Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CHÙA BỬU LÂM VỚI 02 BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG VÀ 8 LIỆT SĨ

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

CHÙA BỬU LÂM VỚI 02 BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG VÀ 8 LIỆT SĨ

 * Trí Đức

Tại khu di tích căn cứ Khu ủy khu 9 Tây nam bộ, Tỉnh ủy Bạc Liêu, Sóc Trăng, Huyện ủy Hồng Dân và các lực lượng võ trang đóng quân có tên là cánh đồng Khoen, nay là ấp Xẽo Gừa, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu có chùa Bửu Lâm tọa lạc. Nơi đây đã trãi qua những cơn bão khốc liệt của chiến tranh và cũng chính tại thảo am nầy có 02 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 08 liệt sĩ.

 

          Đầu thế kỷ XX, các phong trào kháng Pháp trong nước vẫn tiếp tục hoạt động quyết liệt; Cụ Đào Miên Trường, Phó tướng của Nguyên Soái Trần Diền nguyên là bộ tướng của Thiên Hộ Dương hoạt động tại Cái Bè, Tiền Giang với danh nghĩa tổ chức Thiên Địa Hội và thành lập môn phái Đức Lâm đặt tại chùa Thiền Lâm, Cái Bè. Đến năm 1903 cơ sở bị lộ và thủ lĩnh Trần Diền bị Pháp bắt giam vào ngục thất cho đến chết. Ông Đào Miên Trường cùng bộ tướng và con là Đào Tấn Phát xuôi về ấp Xẽo Gừa, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân cất thảo am giữa rừng nước mênh mông vào năm 1903. Đến năm 1909 được xây dựng lại có tên là chùa Bửu Lâm. Trên trục giao thông thủy lộ tiếp giáp 03 tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, ghe xuồng qua lại dưới táng cây đước réo rất tiếng đàn, hỏi ra mới hay có một nhà sư đang dạy lễ nhạc cổ truyền Phật giáo cho các môn đệ, họ dừng chân bước vội lên chùa nhấp ngụm trà nóng và đặt tên là chùa Thầy Kéo bởi Thầy Tấn Phát mà kéo đàn nhị thì khoan nhặt tuyệt vời! Cũng tại nơi ấy, một thời quy tụ nhiều nghệ sĩ là các nhà sư Phật giáo nổi danh một thuở với những lễ hội mang đậm nét văn hóa Phật giáo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều đóng góp cho nền lễ nhạc Phật giáo Nam bộ.


 

Năm 1940, Thầy Miên Trường viên tịch, Thầy Tấn Phát cũng ra đi vào năm 1944. Đến ngày toàn quốc kháng chiến, chùa Bửu lâm trở thành đại bản doanh của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phước Long, căn cứ của bộ đội Vũ Đức, tiểu đoàn 124. Đến năm 1946, chùa bị tàn phá trong một một trận càn. Năm 1955, chùa Bửu Lâm được khôi phục và được dùng làm tiền trạm của Khu ủy Khu 9 Tây Nam bộ, nơi đây có n hiều cuộc họp quan trọng của Tỉnh ủy Bạc Liêu, Công an huyện Phước Long cũng đóng tại đó và có cả Đảng ủy xã Ninh Thạnh Lợi. Thời gian nầy có các cụ Sơn Vong, Maltha Thông, Huỳnh Cương về công tác và ở tại chùa, Bửu Lâm còn in dấu chân của các Cụ Lê Duẫn, Cụ Vũ, Ông Năm Cừ, Chú Sáu Dân …Trong vùng giải phóng, địch cứ càn quét, chùa bị phá hủy rồi được dựng lại, tiếng chuông mõ hòa lẫn tiếng đạn bom, lời kinh tiếng kệ hòa nhập vào lòng người xoa dịu nỗi đau của chiến sĩ đồng bào trước những đau thương mất mát. Theo bước chân của những người anh hùng, bảy người con của Thầy lần lượt tham gia cách mạng, người lãnh nhiệm vụ nơi chiến tuyến, người ở lại chùa hoạt động hợp pháp trong lớp áo nâu sồng. Trong 7 chiến sĩ ấy có 06 người là Đảng viên Đảng CSVN và đặc biệt có 02 người mẹ…

Mẹ Đào Kim Huê tham gia cách mạng trong thời kỳ kháng Pháp, năm 60 là Tổ trưởng Phụ nữ giải phóng, năm 69 bị lực lượng nhảy dù bắt đến năm 70 ra tù và tiếp tục hoạt động, người phụ nữ Đảng viên ấy lại cống hiến cho sự nghiệp cách mạng với 05 đứa con hy sinh trên chiến trường Nam bộ và Bà Chủ tịch nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Còn mẹ Đào Kim Hoa tham gia cách mạng từ năm 1945, là Ủy viên Ban Chấp hành  Phụ nữ huyện, được kết nạp vào Đảng CSVN năm 1961, quá trình đấu tranh đã nhiều lần vào tù ra khám, cả gia đình Mẹ đều tham gia cách mạng, có 05 người con thì đã hy sinh hết 03 và Mẹ cũng được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

 

Khi nước nhà được độc lập thống nhất, gia đình họ tộc Đào từ nhiều nẻo đường lưu lạc tìm về nơi chôn nhau cắt rốn, thăm lại chùa xưa giờ chỉ còn là nền cũ hoang phế. Bên chòi tranh mái lá xác xơ, họ điểm danh ai còn ai mất và có kế hoạch khôi phục di tích của tiền nhân, nhưng mãi đến năm 1999 chùa Bửu lâm  mới được con cháu tộc họ Đào dựng lại, đến năm 2003 thì được Ban Trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận. Năm 2010 được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ra Quyết định công nhận Chùa Bửu Lâm là cơ sở tự viện thuộc GHPGVN với thành tích là cơ sở cách mạng. Năm 2012, Sư cô Thích Nữ Liên Nam là đệ tử của Sư cô Thích Nữ Nghiêm Thành chùa Giác Hoa, sau khi học xong chương trình Cao đẳng Phật học tại Bạc Liêu được Giáo hội đưa về trông coi chùa. Qua 02 năm thử việc, xét thấy Sư cô có đủ điều kiện đảm nhận trọng trách nên Ban Trị sự GHPGVN huyện Hồng Dân có tờ trình đề nghị Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu bổ nhiệm trụ trì.

Sáng ngày 23/12/2014, Lễ Bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Lâm được long trọng cử hành. Tham dự có Thượng tọa Thích Quảng Thới, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bạc Liêu; Đại đức (ĐĐ) Thích Phước Chí, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trưởng BTS; Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa, Phó trưởng BTS; ĐĐ Thích Giác Tiếp, Trưởng Ban Kiểm soát BTS; ĐĐ Thích Thanh Nhân, Trưởng BTS GHPGVN huyện Hồng Dân; Chư Tôn đức trong BTS tỉnh, các huyện thành phố và trụ trì các tự viện. Về phía Chính quyền có các Ông Trần Thanh Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hồng Dân; Ông Danh Khiên, đại diện Ban Chỉ huy Công An huyện; Bà Lê Thúy Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi; Ông Lâm Sơn Vui, Chủ tịch UBMTTQVN xã; Ông Văn Long, Xã Đội trưởng; Ông Ngô Văn Điền, Trưởng ấp Xẽo Gừa cùng với số đông Phật tử.

Tại buổi lễ, sau phần nghi thức, Đại đức Thích Thiện Năng, Phó Thư ký Ban Trị GHPGVN tỉnh, Phó trưởng BTS GHPGVN huyện tuyên đọc Quyết định của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu chính thức bổ nhiệm Sư cô Thích Nữ Liên Nam đảm nhận chức vị Trị trì chùa Bửu Lâm. Sau lời phát nguyện nhận nhiệm vụ của tân trụ trì, Thượng tọa Thích Quảng Thới ban đạo từ cho buổi lễ, Ngài ngỏ lời cảm ơn Lãnh đạo chính quyền, các ngành các cấp đã quan tâm giúp đỡ cho ngôi chùa được sinh hoạt, Thượng tọa bày tỏ lòng biết ơn họ tộc Đào đã có công giữ gìn ngôi chùa cho đến hôm nay, Thượng tọa cũng sách tấn Sư cô tân trụ trì hãy cố gắng làm tốt trọng trách được giao, hướng dẫn đồng bào Phật tử tu học, động viên mọi người cống hiến nhiều hơn nữa góp phần xây dựng quê hương xứ sở và phát triển cơ sở tự viện ngang tầm với giá trị lịch sử có một không hai tại tỉnh Bạc Liêu nầy.

 

Cập nhật ( 09/01/2015 )

Related Posts

Phật tử lắng nghe thuyết giảng

Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

1 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

1 ngày trước
0
Quang cảnh khóa tu

Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

1 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: [Video] Tổng hợp tin hoạt động Phật sự tỉnh tháng 02 năm 2023

4 ngày trước
0
Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban trị sự Phật giáo tỉnh trao tặng 2,4 tấn gạo cho học sinh và bàn giao mái che tại trường THCS Nguyễn Huệ

4 ngày trước
0
Next Post

ĐẠI LỄ KỲ SIÊU ANH LINH LIỆT SĨ TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2014

Bài viết xem nhiều

  • Phật tử lắng nghe thuyết giảng

    Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

4 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.660
  • 3.288
  • 181.816

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học