SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG * Pháp sư Tịnh Không Trước hết chúng tôi phải nói rõ cái gì gọi là nghiệp chướng. “Nghiệp” là tạo tác, chẳng những tạo ác có chướng ngại, xin thưa với quý vị tạo thiện cũng có chướng ngại. Nghĩa là thế nào? Tạo ác thì quả báo của bạn trong tam đồ tức địa ngục, ngã quỷ, súc sinh. Nếu bạn tu thiện nghiệp thì quả báo của bạn trong tam thiên đạo tức thiên đạo, nhân đạo, và Atula đạo. Nói tóm lại là bạn không ra khỏi tam giới. Vậy thì chúng ta phải tu như thế nào? Phật dạy cho chúng ta tu tịnh nghiệp. Cái gì gọi là Tịnh nghiệp? nghĩa là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện mà không chấp tướng gọi là tịnh nghiệp. Chấp tướng thì không phải là tịnh nghiệp sẽ sanh ra chướng ngại cho nên nghiệp là tạo tác. Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện nói được rất hay. Chúng ta có thể không thừa nhận, Phật tại trong Kinh bảo với chúng ta rằng: cúng sanh trong diêm phù đề khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp” là thật đấy không phải giả. Tại vì sao? Bạn hãy nghĩ xem có chúng sanh nào khởi tâm vọng niệm mà không nghĩ đến cái TA, cái TA này rất phiền phức. Ta tức là tội, ta tức là nghiệp, niệm niệm đều vì ta. Cũng có số đồng tu mới học Phật khi nghe trong Kinh Phật nói như thế thì không nghĩ như vậy. Từ xưa đến nay ở Trung Quốc hay ngoại Quốc có người nào mà không vì ta. Người thế tục có câu ngạn ngữ nói như vầy :”Con người không vì mình thì trời tru đất diệt”. Hình như là con người khởi tâm động niệm vì ta thì mọi người nghĩ rằng đó là chuyện đương nhiên, rất là có lý. Đâu có lý nào mà không vì ta. Nếu không vì ta thì đâu phải là con người. Không sai, không vì ta không phải là con người. Họ là Phật, họ là Bồ Tát, họ không phải con người. Cho nên hãy mà vì ta thì đích thật họ là con người. Đúng thật là không sai chút nào. Họ trong cõi người không ra khỏi lục đạo, vì sao Phật phải nói như vậy? Chúng ta phải hiểu cái ý của Ngài. Phật bảo với chúng ta rằng: “ Tất cả chúng sanh có chân ngã”, cái thân này là giả ngã, không phải chân ngã, giả ngã mới tạo lục đạo luân hồi, chân ngã tuyệt đối không có luân hồi. Chẳng những không có lục đạo luân hồi ngay cả thập Pháp giới cũng không có. Chân ngã trụ ở đâu, chân ngã trụ trong nhất chân pháp giới. Ai có chân ngã, Phật có chân ngã. Trong đại Kinh nói Phật có 3 thân, mỗi người chúng ta cũng có 3 thân, bản thể của thân chúng ta. Thật sự chân ngã là gì? Là pháp thân. Cho nên Phật tại trong Kinh nói mọi người tu hành, tu đến trình độ tương đương thì bạn chứng được thanh tịnh pháp thân, thanh tịnh pháp thân mới là chân ngã , trong thiền tông gọi là : Trước khi cha mẹ chưa sanh bản lai diện mục, cái bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh tức là thanh tịnh pháp thân, trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật không phải là một người. Ty Lô Giá Na Phật Tỳ là chân ngã của chính chúng ta, là chân thân của chúng ta gọi là Ty Lô Giá Na, Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn. Ý nghĩa của nó là biến nhất thiết sứ tức là bất cứ lúc nào, chổ nào cũng có khắp cả chổ. Nếu ở chổ này không có chân ngã thì cái thân giả này không thể hiện tiền, là thật có, nên cái giả tướng này là do chân ngã mà có. Cái ngã là thể , là tánh, do thể tánh chân thật mà hiện tướng. cho nên nhất định là có cái chân ngã này. Tất cả chúng sanh đã mê mất chân ngã mới trở thành phàm phu. Vì đã mê mất chân ngã, đã mê mất chứ không phải thực mất, đã mê mất mà thôi. Không phải thực sự mất đi chỉ là mê. Đã mê cái gì? Đã mê những giả tướng do thể tánh chân thật hiện ra những giả tướng. Trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là “duy tâm sở hiện” cái tâm đó gọi là chân, chân tâm, là chân ngã, cũng là Pháp thân. Hiện ra giả tướng, bạn đã chấp tướng, hư là hư ở chổ này, hiện ra cái giả tướng. Vì bạn không biết nó là giả tướng, nên bạn chấp trước cái giả tướng cho nó là chân, vì vậy đã quên mất cái chân tánh. Xem giả tướng cho là chân , hư là hư ở chổ này. Vì bạn có phân biệt, chấp trước nên nhất chân mới chuyển biến thành những hoàn cảnh rất phức tạp, biến thành thập pháp giới, biến thành lục đạo, biến thành tam đồ. Biến như thế nào? là do thức sở biến. Cái gì gọi là thức? trong Kinh Hoa Nghiêm giảng về thức rất cụ thể: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là thức. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có đủ 3 thứ này. Hiện nay, chúng ta đều có đủ , có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. vì vậy đã biến nhất chân pháp giới thành lục đạo luân hồi, đã biến thành lục đạo. Nếu trong 3 thứ này chúng ta đoạn được một thứ, đã đoạn được chấp trước, trong tất cả Pháp, Pháp thế gian và Pháp xuất thế gian mà thật sự không còn chấp trước nữa, xin thưa với quý vị lục đạo không còn nữa. Lục đạo là do chấp trước biến hiện ra. Không còn chấp trước thì bạn ra khỏi lục đạo. Ra khỏi lục đạo rồi đi đâu? bởi vì bạn còn có phân biệt nên còn có tứ thánh pháp giới tức Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Còn có tứ thánh pháp giới này là do tâm phân biệt của bạn quan hệ nặng, nhẹ biến hiện ra. Tâm phân biệt của bạn rất nặng thì bạn là thanh văn , duyên giác. Tâm phân biệt của bạn rất nhẹ thì bạn là Bồ Tát pháp giới, Phật pháp giới. Thập pháp giới do đây mà có, nếu không còn phân biệt thì siêu việt thập pháp giới bạn mới có thể phản bổn hoàn nguyên, trở về chân thật, tức nhập nhất chân pháp giới. Trong nhất chân pháp giới những địa vị của Bồ Tát cũng không đều. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói 41 vị Pháp thân đại sĩ trình độ cao thấp của những bậc Bồ Tát chia thành 41 đẳng cấp . 41 đẳng cấp này do đâu mà có ? là do vọng tưởng mà có. Những Bồ Tát trong nhất chân Pháp Giới vẫn còn có vọng tưởng. Nhưng quý vị nên biết họ không có phân biệt, họ không có chấp trước. Họ có vọng tưởng nhưng rất nhẹ. Vọng tưởng cũng gọi là vô minh. Vô minh tức là vọng tưởng. Nếu đoạn hết vô minh thì đã đoạn hết 41 phẩm vô minh thì bạn chứng được quả vị cứu cánh viên mãn. Chứng được quả vị cứu cánh viên mãn là như thế nào? Tức là chân ngã của chính mình, đã hoàn toàn khôi phục lại, thì bản lai diện mục hoàn toàn hiện ra. Đó tức là viên giáo Phật quả. Viên giáo Phật quả tức là đã hoàn toàn khôi phục lại bản lai diên mục của chính chúng ta. Đến chổ này thì chúng tôi mới nghĩ đến trong Kinh Lăng Nghiêm có nói 2 câu :” viên mãn bồ đề quy vô sở đắc”. Viên mãn bồ đề là khôi phục lại bản lai diện mục của mình mà thôi. Cũng không có được cái gì từ bên ngoài đến. LÝ và SỰ đều là như vậy. Vì vậy Phật bảo với chúng ta khởi tâm động niệm có cái ngã. Ngã tức là chấp trước kiên cố. Chỉ cần có cái chấp trước này thì bạn không thể ra tam giới, tức không ra khỏi luân hồi cho nên đây là tội, đây là ác. Cái ngã, có ngã thì là tội, thì là ác. Huống chi là tất cả chúng sanh còn có nghiêm trọng chấp trước, ngã sở. Đây là đã mê rất nặng, bạn chấp trước cái thân này là ta, đã rất phiền phức rồi lại còn chấp trước ngã sở, đây là nhà của ta, sở hữu của ta, đó là gia tài của ta, kia là quyến thuộc của ta. Còn người xuất gia thì đây là đạo tràng của ta. Bạn nói có tệ hại hay không? Đều này là phiền phức vì một cái thân này đã mang rất nhiều đồ, nặng đến nỗi không nhúc nhích được thì bạn làm sao ra khỏi tam giới được. Dù A Di Đà rất từ bi muốn kéo bạn đến Cưc Lạc Thế Giới nhưng cái thân của bạn mang quá nhiều đồ đạc Phật cũng kéo không nổi. Cho nên Phật dạy cho chúng ta phải xã, phải buông bỏ, phải bố thí. Phải xã, trước tiên xã cái sở hữu của ta, sở hữu của ta là những vật ngoài thân. Trước tiên phải xã bỏ những thứ này, sau đó lại xã bỏ chấp trước cái ta thì bạn trên đường bồ đề sẽ gặp ít chướng ngại cho nên khởi tâm động niệm đều là tội nghiệp. Đạo lý thì ở chổ này. Cho nên muôn ngàn chớ nên bị những huyễn tướng, giả tướng đó lừa gạt. Bạn có thể thấy rõ ràng minh bạch chân tướng sự thật này thì gọi là nhìn thấu. Nhưng sự thật phàm phu chúng ta từ vô thỉ kiếp tới nay, đời đời, kiếp kiếp bị mê trong cái giả tướng đó nên chúng ta tạo nghiệp lục đạo luân hồi, đếm cũng không hết, thật là vô lượng vô biên lần. Cho nên tập khí rất là sâu. Còn phiền não không phải trong đời này mới có, là do trong nhiều đời nhiều kiếp mang đến. Tập khí cũng vậy thì mới hiểu được nghiệp chướng của chúng ta rất nặng cho nên Phật dạy cho chúng ta phải tu sám hối, phải tiêu trừ nghiệp chướng. Bản thân của phiền não là chướng ngại, làm chướng ngại Niết Bàn gọi là phiền não chướng. Sở tri cũng là chướng ngại, làm chướng ngại Bồ đề. Đây là danh từ thuật ngữ trong Phật học vẫn phải giải thích thì bạn mới rõ ràng, mới có thể minh bạch. Cái gì gọi là Niết Bàn? Niết Bàn là tiếng Phạn tức nghĩa là không sanh, không diệt. Quý vị nên biết tự chúng ta không sanh, không diệt nhưng bây giờ lại có sanh diệt. Vì sao lại có sanh có diệt? là bởi vì bạn có nghiệp chướng nên đã làm chướng ngại Niết Bàn, không sanh không diệt, không sanh không diệt biến thành sanh diệt. Đây là điều bất hạnh. Tất cả phàm phu có sanh diệt, có sanh tử là vì họ có phiền não. Nếu đoạn hết phiền não thì không còn sanh diệt nữa hay nói cách khác tức không còn sanh tử nữa. Vốn là không sanh, không chết, vốn là không có sanh tử, cái đạo lý này rất sâu, rất sâu. Cái hiện tượng này cũng rất là vi tế. Sở di chướng là gì? Chúng ta dùng lời hiện nay mà nói là kiến giải, tức là bạn có tri, có kiến. Nói rõ thêm một chút tức là bạn có tư tưởng, bạn có kiến giải. Có những thứ này rất phiền phức. Đã có những thứ này khiến cho trí huệ, bát nhã vốn có trong tự tánh của bạn bị chướng ngại. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói tất cả chúng sanh đều có Như Lai Trí Huệ đức tướng, đức tướng tức là đại Niết Bàn. Không sanh, không diệt là đức tướng. Nếu chúng ta có tư tưởng, có kiến giải thì hư rồi. Trí huệ bát nhã của chúng ta không còn nữa, đã bị nó làm chướng ngại khiến cho trí huệ bát nhã của chúng ta sai lệch, đã biến chất. Biến thành cái gì? Biến thành tà tri, tà kiến. Tư tưởng và kiến giải hoàn toàn không tương ứng với chân tướng sự thật, đã biến thành sai lệch như vậy. Là bởi vì có thị phi nhân ngã, có tham, sân, si, mạng khiến cho đức tướng biến thành sanh tử luân hồi, biến thành chúng sanh tướng của thập pháp giới. Nếu Đức Thế Tôn không ra đời thì ai biết được chân tướng sự thật này. Ai có thể đem chân tướng sự thật này nói rõ ràng, nói minh bạch. Tất cả các tôn giáo gia, triết học gia, khoa học gia trong thế gian đều không có biện pháp nói rõ chân tướng sự thật này cho chúng ta biết may nhờ có đức Thế Tốn xuất hiện trên thế gian này. Ngài vì chúng ta nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Sau khi chúng ta nghe rồi thì quả nhiên đại ngộ. Cái quan trọng nhất là làm sao khôi phục lại bản lai diện mục của chúng ta. Làm thế nào để khôi phục trí huệ đức tướng viên mãn của chúng ta? Điều này rất quan trọng. Học Phật là phải đạt đến mục tiêu này, không vì chuyện khác. Hạnh Phổ Hiền là hành Pháp cứu cánh viên mãn. Hành Pháp là phương pháp tu hành nếu dùng lời hiện nay mà nói hành pháp tức là phương pháp sinh hoạt. Ngài nêu ra một điều cương lĩnh. Chúng tôi đã trình bày ở phần trước là lễ kính. Phải tu lễ kính. Chúng ta phải đối xử với tất cả chúng sanh: đối xử với người, với việc, với vật phải có tâm thành kính, phải có lễ kính. Qua mục thứ 2 là phải biết tán thán. Phàm là tương ứng với tánh đức chúng ta phải tán than. Nếu không tương ứng với tánh đức thì chúng ta không tán thán. Trong Kinh Hoa Nghiêm có 53 tham vấn, có dạy rõ ràng cho chúng ta. Hoa mục thứ 3 là rộng tu cùng dường. trong Kinh Hoa Nghiêm ở trong chương hồi hướng thứ 6 của Kinh Hoa Nghiêm giảng về bố thì, tức là tài bố thí, pháp bố thí, vô ý bố thí, có đến hơn một loại, 3 ngày giảng một loại phải mất thời gian một năm. Đó là sự thật đấy. Mỗi ngày chúng ta đọc Kinh, chỉ đọc qua loa không hiểu ý nghĩa trong Kinh cho nên không biết cách tu hành từ chổ nào? Tự nghĩ mình tu hành không sai trên thực tế vẫn còn khoảng cách rất xa tiêu chuẩn của Phật dạy. Hôm nay giảng khoa mục này rất quan trọng. Nghiệp chướng, tập khí của chúng ta hãy còn quá nặng. Tự mình phải thừa nhận, tự mình phải khẳng định, tự mình chịu nhận lỗi thì bạn mới biết sửa lỗi, có sữa lỗi thì công đức sẽ thù thắng. Bậc thánh nhân thế gian thường nói:” con người không phải là thánh hiền” ai mà không có lỗi, có lỗi mà biết sửa lỗi mới là đại thiện. Chư Phật, Bồ Tát đều tán thán. Tại vì sao? Vì bản thân của chư Phật, Bồ Tát trước khi họ chưa thành Phật họ cũng phạm rất nhiều lỗi lầm mà các Ngài có thể sữa lỗi thì thành Bồ Tát, thành Phật nên chư cổ Phật tán thán họ. Ngày nay, chúng ta cũng có thể hoàn toàn sửa lỗi. Đoạn ác tu thiện mà không có lý nào tất cả Chư Phật, Bồ Tát không tán thán chúng ta. Sửa lỗi là khoa mục quan trọng nhất trong sự tu hành, ý nghĩa của 2 chữ nghiệp chướng này xin giải thích như vậy. Ta phải sám hối như thế nào? Sám hối, sám là tiếng phạn, dịch âm là sám ma, người Trung Quốc ưa thích bỏ cái âm phía sau, người Trung Quốc ưa thích đơn giản nên chỉ dùng một chữ sám. Trong văn tự Trung Quốc có một chữ rất gần với ý nghĩa chữ Sám này, đó là chữ hối. Trong văn tự Trung Quốc có chữ hối, hối là hối lỗi. Cho nên các Pháp Sư dịch Kinh thì đem 2 chữ này hợp lại gọi là sám hối. Cái danh từ này trong Kinh Phật gọi là Phạn Hoa hợp dịch. một chữ là tiếng Phạn, một chữ là tiếng Hoa nên gọi là Phạn Hoa hợp dịch. Ý nghĩa của chữ Sám là tự mình không có lỗi lầm mà dám ở trước đại chúng nói ra ta đã làm những chuyện sai quấy, tự giải bày những lỗi lầm của mình thì gọi là sám. Còn ý nghĩa chữ hối là về sau không còn tái phạm nữa. Trước kia đã phạm những lỗi lầm đó về sau tuyệt đối không phạm những lỗi đó nữa. Trong nhà Nho gọi là bất nhị hóa, tức là chỉ phạm một lần, không phạm lần thứ 2. Lần thứ 2 là sửa lỗi, sửa chữa sai lầm thì gọi là chân chánh sám hối. Ngày nay, rất nhiều vị đồng tu học Phật khi nghe đến danh từ sám hối này, sám trừ nghiệp chướng trong Phổ Hiền Hạnh Nguyện thì nghĩ đến phải lạy Lương Hoàn Sám, lạy Thủy Sám, thiết lập đàn chay Thủy Lục đi làm những nghi thức này, cũng có người ở trong nhà lạy Đại Bi Sám, lạy Tịnh Độ sám, lạy Hoa Nghiêm Sám, Pháp Hoa Sám, nghi thức lễ lạy sám Pháp rất nhiều. Họ đều y theo nghi thức lễ lạy này cầu sám hối. Tội nghiệp của họ có được sám trừ hay không? Giả như lễ lạy Lương Hoàn Sám mà nghiệp chướng của họ được sám trừ đó là có hiệu quả. Nếu như sau khi lễ lạy mà không sám trừ được tội nghiệp đó là họ có vấn đề. Vấn đề không phải là sai ở phương pháp, không có sai ở nơi Lương Hoàn Sám, cũng không có sai ở Thủy Sám, tất cả những nghi thức sám pháp đều là do chư vị tổ sư, Đại Đức căn cứ trong kinh giáo mà biên soạn ra. Đều là tinh hoa của trong Kinh Giáo thì không bao giờ có sai. Là sai ở chổ nào? là sai ở chổ chúng ta không hiểu rõ nghĩa lý của Sám pháp, chỉ là đọc nghi thức của Sám Pháp Không có lợi ích gì, đọc theo như vậy thì cổ nhân gọi là “ hét bể cổ họng cũng uổng công”. Ta vùa đọc vừa cúi đầu lạy xuống, dù mỗi ngày lạy một ngàn lạy như cổ nhân ví dụ như một cái chày giả gạo vậy không có lợi ích gì, đều là vô dụng. Vậy phải sám hối như thế nào? Là phải tùy văn nhập quán, y theo trong kinh văn dạy, bạn phải đem những quan niệm, tư tưởng sai lầm của mình sữa lại cho đúng thì mới được. Đó gọi là chân sám hối. Cổ Đại Đức dạy cho chúng ta, sám nghiệp chướng có 3 loại: 1. Loại sám hối thứ một: là phục nghiệp sám. Chúng ta có thể khắc phục tội nghiệp của mình. Làm theo cách này thì dễ dàng hơn. Thực tại mà nói ngày nay chúng ta niệm câu Phật hiệu này, quý vị nên biết là trì danh niệm Phật. Từng chữ từng câu đều là phục nghiệp sám. Nếu dùng giáo nghĩa mà nói tất cả các pháp môn đều là sám hối môn. Hai chữ sám hối này là đã bao gồm tất cả các pháp môn trong Phật Pháp. Chỉ là phương cách sám hối khác nhau, còn phương hướng, nguyên lý, nguyên tắc đều là như nhau. Chúng ta dùng phương pháp niệm Phật để sám hối nghiệp chướng. Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát dạy cho chúng ta phương pháp niệm câu Phật hiệu này. Chúng ta có biết niệm hay không? Đại Thế Chí Bồ Tát dạy phương pháp niệm Phật cho chúng ta đều nhíp lục căn, tịnh niệm kế tiếp. Bạn niệm câu Phật hiệu này thì công phu được đắc lực thì có thể khắc phục được nghiệp chướng mà đới nghiệp vãng sanh. Đạo lý là ở tại đây. Nếu bạn không khắc phục được nghiệp chướng dù bạn có niệm câu Phật hiệu này cũng không thể vãng sanh. Cổ nhân có nói một ngày bạn niệm mười vạn tiếng Phật hiệu hét bể cổ họng cũng uổng công, cũng không được vãng sanh. Tại vì sao? Vì bạn không khắc phục được nghiệp chướng. Nên biết rằng mang nghiệp chỉ mang nghiệp cũ, không mang nghiệp mới. Không nên nghĩ rằng mang nghiệp vãng sanh thì ta mỗi ngày chúng ta có thể tạo nghiệp đều có thể mang theo. Làm gì có đạo lý như vậy, quá khứ đã tạo nghiệp có thể mang theo, hiện tại tạo nghiệp không thể mang theo. Phải hiểu rõ cái đạo lý này. Công phu niệm Phật của bạn phải khắc phục được phiền não, khắc phục được phiền não trong pháp môn niệm Phật gọi là công phu thành phiếm. Công phu thành phiếm tức là bạn niệm câu Phật hiệu này đã khắc phục được phiền não nhưng phiền não chưa đoạn. Nó không khởi tác dụng, không thể hiện hành thí như mọi người thực sự dụng công, thực sự niệm Phật. Trong tâm nổi dậy phiền não, nỗi dây phải làm sao đây? Khi gặp phải chuyện thuận theo ý mình liền khởi lòng tham ái, nổi dậy lòng tham thì liền niệm A Di Đà Phật, đem lòng tham đè xuống. Niệm A Di Đà Phật lại đè lòng tham xuống không để nó khởi tác dụng thì gọi là có công phu. Nếu gặp phải chuyện không vừa ý lại khởi dậy phiền não, khi khởi lên tâm nóng giận thì niệm A Di Đà Phật đem tâm nóng giận đè xuống, cứ niêm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật cứ niệm mãi, đè nó xuống. Tuyệt đối không để nó khởi tác dụng đó gọi là niệm Phật, niệm Phật không phải là hát cho A Di Đà Phật nghe, không phải vậy. Do đây mới biết khi công phu của bạn đạt đến một niệm không sanh thì lúc đó không cần niệm Phật vì tâm bạn thanh tịnh. Hễ vừa động thì lập tức niệm A Di Đà Phật. Đem phiền não, tạp khí, hỷ , nộ, ai, lạc, ái, ác, dục thải đều đè xuống không để nó khởi tác dụng thì gọi người này là người niệm Phật. Đây là phương pháp khắc phục phiền não, sám trừ nghiệp chướng, không để cho nó khởi tác dụng, cách tu của Tịnh Tông chúng ta là như vậy. Bất cứ pháp môn nào cũng là như vậy. Trong Phật môn thường gọi là “ không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm”. Niệm tức là phiền não khỏi hiện hành, phiền não dấy lên ta không sợ, tại vì sao? Vì phiền não nhất định sẽ dấy lên, ta không sợ. Nếu bạn không dấy lên phiền não thì bạn là Phật, là Bồ Tát tái lai, bạn không phải là hạn phàm phu. Hạn phàm phu nhất định sẽ dấy lên phiến não nhưng phải phát giác cho mau, phát giác được thì giác đối trị mê, giác tâm này tức pháp môn tu hành công phu đắc lực, công phu niệm Phật của chúng ta, giác tức là chúng ta đề khởi câu Phật hiệu. Đây chính là chổ khẩn yếu để khởi câu Phật hiệu đem phiền não đè xuống. Mọi người phải biết niệm, đây là điều rất quan trọng. Dùng cái công phu này lâu rồi thì sẽ sinh ra lực lượng thì sẽ được nhất tâm bất loạn. Công phu nhất tâm bất loạn có nhiều. Thứ tự sâu cạn không chỉ nói đến lý nhất tâm và sự nhất tâm. Nếu nói về sự nhất tâm bất loạn thì tứ quả tứ hướng của tiểu thừa đều thuộc về sự nhất tâm bất loạn. Như vậy, bạn mới biết được sư nhất tâm bất loạn ít nhất có 8 bậc đẳng cấp, tứ quả tứ hướng là 8 bậc đẳng cấp. Nếu y theo Bồ Tát của viên giáo mà nói, sự nhất tâm tức là bậc Bồ Tát trong thập tín vị từ sơ tín đến thập tín gồm có một bậc đẳng cấp, công phu sâu cạn cũng khác nhau. Còn đẳng cấp trong lý nhất tâm thì rất nhiều. Lý nhất tâm là nói 41 vị Pháp thân đại sĩ. Hay nói cách khác lý nhất tâm gồm có 41 bậc đẳng cấp không đồng trình độ sâu cạn, thật ra không đơn giản đâu. Cũng đồng chứng LÝ nhất tâm bất loạn, có người thì sơ trụ Bồ Tát, có người thì sơ địa Bồ Tát đều khác nhau. Cũng đồng chứng được SỰ nhất tâm bất loạn có người thì sơ tính vị Bồ Tát, có người thì thất tính vị Bồ Tát cũng khác nhau. Do đây mới biết công phu thành phiếm của mỗi người chúng ta cũng có sâu cạn khác nhau cho nên trong phàm thánh đồng cư độ mới có tam bối cửu phẩm. Nếu bạn không đạt đến trình độ như vậy thì bạn không được vãng sanh. Chúng ta không thể không biết đến điều này. 2. Loại sám hối thứ 2: là chuyển nghiệp sám loại này là cho những người rất thông minh, họ có thể chuyển biến điều này rất hiếm có, hiệu quả vô cùng thù thắng. Nghĩa là đem ý niệm tư tưởng của bạn chuyển trở lại, chuyển phàm thành thánh, chuyển bằng cách nào? Chúng tôi cũng giảng qua mấy lần. Khi chúng ta suy nghĩ tức là chúng ta khởi tâm động niệm đều vì cá nhân, đều vì sự lợi ích của mình, đều vì danh văn lợi dưỡng của mình nên chấp trước kiên cố. Nay nghe được Phật Pháp thì đã hiểu rõ quan niệm của chúng ta, chúng ta phải biết chuyển ý niệm từ nay trở đi không vì cá nhân mình nữa mà niệm niệm vì chúng sanh, niệm niệm vì Phật Pháp, niệm như vậy, hành cũng như vậy phải chuyển lời nói hành vi của chúng ta đều vì xã hội, đều vì chúng sanh thì gọi là chuyển phàm thành thánh. Cái hiệu quả này vô cùng, vô cùng lớn lao. Mỗi ngày chúng ta vốn là tạo tác ác nghiệp, đều vì tự tư tự lợi, đều là làm những chuyện hại người lợi ta, tương lai nhất định sẽ đọa tam ác đạo, bây giờ biết chuyển ý niệm thì nhất định sẽ không đọa tam ác đạo. Tại vì sao, vì đã đoạn trừ các duyên của tam ác đạo, các duyên của tam ác đạo là tham, sân, si nay không còn tham, sân, si nữa. Tức là không còn thị phi nhân ngã, chỉ vì xã hội, vì đại chúng, vì chúng sanh. Trong sách Tứ Thư gọi là “hy sinh phụng hiến, xã kỹ vị nhân”. Cho nên ý niệm vừa chuyển biến chẳng những chuyển được tam đồ lục đạo mà còn trực tiếp nhập thánh nhân chi đạo, siêu phàm nhập thánh. Cách sám hối này gọi là chuyển nghiệp sám. Thế nhưng cách sám hối cứu cánh nhất là nhất định phải tiêu diệt tội nghiệp, diệt nghiệp mới là cứu cánh nhất. Có thể diệt được hay không? Được. Tại vì sao? vì vô lượng kiếp đã tạo những tội nghiệp. Phật tại trong Kinh có nói một thí dụ giống như một căn nhà bên trong đen tối, bên trong toàn là bóng tối, tuy trong nhà ngàn năm đen tối. Nếu chúng ta đốt lên một ngọn đèn ánh sáng sẽ chói rọi thì bóng tối không còn nữa. Đem bóng tối thí dụ như tội nghiệp, ngọn đèn thì dụ là trí huệ. Do đây mới biết định năng phục nghiệp, tức là định có thể khuất phục được nghiệp. Khai huệ có thể phá trừ tội nghiệp. Do đây mới biết chúng ta tu học y giới sanh định, do định khai huệ, tu như vậy mới có hiệu quả cho nên trì giới quý vị nên biết, nếu trì giới mà không được định thì sự trì giới này chỉ được phước hữu lậu của thế gian, không thể chuyển nghiệp cũng không thể diệt tội. Chẳng những không thể diệt tội mà cũng không thể khuất phục được tội nghiệp, nhất định phải hiểu điều này. Trì giới phải được định thì trì giới mới có công đức. Nếu trì giới không được định thì chỉ có phước đức, không phải công đức. Cho nên trì giới có phước đức, có công đức. Trì giới được định thì có công đức, có công đức thì mới liễu sanh tử ra khỏi tam giới. Còn phước đức thì không thể. Vì sao có loại người trì giới họ không thể thành tựu công đức? Vì họ còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Tuy họ nghiêm trì giới luật rất thanh tịnh, thật là hiếm có, được mọi người rất khen ngợi. Thế nhưng họ còn phiền não. Họ có phiền não gì? Tức là họ còn thấy người này phá giới, người kia không trì giới. Họ còn có những phân biệt này, nếu còn có những phân biệt này thì công đức trì giới của họ bị phá hoại thì họ làm sao được định. Đại sư Lục Tổ Huệ Năng tại trong đàn Kinh có nói “nhược chân tu đạo nhân, bất kiến thế gian quá” tức là người thật sự trì giới tu hành thì không thấy lỗi của thế gian. Người thế gian đã phạm nhiều lỗi lầm, nếu như họ thật không thấy thì họ trở thành mất chứng ngu đần sao? vậy cái gì gọi là không thấy nghĩa là thấy như không thấy, tuyệt không để trong tâm. Ý nghĩa không thấy là như vậy. Người có tu hành thì thông minh hơn người không tu hành thì làm sao trở thành người mất chứng ngu đần. Không có chuyện như vậy. Thấy nhưng không thấy tức không để trong tâm nên gọi là không thấy lỗi của thế gian. Lục Tổ Huệ Năng lại nói rất rõ ràng “ nhược kiến tha nhân phi, tự phi khước thị tả” , nếu bạn nhìn thấy lỗi của người khác, bạn đem lỗi của người khác để trong tâm của bạn, lại thường nói người khác có lỗi lầm này, có lỗi lầm kia thì đại sư nói “tự phi khước thị tả” tả là rơi xuống tức là bạn đã đọa lạc, đã rơi xuống. Trong văn tự Trung Quốc bên hữu là thăng lên, bên tả là rơi xuống. Chúng tôi lên khán đài là bên hữu đi lên, rồi bên tả là bước xuống. Cho nên tả là rơi xuống đó là ý nghĩa này. Lại nói “tha phi ngã bât phi, ngã phi tự hữu hóa” tức là họ quấy ta không quấy. Ngã bất phi là ta không quấy. Nếu ta cũng theo họ quấy dù mình có nghiêm trì giới luật mà hãy còn phê bình người khác, khinh thường người khác, nói lỗi của người khác thì tự ta có lỗi. Lục tổ dạy rất hay. Ngài thật sự nhắc nhở cho chúng ta, tự chúng ta tu hành, muốn thành tựu công đức thì phải biết sám hối nghiệp chướng. Nếu không hiểu rõ cái đạo lý này thì bạn làm sao biết thực hành. Chúng tôi đọc trong lịch sử Phật Giáo vào đời nhà Đường, vị tổ khai sáng lục Tông, đó là Lục Sư Đạo Tuyên ở núi Trung Nam. Ngài là vị cao tăng. Vào thời đó mọi người rất tôn kính Ngài, khen ngời Ngài mãi cho đến ngày nay khi nhắc đến Lục Sư Đạo Tuyên không ai không sanh lòng tôn kính. Ngài trì giới rất tin nghiêm, thanh tịnh, cảm được thiên thần cúng dường. một ngày ăn một bữa. Ngài chỉ ăn ngọ một bữa do thiên thần cúng dường cho Ngài. Ngài không cần ôm bình bát đi khất thực, phước báo của Ngài rất lớn. Có một ngày nọ Đại Sư Khuy Cơ đi ngang qua núi Trung Nam cũng rất ngưỡng mộ đạo hạnh của Lục Sư Đạo Tuyên thì thuận tiện ghé thăm Lục Sư Đạo Tuyên. Lục Sư Đạo Tuyên khi nghe được đại sư Khuy Cơ đến thăm mình thì Ngài muốn đem bản lĩnh của mình cho đại sư Khuy Cơ xem bởi vì Ngài nghe nói Đại Sư Khuy Cơ không có nghiêm trí giới luật. Đại Sư Khuy Cơ sinh trong một gia đình giàu sang. Chú của Ngài là Quốc Trì Kinh Đức là vị đại tướng của vua Đường Thái Tông. Ngài sinh trong nhà quyền quý. Khi Ngài xuất gia gọi là Pháp Sư Tam Sa. Đại Sư Huyền Trang tìm Ngài khuyên Ngài xuất gia thì Ngài đưa ra 3 điều kiện mới chịu xuất gia. Ngài xuất gia nhưng phải hưởng thụ. Đại Sư Huyền Trang hỏi Ngài muốn hưởng thụ cái gì ? thì Ngài trả lời: – Điều thứ nhất: con thích đọc sách con phải mang theo một xe sách đi xuất gia được không? – Không thành vấn đề – Điều thứ 2 là không thể thiếu thốn vật chất để hưởng thụ, con phải mang theo một xe vàng – Được không thành vấn đề – Điều thứ 3 con phải mang theo một xe mỹ nữ để hầu hạ con. Đại sư Huyền Trang đều chấp nhận 3 điều kiện này cho nên mọi người đều gọi Ngài là Pháp sư Tam Sa. Còn đối với giới luật thì Ngài không có nghiêm trì cho nên đại sự Lục Tuyên cho rằng đại sư Khuy Cơ chỉ giỏi về học vấn, có biện tài nhưng còn giới luật thì còn kém lắm. Ngày hôm đó Ngài muốn biểu diễn cho Đại Sư Khuy Cơ xem. Biểu diễn như thế nào? Vào giữa trưa thì có thiên thần sẽ mang thức ăn đến cúng dường cho ta. Ngài nghĩ rằng đều này rất phi thường. Khi đại sư Khuy Cơ lên núi ngồi đến giữa trưa. Ngày hôm đó thiên thần thiên nhơn không đem thức ăn đến cúng dường thì đại sư rất thất vọng. Trong tâm muốn biểu diễn một màng để cảm hóa đại sư Khuy Cơ nhưng không ngờ thiên nhơn đã thất tín, ngày hôm đó không mang thức ăn đến cúng dường. Đến buổi chiều thì đại sư Khuy Cơ xuống núi. Đến ngày hôm sau thì giữa trưa thiên nhơn đến cúng dường, Lục Sư Đạo Tuyên liền trách cứ thiên nhơn: “ Hôm qua làm sao ông không đến ? vị thiên Nhơn trả lời : “ hôm qua có vị đại thừa Bồ Tát lên núi, toàn trên núi đều là thiên thần hộ pháp bảo vệ nên tôi không vào được”. Lục Sư Đạo Tuyên sau khi nghe câu nói này trên thân đều toát ra mồ hôi cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng mới biết tâm ý của mình đã nghĩ sai, tự mình có tội nghiệp. Đoạn công án này có thể làm chú giải cho mấy câu của đại sư Huệ Năng khai thị. Chúng ta nhìn thấy lỗi của người khác là tự bạn nghĩ rằng họ có lỗi lầm. Họ có thật sự lỗi có lầm hay không? Không hẳn vậy, người khác thấy khuyết điểm lỗi lầm của đại sư Khuy Cơ nhưng thiên Nhơn nhìn thấy thì khác. Bạn tu đó là giới luật của tiểu thừa, thiên nhơn tôn kính bạn. Nhưng bạn còn kém xa bậc Đại Thừa Bồ Tát. Mỗi ngày thiên nhơn đem thức ăn đến cúng dường cho bạn nhưng thiên nhơn không thể đến gần bậc Bồ Tát, bậc đại thừa Bồ Tát vì có thần hộ pháp bảo vệ nên không vào được là khác nhau ở chổ này. Những lý và sự này chúng ta đều phải biết, đều phải hiểu rõ cái đạo lý này thì mới tiêu trừ tội nghiệp. Nhưng phải sám hối bằng cách nào? Cổ đại Đức dạy cho chúng ta. Chúng ta khởi tâm động niệm, tạo tác tội nghiệp có 2 loại. một loại là già tội, một loại là tánh tội. Cái gì gọi là già tội? Già là ngăn ngừa, phòng ngừa bản thân không có tội. Nó là phòng ngừa bạn tội tạo nghiệp. Loại giới điều này là thuộc về lời dạy bảo. Nếu bạn đã phạm đều gọi là già tội. Loại này thì nhẹ. Còn tánh tội, bất kể Phật có chế định giới luật hay không hễ bạn tạo tác nhất định là phạm tội. Lấy ngủ giới mà nói, sát sanh là tánh tội, dù bạn không thọ ngủ giới vẫn là có tội. Không thể nói ta không thọ giới, ta sát sanh thì không có tội. Không có đạo lý này, không thể nói quốc gia chế định kể giết người thì phải chết. Nhất định phải tử hình. Còn ta không biết pháp luật, không hiểu pháp luật giết người thì ta không bị tử hình hay sao? không có cái đạo lý này, bản thân vốn là có tội. Dâm dục lá tánh tội, trộm cấp là tánh tội, vọng ngữ, lừa gạt chúng sanh cũng là tánh tội. Bất kể bạn có trì giới hay không, bản thân vốn là có tội. Trong ngủ giới uống rượu là già tội. Uống rượu không có tội. Vì sao Phật đem giới giới uống rượu liệt vào trọng giới vì sợ bạn uống say rồi thì phạm đều giới trước, sẽ tạo những điều ác nghiệp phía trước. Cho nên rượu là phòng ngừa, nếu bạn phạm giới uống rượu gọi là già tội, không phải tánh tội. Chúng ta phải hiểu rõ, phải biết đạo lý này. Người chú giải là Trịnh Khang Thành tức do Trình Quyền chú giải. Chúng tôi chọn lấy Kinh bản của thập tam Kinh đính bản cho Trịnh Quyền chú giải. Khi giải đến sự tích của Trịnh Quyền, người Trung Quốc thường nói uống rượu 300 ly. 300 ly là có một sự tích, sự tích này tức là Sự tích của Trịnh Khang Thành. Trịnh Khang Thành là vị đại Nho của đời nhà Hán, người này thông minh tuyệt đỉnh. Ông làm quan rất lớn. Vị thầy mà ông theo học có rất nhiều tập khí. Những tập khí này thầy ông không bỏ được. Khi thầy ông giảng bài cho học trò thì thầy ông phải thưởng thức âm nhạc. Lúc đó, không có máy hát. Tuy không có máy hát nhưng trong nhà thầy ông có ban nhạc đều là những đứa con gái ca hát. Trong nhà có nuôi một ban nhạc. Lúc thầy ông giảng bài những đức con gái này ở phía sau ca hát, đàn cầm. Thầy ông vừa thưởng thức âm nhạc vừa giảng bài cho học trò. Ở phía sau dùng tấm màng che lại. Đó là tình hình của thầy ông lúc giảng bài. Người học trò này cũng nhìn ra phía sau, là chuyện không tránh khỏi. Chỉ có Trịnh Khang Thành ở đó học 3 năm không bao giờ nhìn ra phía sau. Thầy của ông vui lắm, Thầy cũng biết được những học vấn thầy dạy trong 3 năm chỉ có Trịnh Khang Thành một người hoàn toàn học hết. Thầy ông vẫn là kẻ phàm phu, không phải là Thánh nhân, vẫn còn có tâm độ kỵ Biết được học trò này, trong tương lai sẽ giỏi hơn mình nên thầy không phục, nghỉ cách để hãm hại ông để giết ông cho nên, người học trò này tức Trịnh Khang Thành, lúc bái biệt thầy để về nhà thì Thầy dẫn nhóm học trò tiễn ông đến Thập Lý Trường Đình. Lúc tiễn đưa mỗi một học trò đều dâng 3 ly rượu cho Trịnh Khang Thành. Có khoảng mấy chục người Trịnh Khang Thành uống hết 300 ly. Thầy muốn cho ông uống say, uống say rồi thì sẽ giết ông. Nào ngờ đâu, Trịnh Khang Thành uống hết 300 ly rồi mà vẫn không say chút nào. ông uống nhiều như vậy mà vẫn còn tỉnh táo. Cho nên lúc Thầy Lý giảng đến chổ này thì Thầy Lý nói rằng mỗi người chúng ta đều có tửu lượng như vậy thì Thích Ca Mâu Ni Phật không cần giới điều này. Không cần chế định giới điều này. Trịnh Khang Thành uống 300 ly mà không say như vậy thì ông đã rời khỏi, Thầy ông còn mướn tay sát thủ trên đường hại ông, giết ông nhưng ông rất thông minh, ông đi không bao xa thì rẽ qua đường nhỏ đi về nhà. Trong lịch sử có ghi một sự tích như vậy. Nói thầy cũng có đố kỵ học trò, ganh ghét học trò thì bạn mới biết được thật là khó, không phải dễ. Trong lịch sử thật sự có ghi chép một sự tích như vậy. Cho nên chúng ta nhất định hiểu rõ già tội và tánh tội. Già tội thì có thể sám hối y theo phương pháp của Phật dạy mà sám hối. bạch chúng tức là nói ra cho đại chúng biết ta phạm những điều sai lầm nào đó. Phật đã dạy mà ta không thể tuân theo. Ta đã phạm, nếu như đã phạm tánh tội thì trong phương pháp sám hối có sự sám và lý sám. Thì so ra rất phiền phức, phải thật sự phát từ tâm mà sám hối về sau không còn tái tạo. Phải cầu Phật, Bồ Tát gia trì, phải cầu tướng lành, cầu cảm ứng. Những phương pháp sám hối này trong Kinh luận có dạy rất nhiều |
Cập nhật ( 18/10/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com