Ảnh hưởng Phật giáo trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát (Bài “Đêm hai mươi ba, bài 2, sđd, tr. 202-203).
Và đây là một đoạn thơ thể hiện sự hiểu biết mang tính chất dung hợp Phật-Lão-Trang của ông:
“Tự ngã pháp nhãn quan
Lục tặc dĩ nhược không
Hỏa khanh tước huyễn tước
Luân đạn dữ hóa đồng…”
(Nếu lấy pháp nhãn của ta mà nhìn
Thì sáu khiếu chẳng qua là không cả
Một khi hố lửa đã bén đến cái sắc tướng hão huyền,
Thì có làm bán xe hay viên đạn cũng chỉ là cùng về với cõi hóa…)
(Bài “Ngày hai mươi mốt tháng giêng…”,sđd, tr. 106-107).
Những từ pháp nhãn, lục khiếu (lục căn), không, hồ lửa, sắc tướng, huyễn, là của Phật. Hình ảnh hàm chứa trong câu sau cùng: “Thì có làm bánh xe hay viên đạn cũng chỉ là cùng về với cói hóa” là tư tưởng Trang Tử, xem việc sống, chết của người đời chẳng qua là sự chuyển hóa tự nhiên, có gì mà phải bận tâm.
Đáng chú ý nhất là trong bài “Bệnh trung” (Trong lúc ốm), Cao Bá Quát đã nhắc đến “bệnh của Duy-ma-cật”,, chứng tỏ ông đã có những tìm hiểu đáng kể về Phật học.
“Át đồng bất thức Duy-ma bệnh
Sát vấn yêu vi sấu tổn vô?”
(Chú bé con không hiểu cái bệnh Duy-ma của ta
Cứ hỏi luôn rằng: Vành đai lưng có gầy đi phần nào không?)
Nhìn chung, Cao Bá Quát chưa có những tâm đắc sâu sắc về Thiền học như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, hoặc có một cái nhìn quán xuyến về Phật giáo mang tính dung hợp cao như Nguyễn Công Trứ (1778-1855), nhưng rõ ràng là dấu ấn Phật giáo đã in khá đậm trong thi ca của ông, chứng tỏ đạo Phật đã tác động đến hầu hết các tác gia lớn của văn học cổ điển Việt Nam vậy.
Cập nhật ( 17/04/2010 )