Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

TINH THẦN BÁO HIẾU THEO ĐẠO PHẬT

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TINH THẦN BÁO HIẾU THEO ĐẠO PHẬT

* Trí Tài

Hàng năm cứ mỗi độ mùa Vu Lan Báo Hiếu trở về là dịp cho chúng ta càng nhớ lại bổn phận của một người con hiếu đạo, tìm cách đền đáp ân đức sanh thành đối với mẹ cha, noi gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên và tiếp nối truyền thống cao đẹp, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt nam. Ngày nay, đại lễ Vu Lan không còn là ngày lễ riêng của người Phật tử, mà nó đã trở thành ngày lễ hội chung của dân tộc. Vì thế không riêng gì những người con Phật, mà hầu như mọi người Việt Nam nói riêng một số dân tộc Á Đông nói chung đều lấy ngày này làm ngày lễ thiêng liêng để tưởng nhớ đến những bậc cha mẹ, những người đã sanh thành và dưỡng dục họ thành người.

 

Đức Phật thường dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”, hay là: “Thiên kinh vạn điển hiếu hạnh vi tiên”, những lời dạy đó đã phần nào đánh thức được cội nguồn sâu xa trong tâm hồn của hàng vạn người con còn mẹ còn cha biết quay lại với chính mình, nhận ra tinh thần hiếu đạo để sống cho thích hợp. Chính điều đó đã chỉ bày cho chúng ta những phương pháp báo hiếu ân đức cha mẹ qua ngày lễ Vu Lan, bao gồm bốn phương thức:

a. Hiếu Đạo: Xưa kia đức Mục-kiền-liên chứng đắc lục thông, Ngài dùng thiên nhãn thông thấy mẹ mình bị đọa trong địa ngục A-tỳ. Với lòng thương xót cảnh đói khát, Ngài đã vội đem cơm dâng mẹ, nhưng do nghiệp báo của mẹ quá nặng nên không ăn được. Mặc dù Ngài được xưng danh là người có thần thông siêu phàm nhưng cũng không thể cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ đau của địa ngục. Ngài bèn bạch với đức Phật chỉ bày phương pháp cứu mẹ thoát khỏi cảnh Tam đồ. Đây chính là lòng hiếu đạo. Như vậy, hiếu đạo có nghĩa là lòng chí thành chí thiết của con cái đối với cha mẹ, tìm cách cứu độ ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ ra khỏi ác đạo. Đó là thực hành hạnh hiếu đúng với tinh thần của đạo Phật, ngoài ý nghĩa này ra thì đều là cách báo hiếu của thế gian.

b. Hiếu Dưỡng: Chữ Dưỡng có nghĩa là nuôi, chúng ta nuôi dưỡng cha mẹ đầy đủ về các mặt vật chất, như cung cấp cơm ăn, áo mặc, thuốc thang… không thiếu thứ gì, mùa nào thì có đồ ăn thức uống, áo quần phù hợp với thời tiết mùa đó, như vậy là chúng ta đang hiếu dưỡng với cha mẹ. Nhưng sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng này phải xuất phát từ lòng từ hoan hỷ, chứ không phải phát xuất từ ý tưởng xem việc nuôi dưỡng cha mẹ là phận sự phải làm, là điều bắt buộc, là vì phận làm con phải có trách nhiệm… Những ý tưởng như trên đều không đúng với hiếu dưỡng của người con Phật.

Trong kinh Tăng Chi I, số 751, đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo có hai hạng người, ta nói không thể trả ơn được; thế nào là hai? Đó là cha và mẹ. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm như vậy suốt một trăm năm cho đến khi cha mẹ trăm tuổi. Như vậy này các Tỳ-kheo, cũng chưa đủ để trả ơn cho cha và mẹ. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, cha mẹ có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, các Tỳ-kheo cũng chưa làm đủ để trả ơn cha và mẹ.”

c. Hiếu Hạnh: Có nghĩa là người con luôn luôn giữ mình trong mọi hành động, lời nói và ý tưởng, không bao giờ làm điều gì để người khác chê bai là đứa con hư hỏng, xấu xa. Những lời chê bai, chửi mắng, nói xấu nếu để đến tai cha mẹ thì điều đó sẽ làm cho cha mẹ buồn rầu trở thành những hành vi bất hiếu. Bởi vậy, những việc làm của chúng ta trong hiện tại nếu sống thích hợp, đem lại tiếng tốt cho cha mẹ thì đó sẽ là sự báo hiếu. Sự kính trọng, nể phục của người khác đối với cha mẹ mình đôi khi tùy thuộc vào hành vi, cử chỉ, nói năng giao tiếp của chính những người con. Cho nên người con hiếu hạnh phải biết gieo những điều tốt đẹp với những người xung quanh, để gây uy tín, tiếng thơm cho cha mẹ của mình.

d. Hiếu Tâm: Có nghĩa là khi chúng ta vì hoàn cảnh hay vì một nguyên do gì đó mà phải sống xa quê hương, xa cách cha mẹ, nhưng tâm tư của chúng ta vẫn luôn luôn hướng về cha mẹ, không khi nào quên những gì cha mẹ từng chỉ dạy khi còn ở gần. Những ý tưởng như vậy gọi là hiếu tâm.

Là người Phật tử, phải trả hiếu cho cha mẹ mình bằng tinh thần hiếu đạo thì mới mong báo đáp ân đức sanh thành của cha mẹ đúng theo những lời dạy của đức Phật. Cho nên đã là người con hiếu thảo thì không nên quá nuông chiều theo những ý muốn của cha mẹ để làm những việc sai trái, lỗi lầm đem lại tai hại cho bản thân hay người xung quanh. Vì làm như vậy, vô tình chúng ta đã tạo thêm nghiệp xấu cho cha mẹ, làm cho cha mẹ phải nhận lấy quả báo xấu đọa lạc các cõi không tốt trong tương lai.

Nếu cha mẹ còn sanh tiền, bổn phận làm con phải khuyên cha mẹ tin luật nhân quả, khuyên cha mẹ quy y Tam bảo, tránh dữ làm lành, tu nhơn tích đức, thực hành mọi điều thiện trong đời này, hoặc giả lúc cha mẹ lâm chung thì không nên tổ chức đám đình tốn kém, mà phải tạo phước đức cho cha mẹ bằng cách bố thí, phóng sanh… tùy khả năng của mình, tự mình làm hay người thân trong gia đình làm lễ cầu siêu cho hương linh của ông bà cha mẹ, cầu nguyện cho cha mẹ được sanh về cảnh giới an vui; hay thỉnh cầu chư Tăng giới đức, chú nguyện tụng kinh niệm Phật, hồi hướng cho hương linh siêu thăng tịnh độ. Trong thời gian này không nên sát sanh mà hãy mở rộng lòng thương nghĩ đến những người cô thế, tàn tật để giúp đỡ hầu đem phước thiện này hồi hướng cho người thân và cho tất cả chúng sanh. Đó là việc làm đúng đắn của người con có hiếu.

Hôm nay các đệ tử Phật may mắn được tu học trong giáo pháp, nghe được những lời dạy vàng ngọc từ kim khẩu của đức Phật, được thấy những gương báo hiếu đền đáp của Ngài đối với đấng sanh thành không chỉ trong kiếp hiện tại mà còn trải qua vô lượng kiếp phụng dưỡng, không có tấm gương hiếu hạnh nào có thể so sánh được với Ngài.

Vu Lan trở lại, nhắc nhở hàng Phật tử chúng ta dù xuất gia hay tại gia, hãy luôn lo nghĩ để đền đáp ân đức sanh thành của ông bà cha mẹ còn hiện tại hay đã quá vãng. Tuy thế, chúng ta không phải đợi đến ngày Vu Lan mới cầu nguyện, mới cúng dường trai Tăng, mới nhớ nghĩ đến cha mẹ mà lúc nào chúng ta cũng phải luôn nhớ đến việc báo ân cha mẹ. Cho nên mỗi độ Vu Lan về là mỗi lần nhắc nhở lòng hiếu của người con Phật chúng ta, chứ không phải đợi tới ngày hội Vu Lan thiêng liêng mới thể hiện tinh thần báo hiếu.

Phật dạy: “Thiện cùng cực không gì hơn hiếu, ác cùng cực không gì hơn bất hiếu”. Qua đó thấy được tinh thần hiếu hạnh của đạo Phật là vô cùng cao cả. Nếu loài người không thực hành gương hiếu hạnh thì xã hội loài người sẽ hết sức man rợ; gia đình không có những người con có hiếu thì những gia đình đó sẽ không bao giờ có hạnh phúc; xã hội thiếu những người con hiếu thảo thì xã hội đó sẽ mất trật tự, an ninh, đâm thuê chém mướn… Chừng đó đủ thấy được tầm quan trọng của việc hiếu nghĩa như thế nào! Cho nên, Phật tử chúng ta cần phải hiểu rõ ràng để báo đáp ân đức sanh thành của cha mẹ mình đúng với chính pháp, xứng đáng là người con hiếu thảo, xứng đáng là đệ tử chân chánh của đức Phật, như Ngài đã dạy: “Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo phụng thờ cha mẹ cũng như khéo phụng thờ chư Phật”.

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Năm ĐỊa ĐiỂm HoẰng Pháp ĐẦu Tiên CỦa PhẬt Giáo Nguyên thỦy

MẦU NHIỆM TIẾNG CHUÔNG CHÙA

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1.172
  • 2.190
  • 199.142

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học