QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỮ KHMER
* Thạch Đờ Ni
Đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu
Chữ Khmer đã hình thành song song với lịch sử của người Khmer. Nhưng người ta chỉ có thể ghi nhận được từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Vậy là đã qua một thiên niên kỷ hơn một ngàn năm.
Nếu ta nghiên cứu tỉ mỉ từng năm theo quá trình phát triển của lịch sử thì không thể được. Vì vậy nên các nhà nghiên cứu đã chia quá trình phát triển của chữ Khmer thành 4 thời kỳ như sau:
Hình dạng chữ Khmer đầu tiên được quốc vương Bhavavaraman sáng lập năm phật lịch 707. <?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office”>
I. CHỮ KHMER THỜI TRƯỚC <?xml:namespace prefix = st1 ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags”> ANGKOR:
Đây là thời kỳ đầu có thời gian từ khi khai sơn lập quốc, dựng xây nền văn minh cho đến thế kỷ thứ VIII. Thời kỳ đó thủ đô chưa được xây dựng ổn định. Việc xây dựng nền văn minh có chữ viết hẳn hoi cũng chưa phát triển mạnh mẽ. Người ta tìm thấy một số di tích như chữ viết khắc trên đá và những mẫu truyện về tôn giáo. Nhưng sữ học đã nói nhiều về nhà trí thức trong thời kỳ này vì nhà vua rất trọng dụng nhân tài.
Hình dạng chữ Khmer đượ quốc vương Jiyavaraman và HemaTrivaraman sửa đổi lần thứ hai phật lịch năm 789.
II. CHỮ KHMER THỜI ANGKOR
Thời kỳ thứ hai tính từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ thứ XIV. Thời kỳ này người Khmer đã xây dựng thủ đô rất phồn thịnh. Nền văn minh của ngươi Khmer cũng bắt đầu phát triển mạnh. Nhà vua đứng ra mở cuộc họp để chỉnh sửa chữ viết sao cho phù họp với hoàn cảnh thực tế. Vì thế người ta thấy rất nhiều di tích như văn bản quan trọng khắc trên đá. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn tìm thấy những văn bản viết trên da thú như truyện Ramayana, truyên Mahabhatara và truyện dân gian khác. Mục đích văn chương của thời kỳ này có nhiều triển vọng và lên đến bậc cao nhất trong lịch sử chữ viết của người Khmer.
Hình dạng chữ Khmer được quốc vương Rajentravaraman sửa đổi lần thứ ba phật lịch năm 798.
III. CHỮ KHMER THỜI SAU ANGKOR:
Trong thời kỳ trước chữ Khmer rất phát triển nhưng đến thời kỳ này lại rơi vào sự suy thoái rất trầm trọng gần như mất hẳn dấu vết về việc chuyển biến của chữ viết. Nguyên nhân của sự suy thoái là do có ngoại bang đánh chiếm thủ đô Angkor, tất cả tài liệu ghi chép của một nền văn minh đã bị đánh cấp hình như hoàn toàn, chỉ còn xót lại một số ít chuyển về thủ đô mới. Thủ đô mới không ổn định, cùng lúc đó sảy ra nội chiến và sự xâm chiếm từ ngoại bang nên chữ viết không có cơ hội để phát triến tiếp. Trong thời kỳ này tất cả các tài liệu của người Khmer được viết trên lá buông và trên giấy Krăng (giấy dầy).
Cho đến cuối thế kỷ thứ XVII mới có trí thức nhiều trở lại, dưới sự hổ trợ của quốc vương Ang Đuông. Vị vua này xây dựng lại hệ thống chữ Khmer mới, họp trí thức lại ghi chép tài liệu và dựng xây hệ thống giáo dục mới.
Hình dạng chữ Khmer được quốc vương SoriyavaramanII sửa đổi lần thứ tư phật lịch năm 1116.
VI. CHỮ KHMER THỜI CẬN ĐẠI:
Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1863. Đây là thời kỳ người Khmer sống đưới sự đô hộ của ngoại bang nhất là Pháp. Văn nghệ sĩ từ thời kỳ Ang Đuông tiếp tục hoạt động theo tư tưởng ngày càng thất vọng của minh. Nhưng việc phổ biến tác phẩm thì có nhiều hơn trước, vì công nghệ in ấn phát triển thuận lợi hơn thời kỳ viết trên lá Buông và Krăng.
Cho đến năm 1953, Đây là thời kỳ độc lập, chữ Khmer đã trở thành một loại ngôn ngữ thông dụng với dạng hiện đại đúng nghĩa của nó.
Hình dạng chữ Khmer thời hiện đại.
Đối với chữ Khmer của cộng đồng người Khmer ở Việt Nam thì ta thấy rằng: có sự phát triển đều dù trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, ngôn ngữ và chữ viết đã được hoàn chỉnh nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục Khmer ngữ rõ ràng. Nhưng nói chung người Khmer họ rất cố gắng giữ gìn và bảo vệ chữ viết của mình. Hiện nay chữ Khmer cũng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập thế giới. Và đặc biệt chữ Khmer đã trở thành một bộ phận ngôn ngữ không thể thiếu trong cộng đồng ngôn ngữ Việt Nam. Dưới sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự nổ lực phấn đấu của mình, người Khmer nói chung và văn nghệ sĩ Khmer nói riêng hoàn toàn hy vọng rằng: Trong thời gian không xa Khmer ngữ sẽ phát triển lên một tầm cao mới. Đặc biệt là sẽ có tác phẩm mới và hay bằng chữ Khmer để làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam.
(nguồn Khmerbooks.blogspot.com)
Cập nhật ( 05/11/2009 )