Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

NỀN NGHỆ THUẬT YÊU ĐỜI CỦA ĐẠO BỤT (GSTS Nguyễn Thuyết Phong)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

NỀN NGHỆ THUẬT YÊU ĐỜI CỦA ĐẠO BỤT

* GSTS Nguyễn Thuyết Phong

Viện Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam

          Quá trình phát triển nghệ thuật của các dân tộc trên thế giới thường gắn với sự phóng quang của các hệ tư tưởng chủ đạo. Mục đích của nghệ thuật là đi tìm và thể hiện vẻ đẹp. Chính nhờ vào những tia sáng tư tưởng ấy mà nghệ thuật được thăng hoa. Hai ngàn năm trước đây, các nghệ nhân, nghệ sĩ bắt gặp hệ tư tưởng Phật giáo đang có mặt trên đất nước ta. Đạo Bụt, hay ‘Bụt đà” là phiên âm trực tiếp của từ tiếng Sanscrit “Budha” có nghĩa là “Đấng giác ngộ giải thoát”. Trong dân gian, người Việt cổ thường gọi Ngài là “ông Bụt”. Nhẹ nhàng, ung dung, dân tộc ta tiếp thu một cách có chọn lọc những yếu tố mới, lạ, đẹp từ tư tưởng của ông Bụt và nhanh chóng biến nó thành một nền nghệ thuật vừa mang tính Việt và tính “Bụt” mà nay chúng ta gọi là “tính Phật giáo”.

          Tính Phật giáo đã hòa lẫn vào dòng văn hóa và nghệ thuật Việt Nam. Đây quả tình là một đề tài vô cùng rộng lớn vì thời gian lịch sử dài lâu, ăn sâu vào cội rễ của con người Việt. Sự đáp ứng của nghệ thuật ấy cho niềm mơ ước của xã hội Việt Nam thật bao la, không sao kể hết. Nói một cách khác, tính dân tộc trong nghệ thuật Phật giáo đã trở thành một sự thực hiển nhiên.

          Tuy vậy, dù chúng ta nhận biết được thực tế ấy, chúng ta vẫn còn cần phải đi tìm nguyên nhân nào đã nẩy sinh ra nền nghệ thuật Phật giáo và nó có thực sự phản ánh những hoài bão của xã hội chúng ta hay không, hoặc phản ánh bằng cách nào. Đó cũng chính là lý do khiến chúng tôi đặt vấn đề với các nhà nghiên cứu uy tín, tận tụy, già dặn kinh nghiệm qua hội thảo này với chủ đề “Nghệ thuật Phật giáo đóng góp cho đời sống xã hội Việt Nam”.

          Chúng tôi đặc biệt trân quý nhiệt tâm của chư tôn giáo phẩm, chư liệt vị có mặt hôm nay, không những để công bố kết quả nghiên cứu và công cuộc tìm hiểu sâu sắc của các nhà nghiên cứu nghệ thuật mà trên hết còn hi vọng sẽ thể hiện một tinh thần hội luận đầy tính trí tuệ, từ bi, và đạo vị mang một đặc tính khác với các hội thảo khác.

          Là một dân tộc chịu nhận ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Phật giáo Đại thừa, lấy phương châm “hội nhập” làm cơ sở sinh tồn, chúng ta có thể đặt vấn đề với các nhà nghiên cứu từ những góc độ nghệ thuật khác nhau: kiến trúc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, nghi lễ, điêu khắc, trang phục, nhạc cụ, múa và ngay cả nghệ thuật ẩm thực.

          Chúng tôi muốn đặt dấu mốc lịch sử Lý – Trần làm tiền đề cho việc tìm hiểu, phân tích, và nhận định về đóng góp của nghệ thuật Phật giáo trong xã hội Đại Việt cách đây đúng một nghìn năm. Theo các sử liệu, từ Đại Việt sử ký toàn thư đến nhiều bộ sử khác, nhiều công trình vĩ đại đã thực hiện ở thủ đô Thăng Long. Năm 1010 vua Lý đã cho mở kho 1680 lạng bạc để đúc một nhạc cụ lớn nhất nước ta, đó là quả đại hồng chung chùa Đại Giáo. Một năm sau, đội nhạc gồm 100 nhạc công phục vụ cho các tế lễ ở điện Hàm Quang. Các năm 1014, 1015, 1016 tuần tự tổ chức đại giới đàn chùa Vạn Tuế, lễ trao Xá lợi Phật ở chùa Tề Thánh, và đặc biệt một đại giới đàn hoành tráng nhất trong lịch sử diễn ra tại chùa Thiên Quang, truyền giới cho một nghìn giới tử. năm 1040 hội La Hán ở Long Trì được mở ra, khánh thành 1000 tượng Phật, hơn 1000 tranh Phật, vẽ hơn một vạn lá phướng. Một năm sau đó, vua đặt phẩm cấp cho hơn 100 nhạc kỹ để từ đó chuẩn bị cho đại lễ khánh thành chùa Diên Hựu năm 1049 với hàng trăm nhạc công, nghệ sĩ ca múa vòng quanh hồ sen chùa Một Cột. Kỳ diệu thay, 100 năm trước đó, thiền sư Phật Triệt đã căng buồm vượt đại dương, truyền bá nghệ thuật múa Phật giáo Việt Nam tại cung đình Nhật Bản, trở thành một trong ba bộ phận nhã nhạc của hoàng triều: Rinyugaku, Komagaku, và Togaku.

          Đây là dấu ấn của thời đại vàng son trong lịch sử nước ta mà nghệ thuật ca múa, tán tụng với đề tài Phật giáo được truyền thừa mãi mãi về sau. Từ dấu mốc lịch sử này, những ai đã từng tham gia các trai đàn Mông sơn chẩn tế hẳn nhiên có thể nhận ra sự hài hoà giữa âm nhạc truyền thống dân tộc trong nghi lễ Phật giáo. Âm nhạc và múa trong hơn 350 nghi lễ Phật giáo thể hiện một số lượng vĩ đại về bài hát và nhạc điệu do chính các bậc cao tăng sáng tác và đại chúng khắp nơi thể hiện. Mười thể nhạc Phật giáo do chính các sư tăng sáng tác mà chúng tôi đã hệ thống hoá trong nghiên cứu Dân tộc nhạc học thế giới (Ethnomusicology) cách đây 25 năm đã, ngày và đêm diễn ra tại các chùa chiền, do chính quý sư tăng cung cấp là một kho tàng văn chương, thi phú, nghệ thuật thanh điệu vô cùng quý báu. Những buổi công phu sáng sớm đến nhiều nghi thức buổi trưa, chiều, tối; những nghi thức trong thiền viện lẫn tại tư gia các cư sĩ ở nhiều miền văn hoá, nhiều truyền thống nhỏ trong cả nước là một kết tập tinh hoa trí tuệ của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam. Nó kết hợp vững chắc với các ngành nghệ thuật qua ngôn ngữ bác học, văn vẻ tuyệt vời cho đến những thiên kinh điển được dịch thuật rất sớm từ tiếng Phạn (Sanscrit) sang tiếng Hán Việt, rồi đến thứ tiếng thuần Việt. Từ những kinh Pháp hoa tam muội, được xem là một trong những tác phẩm dịch thuật sớm nhất ở các nước Phật giáo Bắc Tông, vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Một tập kinh giá trị bậc nhất như Khoá hư lục của Trần Thái Tông là một bằng chứng sáng tạo tuyệt đỉnh của văn chương và tư tưởng Việt Nam. Ngôn ngữ Việt bỗng trở nên giàu có lên rất sớm. Và hiện nay, phải chăng chúng ta có được một ngôn ngữ phồn thịnh trong văn học và sâu rộng trong dân gian cũng nhờ vào đóng góp của đạo Phật ?

          Đề dẫn về những điểm trên chúng tôi chỉ mong có thể dùng đó để làm cự ly cho nhiều nghiên cứu khác. Về mặt kiến trúc, chạm khắc, các nghệ sĩ Phật tử từ mấy nghìn năm qua đã tạo cho bối cảnh thiền vị thêm đặc trưng và ý nghĩa. Chúng ta mong mỏi được nghe các nhà nghiên cứu bàn luận thật sâu, thật rộng về những đóng góp ấy trong hội thảo này.

          Ý niệm về nghệ thuật và hệ tư tưởng Phật giáo đã gắn kết chặt chẽ với chủ trương và mục đích phục vụ chúng sinh. Vì thế, khi nhìn về những pho tượng với nụ cười nhè nhẹ, từ bi của Đức Như Lai hay sự trầm mặc, hiểu đời, đại diện rất thực cho tâm trạng con người qua hình tượng các vị La Hán chùa Tây Phương, các chùa ở Hưng Yên, Bắc Ninh cũng như hàng nghìn các ngôi chùa trên đất nước ta, chúng ta cảm nhận được mức độ thể hiện rất cụ thể.

          Trọng tâm của đạo Phật là “con người”, không phải là ý niệm thần khải, mặc khải, hay quyền lực thống trị toàn năng của một đấng giáo chủ. Tiếng đại hồng chung ngân xa một cách uy nghiêm, thể hiện chiều ngang của âm thanh tiến gần và xuyên qua trái tim con người để xoa dịu nỗi khổ đau, hướng đến sự giải thoát, đúng theo mỹ học dân tộc và đạo lý Việt Nam. Chính vì thế, như nhận định của Giáo sư Vũ Khiêu, một nhà văn hoá lớn của chúng ta đã khẳng định qua tham luận của giáo sư rằng: “Nghệ thuật Phật giáo Việt Nam ra đời và lớn lên trong mối quan hệ giữa đạo lý nhà Phật và đạo lý dân tộc”. Nói một cách khác, đạo Phật ra đời là để phục vụ cho xã hội. Vì lẽ, nếu không có khổ đau của loài người, hẳn nhiên không có một raison-d’être của đạo Bụt tự nghìn xưa.

          Làm thế nào, qua hội thảo hôm nay, chúng ta nhận diện được một điều mới mẻ rằng: Nghệ thuật Phật giáo thể hiện cá tính thông minh, sáng tạo, trí tuệ, thân thiện, cởi mở, không nằm ngoài mục đích giải phóng khổ đau. Sự phân tích và nhận định của các nhà nghiên cứu tham luận mong rằng sẽ giúp chúng ta lĩnh hội được thêm ý nghĩa sâu sắc nhất của nền nghệ thuật yêu đời của đạo Bụt. ª

Cập nhật ( 14/01/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CHÙA KHMER (TT Danh Lung)

TEM QUAN ÂM THỊ KÍNH (Dương Khôi)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.461
  • 3.318
  • 187.780

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học