ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO AFGHANISTAN
* Thích Nữ Huệ Phương
Đạo Phật như một cây đại thọ, gốc rễ đã bám chặt sâu vào lòng đất của Á Châu hơn 2500 năm lịch sử. Chính vì thế gốc rễ ấy đã quá vững vàng để cho những cành lá ấy vươn cao mãi đến tận trời Tây và Phật Giáo đó cho đến hôm nay đã có mặt khắp năm châu trên quả địa cầu này. Như chúng ta đã biết, sau khi vua A Dục (304BC-232BC) quy y với Đạo Phật và gởi nhiều đoàn truyền giáo sang các nước Châu Âu cũng như các nước Trung Á như Hy Lạp, Iran, Irak, Afghanistan… Giáo lý của Đức Phật đã có mặt tại các xứ Trung và Đông Âu này từ hơn 2000 năm về trước.
Vì thế lúc bấy giờ những tăng sĩ, giáo đoàn cũng nư tự viện đã được phát triển hùng mạnh. Đó là kết qủa của những nhà khảo cổ học gần đây đã khai quật được nhiều di tích tại xứ Alexandria cũng như tại Hy Lạp. Điều này chứng tỏ rằng Phật Giáo đã vang bóng một thời tại những xứ ấy.
Sau đó thì các đạo khác xuất hiện. Nhưng Phật Giáo chúng ta vốn chủ trương hoà bình, ôn hòa, bất bạo động, nên đã bị các tôn giáo khác như hồi giáo đã thanh toán chiếm hữu và giết chóc cũng như phá hoại không biết bao nhiêu là tự viện, tu sĩ và những giá trị tinh thần khác. Ngay tại cả Ấn Độ, nói quê hương của Đạo Phật cũng đã trải qua không biết bao thăng trầm như thế. Phật giáo không chùn bước trước những thử thách và chịu đựng ấy, Phật giáo đã nép mình vào sự tồn tại của dân chúng mà thị hiện qua nhiều hình thức khác nhau và trong những thời kỳ bị đánh bại như thế. Phật giáo chỉ còn tồn tại trong những hình thức nghi lễ, cúng bái cũng như đức tin trới Phật mà thôi. Đây chính là cái nhân để giữ gìn trí tuệ cho những thời kỳ phục hưng sau này tại Au cũng như Á Châu.
I. Đôi nét sơ lược về đất nước Afghanistan.
I.1. Lịch sử
Afghanistan nói cho đủ là Cộng Hòa Hồi Giáo Afghanistan, có tên cũ là Nhà nước Hồi Giáo Afghanistan. Tuỳ theo trường hợp nước này có thể bị coi là thuộc Trung hay Nam Á. Về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với hầu hết các quốc gia láng giềng. Cái tên “ Afghanistan” có nghĩa là “vùng đất của người Aghan”
Afghanistan bao gồm nhiều nhóm sắc tộc và nằm ở ngã tư đường Đông và Tây. Nước này từng là một trung tâm thương mại và di cư cổ đại. Vùng này cũng đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục, gồm cả từ Đế chế Ba Tư, Alexander Đại Đế, người Ả Rập Hồi giáo, người Tuskic và những người du mục Mông Cổ, Đế Chế Anh, Liên Bang Xô Viết và Hoa Kỳ.
Ahmac’Shah Durrani đã tạo lập đất nước Afghanistan ở giữa thế kỷ 18 với tư cách là một quốc gia lớn, có thủ đô tại Kandahar. Sau đó, đa phần lãnh thổ quốc gia bị nhượng lại cho các quốc gia xung quanh ở đầu thế kỷ 20, sau những cuộc xung đột khu vực. Ngày 19 tháng 8 năm 1919, sau cuộc chiến tranh Anh- Afghan, đất nước này đã giành lại độc lập hoàn toàn từ Anh Quốc về đối ngoại.
Từ năm 1978, Afghanistan đã phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu, với sự can thiệp từ nước ngoài dưới hình thức chiến tranh xô viết tại Afghanistan và cuộc xung đột năm 2005, Hoa Kỳ trong đó chính phủ Taliban cầm quyền đã bị lật đổ. Năm 2005, Hoa Kỳ và Afghanistan đã ký kết thỏa thuận và tạo mối quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia. Ngày 16-9-1974 Afghanistan lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
I.2. Vị trí- địa lý
Afghanistan là một nước nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa vùng Trung Á với các đồng bằng ở phía bắc và phía tây nam. Điểm cao nhất là Nowshak, độ cao 7.484m trên mực nước biển. Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô và nguồn nước ngọt rất hạn chế. Afghanistan có khí hậu lục địa, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Tại đất nước này thường xảy ra những trận động đất nhỏ.
Afghanistan nằm giữa vùng Tây Á dân số khoảng hai mươi triệu người, diện tích 647.497km2 , dân số tuy ít nhưng có rất nhiều chủng tộc như Puxtum, Tat-zit, Udơbêch… Afghanistan là nước lớn thứ bốn mốt trên thế giới.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia gồn vàng, bạc, đồng, kẻm và quặng sắt ở những vùng đông Nam. Đất nước này cũng có than, chì và muối. Tuy nhiên những nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng khá quan trọng phần lớn vẫn chưa được khai thác vì những ảnh hưởng của cuộc xâm lược Xô Viết và cuộc nội chiến sau đó.
I.3. Dân cư
Dân cư Afghanistan được chia thành nhiều nhóm sắc tộc khác nhau. Một cuộc điều tra dân số có hệ thống chưa từng được thực hiện ở nước này trong nhiều thập kỷ, con số chính xác về số lượng và thành phần các nhóm dân tộc hiện chưa được biết.
Đứng về mặt tôn giáo thì hơn 99% người dân Afghanistan là người Hồi giáo, khoảng 74-89% thuộc phái Suni.
I.4. Văn hóa
Người Afghanistan luôn tự hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên và trên tất cả là nền độc lập của họ, họ được xem là người nhanh nhạy và mến khách vì họ rất coi trọng danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc và sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ khí để giải quyết các tranh chấp. Vì các cuộc tranh chấp bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm của họ từ xa xưa, kiểu chủ nghĩa cá nhân tiêu biểu này đã là một trở ngại lớn đối với những kẻ xâm lược từ bên ngoài.
Afghanistan có một lịch sử khá phức tạp thể hiện qua nền văn hóa hiện nay của họ cũng như nhiều ngôn ngữ và công trình kiến trúc khác.
Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc lịch sử quốc gia đã bị tàn phá trong những cuộc chiến gần đây. Hai pho tượng Phật tại tỉnh Bamiyan đã bị lực lượng Taliban, những kẻ coi đó là sự sùng bái thần tượng phá hủy Tháp Jam, tại thung lũng HariRud, là một địa điểm di sản văn hoá thế giới của UNESCO.
Dù tỉ lệ biết chứ thấp nhưng thi ca là một môn học quan trọng đối với nước Afghanistan. Quan trọng đến mức nó đã thống nhất vào trong văn hóa.
I.5. Kinh tế.
Afghanistan là một nước rất nghèo, một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Hai phần ba dân số nước này sống chưa đến hai dollar Mỹ một ngày. Nền kinh tế đã phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng bất ổn chính trị và quân sự từ cuộc chiến tranh xâm lược Xô Viết từ năm 1979 và những cuộc xung đột tiếp sau đó. Ngoài ra tình trạng hạn hán nặng nề cũng gây rất nhiều khó khăn cho đất nước này trong giai đoạn 1998-2001.
Dân số tham gia tích cực hoạt động kinh tế năm 2002 khoảng mười một triệu người. Tuy không có con số chính thức về tỷ lệ thất nghiệp, ước tính khoảng ba triệu người. Tuy nhiên, Afghanistan đã đạt được mức phục hồi và tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục từ năm 2002. năm 2002 đã tăng được 29%. Một trong những định hướng chính của việc khôi phục kinh tế hiện nay là hồi hương cho bốn triệu người tị nạn tại các quốc gia và phương Tây, những người sẽ mang theo về nguồn nhân lực mới, mối quan hệ, tay nghề cũng như nguồn vốn cần thiết cho việc khởi động lại nền kinh tế.
Chính phủ Afghanistan và các nhà tài trợ quốc tế muốn chú trọng vào cải thiện cao lĩnh vực nhu cầu then chốt, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, nhà ở và cải cách kinh tế. Chính phủ trung ương cũng tập trung vào việc cải thiện tình trạng lỏng lẽo trong chi trả lương và chi tiêu công cộng.
Một số dự án đầu tư tư nhân, với sự hỗ trợ của nhà nước cũng đang hình thành tại Afghanistan. Nói chung nền kinh tế của Afghanistan hiện nay dần dần được cải thiện và có chiều hướng phát triển.
I.6. Chính trị
Chính trị ở Afghanistan từ lâu sống trong tình trạng bất ổn. Có nhiều cuộc tranh giành đảo chính đẫm máu và cuộc chuyển giao quyền lực bất ổn. Ngoại trừ hội đồng thủ lãnh quân sự, đất nước này đã trải qua hầu như tất cả các hệ thống chính phủ trong thế kỷ qua từ quân chủ, cộng hòa, chính trị, thần quyền cho đến quốc gia cộng sản. Hiến pháp được Loya Jirga 2003 phê chuẩn đã qui định chính phủ theo hình thức cộng hòa Hồi giáo gồm ba nhánh: hành pháp, lập pháp, và tư pháp.
Đất nước Afghanistan từ xưa đến nay đa phần là luôn có chiến tranh xảy ra và cho đến hôm nay vẫn còn tiếp tục diễn ra.
II. Đôi nét khái quát về Phật Giáo Afghanistan
Đất nước Afghanistan cho đến hiện nay thì hơn 99% dân số là người Hồi giáo, chỉ còn một phần rất nhỏ là các tôn giáo khác. Trong đó có Phật giáo. Nhưng dù rất nhỏ nhưng Phật giáo cũng có nguồn gốc khi du nhập vào đất nước này.
II.1. Sự du nhập của Phật Giáo vào Afghanistan
Theo sử liệu cho rằng “Phật giáo du nhập vào Afghanistan khoảng 300 năm trước Tây Lịch” dưới triều đại Asoka. Phật Giáo đã vượt ra khỏi Ấn Độ và phát triển rộng về phía Nam, Đông và Tây Ấn Độ. Sau đó du nhập vào vương quốc Hy Lạp đó là các vùng Gandhara, Pakistan và Afghanistan. Vào thế kỷ thứ I BC, một vùng đất rộng lớn bao gồm Bắc Ấn, Gandhara, Afghanistan cho đến thung lũng sông Tarim do hoàng đế Kaniska cai trị. Vị vua này là một tín đồ Phật giáo, dưới triều đại của ông, ông đã tổ chức cuộc kết tập kinh điển lần thứ IV ở Kashamir và cũng chính nhà vua đã cử những vị cao tăng đem Phật giáo đến các nước như Hy Lạp, Ai Cập, Syria… Tất cả những con đường các quốc gia nêu trên phải đi ngang qua Afghanistan rồi sang Trung Á và truyền đến Trung Hoa.
Theo các nhà nghiên cứu thì Phật giáo được truyền vào Afghanistan do hai thương buôn tên là Tapassu và Bhallika gốc người xứ Balhika (hiện nay là thành phố Balkh). Hai người này đã mang lời dạy của đức Phật về Afghanistan đầu tiên. Sau đó Bhallika trở về vương xá xuất gia và thọ tỳ kheo rồi lại trở về Afghanistan để hoằng truyền Phật pháp và dân chúng ở đây có xây dựng một tu viện để dưng cúng cho ông và tăng đoàn. Đây cũng là tu viện đầu tiên ở Afghanistan.
Thực tế lịch sử cho biết Phật giáo đã bám rễ sâu vào đất nước Afghanistan, Phật giáo trở thành một tôn giáo chỉ đạo trải qua một thời gian dài tại đất nước này cho đến khi bị quân Hồi giáo xâm lăng và thiết lập bộ máy cai trị vào thế kỷ X.
Vuq Milanda người gốc Hy Lạp đã từng trị vì ở Bactria nay là một phần của Afghanistan, ông cũng là một Phật tử, thời đại của ông là sau Phật nhập Niết Bàn khoảng 500 năm vào thế kỷ thứ I. BC. Trong các sử liệu ghi lại, vương quốc của Milanda gồm vũng thung lũng Kabul (thủ đô của Afghanistan ngày nay) Peshawar, Punjab, Sindh, Pradesh. Đây có thể nói là một vùng rộng lớn thuộc Tây Ấn Độ và Pakistan hiện nay. Ngoài cuộc vấn đáp nổi tiếng giữa ông và Na Tiên Tỳ Kheo, nhà vua còn cho xây dựng một tu viện mang tên tu viện “Milinda”, cúng dường cho vị cao tăng Na Tiên, đồng thời ông cúng dường rộng rãi cho chư tăng trong xứ thời bấy giờ. Nhà sử học Plutarch ghi lại rằng vua Milinda qua đời như một vị xuất gia, các đô thị Ấn độ đã chia nhau xá lợi nhà vua để tôn thờ.
Sau vị vua Milinda có một ông vua Ấn Độ là một Phật tử (gồm cả vùng Afghanistan và Trung Á) đó là hoàng đế Kaniska. Triều đại Kaniska (78-101 BC) là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Phật giáo tại Ấn Độ. Nó đánh dấu sự hưng khởi của Phật Giáo Đại thừa và sự ra đời của những sáng tác văn chương Phật giáo với những tên tuổi nổi tiếng như : Parsa, Asvaghosa (Mã Minh) Vasumitra (Thế Hữu). Chính dưới triều đại Kaniska, Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở Trung Á và Đông Á, dưới sự bảo trợ của nhà vua hoạt động hoằng pháp không ngừng được đẩy mạnh trong một vương quốc rộng lớn từ Trung Ấn Độ ngang qua Afghanistan đến các vùng Trung Á.
II.2. Sơ lược về Phật Giáo Afghanistan thời xưa
Những di tích của Phật giáo rãi rác khắp nơi trong đất nước Pakistan hoặc tập trung ở những khu sinh hoạt sầm uất, đặc biệt là khu vực Bamigan, nơi có hai pho tượng Phật cổ bằng đá vĩ đại nhất thế giới. Banuyan cũng nổi tiếng vì những kiến trúc bằng đá tạo dựng dọc theo sườn núi. Người ta cũng đã tìm thấy dấu vết của trên hai mươi nghìn kiến trúc như vậy. Đến nay vẫn chưa có một con số thống kê chính thức. Nhưng con số trên hai mươi ngàn kiến trúc trên những vùng núi và chưa kể một số lượng lớn hơn những cơ sở Phật giáo ở những vùng cao nguyên, đồng bằng và thị tứ mà ngày nay đã bị xoá sạch không còn vết tích gì cả, đủ để chứng minh rằng Afghanistan có thời là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất trong thời cổ.
Khoảng một trăm năm sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn một số Tỳ kheo thuộc Maha Tăng kỳ bộ du hóa vào Afghanistan hoằng đạo và xây dựng nhiều cơ sở ở Udyana, vùng đất cực Đông của Afghanistan khoảng một thế kỷ sau dưới triều đại của vua A Dục trưởng lão Maharakkhita thuộc thượng toạ bộ cũng đã đến hoằng hóa ở nơi đây. Thực tế lịch sử cho biết Phật giáo đã bám rễ sâu vào đất nước Afghanistan và thấm nhuần vào tâm hồn của người dân ở đây. Phật giáo thật sự trở thành một tôn giáo chủ đạo trải qua một thời gian kéo dài cả ngàn năm cho đến khi tất cả những quốc gia Trung Á này bị Hồi giáo xâm lăng và thiết lập một bộ máy cai trị rộng khắp vào thế kỷ thứ mười.
Thành phố Hadda và Jallalabad cách thủ đô Kabul 177 cây số về phía Đông của Afghanistan là hai địa danh nổi tiếng là có nhiều chùa tháp và tranh tượng Phật giáo thuộc trường phái nghệ thuật Gandhara.
Thành phố Kapisa của Afghanistan cũng đã từng là một thủ đô của đại vương triều Kusana mà vua Kaniska là vị vua nổi tiếng việc hộ trì và hoằng dương phật pháp. Ong là vị đại đế vĩ đại nhất của vương triều Kushan. Trong hai mươi ba năm trị vì, ngoài việc xây dựng tăng tài, Kaniska thật sự nổi tiếng là một phật tử tại gia vĩ đại, ông đã bảo trợ việc kết tập kinh điển lần IV tại Kasmir chính cuộc kết tập này đã bắt đầu đánh dấu sự hưng khởi của Phật giáo Đại thừa. Tại cuộc kết tập này những bản số giải của Thánh Điển Phật Giáo được biên tập và chạm khắc lên những bản bằng đồng. Ngày nay di tích của hoàng cung vua Caniska đã được các nhà khảo cổ tìm thấy. Đó là một khu vực rộng lớn bao gồm quận Shototak và cả Paitawan ngày nay do có một hệ thống lầu các cung điện tráng lệ bên cạnh là những tháp miếu và những tu viện to lớn.
Ngoài dấu vết những bản kinh bằng đồng của vua Kaniska còn có những bia ký của vua Adục còn tồn tại ơ Afghanistan có thời là một châu quận quan trọng vương quốc mênh mông của vua Adục, vị vua sau cùng và vĩ đại nhất của vương triều Mauriya.
Tất cả những di tích còn lại trong lãnh thổ Afghanistan, những ngôi chùa Phật, những hệ thống tu viện, tăng xá, tháp miếu, điện, đường… những di tích mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng đủ nói lên sự thật rằng A- phú Hãn đã có thời là một quốc gia trù phú và hưng thịnh của Phật giáo trong quá khứ.
II.3. Anh hưởng của Phật Giáo đối với Afghanistan hiện nay
Cho đến hiện nay không ai có thể ngờ rằng “ngay bên vùng đất nay thuộc về các quốc gia Hồi giáo lại là những tu viện Phật giáo hơn 1.200 tuổi. Các sử gia, nhà khảo cổ học đến từ khắp nơi trên thế giới đang khôi phục những di tích mà theo họ là quý giá chưa từng thấy đến nay”.
Hiện nay Giám đốc tổ chức văn hóa, khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại Uzbekistan, Barry Lane, nói : “Trong khi Taliban hủy diệt những di sản đạo Phật qúi giá thì Uzbekistan đang tìm cách giữ nó”. Chúng ta thấy rằng đến ngày hôm nay tuy rằng đạo Phật chỉ chiếm một phần nhỏ trong đất nước Afghanistan nhưng vẫn có một thế đứng khá vững vàng. Chính vì thế mà nhiều nhóm Phật giáo từ nhiều nước trên thế giới. Điển hình là nhóm Sika Gakkai (Nhật Bản) sẽ giúp sức bảo vệ khu di tích. Chính phủ Nhật đã ủng hộ 750.000USD cho công cuộc khôi phục di tích này. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng đạo Phật có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tâm linh của người ở đất nước Afghanistan này.
KẾT LUẬN
Qua các giai đoạn lịch sử chúng ta thấy rằng từ thời Afghanistan cổ đại cho đến nay đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo. Phật giáo đã để lại cho Afghanistan nói riêng cũng như thế giới nói chung một sản phẩm vô giá. Phật giáo Afghanistan đã đóng góp xây dựng đất nước, đánh dấu một móc son cho lịch sử về những giá trị văn hóa, kiến trúc, nghi lễ rất to lớn mà đặc biệt là nền văn hóa. Đất nước này đã góp cho di sản văn hóa thế giới không nhỏ như hai tượng Phật nhưng đã bị các tay súng Hồi giáo ở Pakistan phá hủy.
Được Phật du nhập và phát triển rất phồn thịnh ở Afghanistan từ thời xa xưa. Afghanistan được xem là chiếc nôi thứ hai của Phật giáo với nhiều thắng tích qúy giá. Nhiều pho tượng được tạc khắc trên đá rất nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách trên thế giới đến chiêm bái và thưởng ngoạn. Một quốc gia trù phú về thiên nhiên, với nhiều thung lũng hữu tình, là điểm phát xuất và truyền thừa nhiều bản kinh cổ mà ngày nay thế giới còn đang quan tâm.
|