có thể diễn ra thì Ngài đã dạy cái mẹo vặt, đừng bao giờ quan sát tướng chung và tướng riêng. Tức là một người nam mà quan sát những đặc điểm, những cá tính, sở trường và sở đoản của người nữ thì lâu ngày dày tháng tình cảm cũng phát sanh. Bởi vì việc quan sát sẽ tạo ra hệ lụy. Và sự nghe ngóng cũng vậy, nếu như nghe âm thanh của người kia nhiều quá thì bỗng dưng mình có cảm giác đam mê. Trong kinh Tăng Chi đức Phật nói, Như Lai Thế Tôn chưa bao giờ nhìn thấy cái gì hấp dẫn cho bằng lời của nam nói với nữ, lời của người nữ nói với người nam. Như Lai Thế Tôn chưa bao giờ thấy cái gì hấp lực lớn cho bằng nhan sắc của người nữ đối với người nam và ngược lại. Đức Phật không bao giờ khuyên chư Tăng hãy quan sát chư Ni để chỉ điểm cho họ về thấy nghe và nghi, không có. Làm sao có chuyện đó? Nếu mà làm chuyện đó thì cái ái nhiễm sẽ diễn ra lớn lắm, mà Ni phải tự quan sát Ni. Đức Phật dạy mỗi người phải phản quan chính mình về các giác quan, thông qua thiết lập chánh niệm tỉnh thức trong từng cử chỉ đi đứng, nằm, ngồi. Tự quan sát mình, tự hoàn thiện mình chứ Ngài không có kêu là phải đi quan sát dùm. Chẳng lẽ, mấy ông thầy tối ngày đi rình mấy bà Ni làm gì, rồi đến cái ngày Bố tát mới chỉ điểm thấy nghe và nghi thì vô lý. Còn không thôi tối ngày cứ đi nghe ngóng coi bà đó bả làm gì. Rất là vô lý, chúng tôi thấy nó ra sao đó. Chúng ta nói là Tự tứ là hoạt động dân chủ cầu tiến trên cơ sở nhận lỗi và sửa lỗi, nó là cái cơ chế để phát huy đạo đức lớn lắm, và như vậy là nhu cầu của tất cả mọi người chứ không phải chỉ có nam hay là nữ hay là đặc biệt của người nữ. Điều thứ năm, Ni phạm giới Tăng tàng, phải thực hiện hình phạt ý hỷ nửa tháng trước hai bộ Tăng và Ni. Tức là Tăng tàng được xem như là gần mất đi phẩm hạnh của người xuất gia. Tổn thất về tính cách phạm hạnh đó có thể ở mức độ nghiêm trọng cho tình trạng mất đi tánh mạng. Cho nên trong trường hợp đó phải đi sám hối trước hội đồng Tăng và Ni để cho ý thức về lỗi lầm đó được mọi người biết làm cho mình thúc thủ và làm mới cuộc đời, đổi mới cuộc đời. Rõ ràng sự phục hồi tư cách thanh và tịnh của một người trước việc ăn năn hối lỗi làm những pháp ý hỷ, tức là làm cho Tăng đoàn cảm thấy rằng từ nay về sau mình không bao giờ tái phạm, từ nay về sau mình phải trở thành một con người gương mẫu, thì lúc đó họ chấp nhận thì tư cách phạm hạnh của Tăng mới được phục hồi, rõ ràng đó là một nhu cầu rất là lớn, tốt lành. Nhưng nếu chúng ta đặt ra cái cơ chế là ý thức bản thân về tội lỗi, ý thức xã hội về tội lỗi làm cho mình không dám phạm theo; cái cơ chế tâm lý học mà đức Phật đã nói là ai có lòng cảm thấy khó chịu về lỗi lầm của mình, hoặc khi là người khác biết về tội lỗi của mình, cảm thấy nó bị tổn thất lương tâm thì bỗng dưng người đó sẽ xa rời được tội lỗi. Rõ ràng cái nhu cầu đó cần phải được áp dụng cho hai giới Tăng và Ni cho mọi người. Chúng ta cứ lý luận trên cái cơ sở biện hộ thì chúng ta thấy rằng nó rất là hợp lý. Cho nên ai muốn cầu tiến là phải mời gọi người khác càng nhiều càng tốt, họ chỉ điểm cho mình, rồi mình phải gọi là ăn năn hối lỗi làm những việc tốt thì chắc chắn rằng cái đó nó sẽ dẫn đến hỗ trợ rất là lớn trong sự tu tập. Điều thứ sáu là Thức-Xoa-Ma-Na phải tuân thủ các học giới trong vòng hai năm trước khi thọ giới Tỳ-kheo-ni và phải được sự đồng thuận của hai bộ Tăng và Ni. Thức Xoa-Ma-Na trong tiếng Pali gọi là Sikhamana, chữ hán thường dịch là Chánh học nữ, tức là người nữ đang có nhu cầu học hỏi các điều đạo đức để trở thành một bậc chân nhân, một bậc giác ngộ và giải thoát. Cơ cấu của Ni đoàn khác với Tăng đoàn ở chỗ không có cái vị Sa-di ni tuổi nhỏ như La-hầu-la. Lúc đó sau khi cái cơ chế Tăng đoàn được gia tăng về số lượng thì những vị Tỳ-kheo ni từ thiện lai Tỳ kheo ni trở thành cái cơ chế là phải có hai năm dự bị để tập sự việc tu học giới pháp. Lúc đó họ phải học tất cả những điều khoản giới luật của Tỳ-kheo-ni. Ví dụ họ học về Ba-la-di, về Tăng-tàng, về tất cả những điều khoản còn lại, nhưng họ vẫn không được tham dự lễ Bố-tát và quyết định về những chương trình chính sách của Tăng đoàn yết-ma. Họ không đủ tư cách để tham dự. Chúng ta thấy cái giai đoạn chánh học nữ này là giai đoạn phát triển về sau này chứ không phải giai đoạn của sáu năm đầu. Về sau dần dà cơ chế Tăng đoàn ni đã được củng cố bằng cách thiết lập thêm Sa-di ni, tức là Thức-xoa-ma-na ni có trước Sa- di ni. Vì sáu học giới mà Sa-di ni học là gì? Là năm điều khoản đạo đức của người tại gia và không được ăn phi thời. Có sáu giới thôi, thua Bát quan trai giới nữa. Sa-di đến 10 giới. Dựa vào nội dung thì chúng ta biết rằng vai trò vị trí của Thức-xoa-ma-na về lịch sử ra đời trước Sa-da-ni. Sau này kiện toàn bộ máy Ni đoàn thì họ mới thêm Sa-di-ni vào. Bởi vì Sa-di-ni nó ứng với Sa-di tuổi nhỏ, mà tuổi nhỏ thì đâu có nhu cầu như là những vị lớn và chưa có cần thiết để chuẩn bị trở thành vị thầy. Họ không cần phải học nghiên cứu về bản chất của giới luật để họ nắm vững trước, trước khi họ quyết định. Lý luận bảo vệ cho rằng là bởi vì cái điều khoản này nó có nguồn gốc lịch sử. Có một vị Sư cô tên là Sanghamita đã trở thành Tỳ-kheo-ni trong tình trạng không biết mình đang mang thai, bởi vì cô ta đã từng có một tình duyên lận đận. Tình duyên đó đã để lại cho cô ta một cái hoa trái của tình duyên bất đắc dĩ. Cho nên khi vào chùa rồi thì cái đó nó ngày càng lớn, khi mà điều nghiêng về tình trạng này không phải là cô ta phá giới phạm trai gì cả, mà cô ta đã từ bỏ cái đó để tìm kiếm con đường tâm linh giải thoát, cho nên cô ta vẫn được chấp nhận nuôi dưỡng. Đứa con đó được sinh ra có sự chăm sóc bảo hộ của Ni đoàn. Từ tình trạng đó người ta đã tạo ra một cái cơ hội là hai năm để phòng hờ, không biết trong thời gian đó có chuyện gì ngoài ý muốn không, nếu có là không cho xuất gia nữa. Cho nên hai năm đó là hai năm để thử nghiệm thôi. Đó là cái nguồn gốc lịch sử. Về sau này, hai năm này được xem là hai năm cần thiết để học tập giới luật trước khi mình quyết định đi con đường trở thành một vị tu sỹ nữ. Nếu chúng ta đối chiếu phân tích về tính thời gian của các điều luật của Thức-xoa-ma-na ni và Tỳ kheo ni, chúng ta thấy nó không hợp lệ. Bởi vì trong thời đại của đức Phật cũng giống như điều thứ hai là vấn đề của Thức-xoa-ma-na ni chưa có. Trong 6 năm đầu chưa có, mấy mươi năm sau mới có. Như vậy, chúng ta thấy biết là điều thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm của Bát kỉnh pháp liên hệ đến nội dung của mấy chục năm sau, tối thiểu là sau năm thứ 20 kể từ khi Như Lai Thế Tôn thành đạo. Như vậy, bản chất của Bát kỉnh pháp là đang nằm trong vòng nghi vấn rất là lớn. Điều thứ bảy là Tỳ-kheo-ni không được chỉ trích và chửi bới chư Tăng dù với bất kỳ lý do gì. Lý luận bảo hộ cho rằng không thể nào chấp nhận về phương diện đạo đức, khi một vị Ni với tư cách là một người học trò chửi bới các vị giáo thọ của mình. Bởi vì nó liên hệ tới một sự kiện lịch sử là có một vị Tỳ-kheo-ni đã chửi mắng rất nặng nề Tôn giả Ưu-ba-li, khi Tôn giả này đã đến giáo giới họ. Họ chẳng những không nghe mà nổi cáu sân hận quá nên đã trút những lời không đẹp đẽ gì cả. Những vị Tăng xuất gia trước, Ni xuất gia sau thì khi xuất gia sau thì mình phải học giáo pháp ở những người đi trước. Mà khi mình học thì mình phải ơn nghĩa, chứ làm sao dám phê bình chỉ trích phải không; có góp ý thì được, chỉ trích thì không. Cho nên, sự kiện lịch sử đó có thể chấp nhận được, giá trị đó có thể chấp nhận. Nếu chúng ta phân tích về nội dung chúng ta thấy mâu thuẫn, bởi vì đức Phật dạy dù Tăng hay Ni, tại gia hay xuất gia phải hành trì pháp ái ngữ, tức là nói với tất cả lòng tôn trọng hiểu biết và lòng có từ bi. Chúng ta chỉ góp ý chứ không chỉ trích, chúng ta chỉ nâng đỡ chứ không có trù dập, chúng ta cảm thông chứ không có trách móc. Khi một người nào đó học hạnh ái ngữ rồi thì làm gì có những lời chửi bới nữa. Chửi bới không còn là tu sỹ nữa, sân hận bất quá nhựt – nếu có phải cau có nổi nóng thì đừng bao giờ nuôi nó quá một đêm. Nuôi nó quá một đêm thì có thể tai biến mạch máu não rồi, nguy hiểm lắm. Chỉ cần đưa học thuyết về ái ngữ thôi, chúng ta thấy rằng là cái nhu cầu giao tế bằng những lời lẽ rất đẹp lòng nhau không thể tạo ra những lời phê bình chỉ trích lẫn nhau được. Do đó, nó phải được áp dụng chung cả hai tình huống Tăng và Ni, tức là bên nào cũng phải dùng ái ngữ, chứ không phải chư Ni thì phải ái ngữ, còn chư Tăng thì muốn nói sao thì nói. Rõ ràng đức Phật đâu bao giờ dạy như vậy. Dĩ nhiên, là nếu như chư Ni phải chấp nhận trong mọi tình huống không đựợc phê bình chỉ trích chư Tăng đó, thì chúng ta thấy đó là một trong những cơ hội để huấn luyện lòng nhẫn nhục phải không ạ. Nhưng nhẫn nhục trong tiêu cực. Chúng ta thử đặt ra một tình huống, nếu như một vị ni nào đó bị chư Tăng ứng xử bất công thì sao, im lặng hay lên tiếng và lên tiếng như thế nào để không dẫn đến sự phá hòa hợp Tăng và vẫn sân hận như một ngọn lửa thiêu đốt an vui và hạnh phúc. Cho nên nói bằng sự thật và nói trong lòng xây dựng, nếu như chấp nhận điều đó thì quả thật đức Phật là người chủ trương bất công, thì Ngài đâu còn là người chủ trương bình đẳng nữa. Trên thực tế, ai cũng thừa nhận rằng Như Lai Thế Tôn là người đầu tiên dấy lên phong trào bình đẳng giới tính dẫn đến tình trạng bình đẳng đạo đức, bình đẳng tâm linh, bình đẳng chứng đắc; những vai trò bình đẳng chưa từng có trong lịch sử của loài người và cho đến bây giờ chưa chắc các tôn giáo khác đã có. Điều qui này hoàn toàn trái ngược với học thuyết nhẫn nhục: “ai chửi bới gì chửi bới, mình không được nói”. Cho nên đức Phật nói, nếu như người ta nói sai mình phải xác định trong kinh Trường bộ: “Những điều này không có trong chúng tôi, chúng tôi không hề làm những điều này.” Ngài nói rất là rõ, chứ Ngài không bao giờ dạy chúng ta im lặng tiêu cực. Các Tổ có thể dạy, chẳng hạn như luận Bảo vương tam muội: “Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là hèn nhát.” Đó là Tổ dạy chứ Phật dạy không có. Phật nói: khi mà mình bị hiểu sai thì mình phải trình bày chân lý, còn nghe hay không nghe là thuộc về quyền của người. Lúc đó, chúng ta tháo được cái gút ở nội tâm của mình còn người kia gút là chuyện của họ thôi. Chúng ta không có bị lỗi hay trách nhiệm gì ở trong đây. Điều này nó hoàn toàn trái ngược với học thuyết bình đẳng, học thuyết nhẫn nhục và học thuyết giữa những lời thị phi chỉ trích mà đức Phật đã từng dạy chúng ta trong kinh Trường bộ và Trung bộ. Điều thứ tám là chư Ni không được phép quở trách khuyên lơn chư Tăng, nhưng chư Tăng được quyền quở trách chư Tăng. Cái lý luận bảo vệ: đó là tại vì muốn cho chư Ni thể hiện lòng tôn kính tuyệt đối với Tăng đoàn, vì đó là điều cần thiết và mang lại lợi ích cho cá nhân và cho chư Ni. Lý luận đó nghe có mát lỗ tai thôi chấp nhận. Nhiều người như vậy thôi, chúng ta thấy khó được chấp nhận lắm. Ở trong điều này, nó có một cái điều ngầm ý cho thấy rằng, chư Tăng sẽ không bao giờ bị sai và những gì họ nói, những gì họ làm, những gì họ phát biểu là chân lý. Giống như học thuyết của Thiên chúa giáo là: Giáo Hoàng không bao giờ sai. Bây giờ, Giáo Hoàng Joan Paul đệ nhị phủ định cái đó rồi. Năm 2000, ông đã đại diện cho lịch sử Thiên chúa giáo sám hối với thế giới về bảy thứ tội lỗi mà lịch sử Thiên chúa giáo đã tạo ra cho lịch sử loài người. Lỗi lầm là thuộc tính của người phàm. Đây là điều mà chúng ta có thể rút ra từ tư tưởng của đức Phật. Như vậy, làm thế nào một chư Tăng là phàm phu tục tử mà không thể bị sai, cho nên họ có thể bị sai, và do đó họ vẫn có thể cần đến những lời khuyên lơn, những lời khích lệ tích cực. Và sự khích lệ đó nó tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện, môi trường, hoàn cảnh. Cho nên, chúng ta không thể buộc chư Ni phải chấp nhận sự quở trách, mà trong khi đó không được quyền khuyên lơn lại với chư Tăng, đây là điều rất là vô lý. Bởi vì thế giới có sự tiến bộ mang tính cách hỗ trợ lẫn nhau. Trong cái điều này, rõ ràng chúng ta thấy là nó có tính chất thừa nhận giới tính Tăng vượt trội hơn giới tính Ni và khẳng định rằng là các phương diện tư cách đạo đức, nhận thức của chư Tăng là hoàn thiện, là điều hoàn toàn trái với lời dạy của đức Phật. Đức Phật chỉ nói là, người được gọi là phàm phu, tức là không tôn kính Phật, không tôn kính Pháp, không tôn kính Tăng, không hành trì; còn người được gọi là Thánh là đi ngược lại với bốn khuynh hướng vừa nêu. Ở đây, Ngài không hề nói là Tăng hay là Ni, người xuất gia hay tại gia. Hễ ai có làm những điều đó, có hành trì, có thực tập, có chuyển hóa thì người đó gọi là người đúng đắn, có lợi lạc an vui và ngược lại thì thiếu đi những giá trị tích cực. Như vậy là Ngài đâu hề phân biệt giới tính mà do chúng ta phân biệt, chúng ta áp đặt rồi chúng ta nói là đức Phật dạy như vậy và buộc chúng ta không được quyền thay đổi. Như vậy là khi phân tích về từng điều khoảng trong 8 điều khoảng của Kỉnh pháp, chúng ta thấy để tăng cường lòng tôn kính của chư Ni đối với chư Tăng cho nên tính từ “kính” được đưa vào bên trong này. Nếu chúng ta ứng dụng những điều đó thì đạo Phật được cái gì? Mất cái gì? Rõ ràng là nó có rất nhiều vấn đề. Thứ nhất, đạo Phật sẽ mất đi học thuyết bình đẳng như là một sự sáng tạo về tư tưởng học thuyết của đức Phật. Đức Phật sẽ mất lòng từ bi, sẽ được nhìn nhận như một người không còn tuệ giác nữa, vì Ngài đã chấp nhận một cách bất đắc dĩ và có điều kiện là tạo ra một cái bản án rất nặng nề là để trở thành một vị Tỳ-kheo ni phải mang vào mình một tội lỗi đó là làm cho Chánh pháp bị giảm thiểu. Rõ ràng những điều đó nếu chúng ta không mạnh dạng đặt lại vấn đề thì sự tổn thất sẽ nằm về đức Phật, về đạo Phật. Rõ ràng xóa bỏ Bát kỉnh pháp đi thì chư Tăng vẫn là chư Tăng, chư Ni vẫn là chư Ni. Hai bên vẫn cùng làm Phật sự. Ni bộ riêng, Tăng bộ riêng, hỗ trợ lẫn nhau về phương pháp luận, về chính sách hoằng pháp, chính sách giáo dục… rõ ràng rằng đạo Phật sẽ phát triển rất mạnh trong xã hội. Còn bằng không thì giống như con người có hai vai, chúng ta nếu chặt một vai thì làm sao tồn tại được. |
Cập nhật ( 09/05/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com