Phật Giáo Bạc Liêu
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Bảo tồn và phát huy nhạc lễ Phật giáo Nam bộ

Phật Giáo Bạc LiêuĐăng bởiPhật Giáo Bạc Liêu
08/01/2024

23/06/2008

BẢO TỒN VÀ PHÁT  HUY NHẠC LỄ  PHẬT GIÁO NAM BỘ

Trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt truyền thống vùng Nam Bộ, âm nhạc là một loại hình văn hoá đậm màu sắc dân gian nhất. Nghệ thuật diễn xướng cá nhân, diễn xướng nhóm của các làn điệu vô cùng phong phú  trong đờn ca tài tử, vọng cổ, cải lương và nhạc lễ Việt trong các chùa Phật Nam Bo mang bản sắc văn hoá vùng Nam Bộ không thể pha trộn và nhầm lẫn với âm nhạc trong quan họ, Xoan … của vùng văn hoá Việt Bắc bộ và  âm nhạc trong Bài Chòi, tuồng, Hò Huế của vùng văn hoá Việt  ở miền Trung bộ. Mặt khác, nhạc dân gian người Việt  ở Nam Bộ không cùng “gen “ với nhạc dân gian Khmer Nam Bộ, Chăm Hồi giáo Nam Bộ và âm nhạc dân gian Tây Nguyên, nhưng lại có dấu ấn phảng phất của âm nhạc “ hát Tiều “ (Triều Châu ),“ hát Quảng” (Quảng Đông ), song nó vẫn khác biệt với  “ Hát Tiều” và “ Hát Quảng”.

         Có người cho rằng, âm nhạc Việt truyền thống trong vùng văn hoá Nam Bộ xuất phát từ  “ hát Tiều “, “ hát Quảng “ và “dù kê” của đồng bào Khmer Nam Bộ. Tôi cho rằng, cách nghĩ như trên không sai, nhưng  chưa thật thoả đáng , mà “ hát Tiều” và “ hát Quảng” chỉ là nhân tố “ hoà nhập” còn xuất phát của đờn ca tài tử, vọng cổ, cải lương có lẽ phải từ “ “Hò Bạc Liêu”, “ Hò chèo ghe”, Hò “cống chùà “. “ Hò bản đờn”, “ Hò Đồng Tháp”, “ hò Bến Tre “ và “ nhạc lễ “ của Phật giáo Nam Bộ mà lâu nay ta ít quan tâm đi sâu nghiên cứu. 

    I . Phật Giáo Việt Nam  có nhạc lễ và co diễn xướng  nhạc lễ hay không?

          Phật giáo có mặt ở nước ta vào khoảng hơn 2000 năm, nhưng lại là một trong 3 trung tâm truyền giáo lớn nhất vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á vào thời  Đông Hán ( 20-220 sau công nguyên ). Đó là đô thị cổ Phật giáo ở Luy Lâu của đất Giao Châu (Việt Nam), đô thị cổ Phật giáo ở Lạc Dương thuộc đất Hà Nam ( Trung Quốc) và đô thị cổ Bành Thành ở đất Giang Tô vùng hạ lưu sông Trường Giang (Trung Quốc). Vaò thời kỳ này, các nhà sư Ấn Độ như Khâu Đà La (Ksucha), Kỳ Vực (Jivaka) và nhà sư người Hán là Mâu Tử (còn có tên là Mâu Bác) đã cùng nhau đến ở tại Luy Lâu của đất Giao Châu để nghiên cứu và phát triển đạo Phật ơ vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Như vậy, vào đầu công nguyên, đất Giao Châu của Việt Nam ngày nay là nơi quy tụ  một số vị  cao tăng Ấn Độ và Trung Quốc. Song, điều quan trọng hơn nhất là ở tại Luy Lâu, các vị sư nói tren đã qua kinh Pali  do các vị sư người An Tức đến để vị sư người Hán là Mâu  Tử  biên soạn ra tác phẩm truyền giáo đạo Phật nổi tiếng bằng chữ Hán – tác phẩm Lý và Luận. Các vị sư Ấn độ và Trung Quốc sống ở đất Luy Lâu của Giao Châu (tức vùng đất Bắc Ninh ngày nay) đã dịch 15 bộ kinh chữ Phạn sang tiếng Hán, xây 20 bảo tháp (stupa) và có một tăng đoàn Phật giáo 500 vị sư đầu tiên của thế giới Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

         Âm nhạc Phật giáo Việt Nam có thể ra đời ở Luy Lâu trên đất Giao Châu (Việt Nam) khi Mâu Tử biên soạn sách truyền giáo Lý và Luận. Ở đó có đọc kinh, gõ mõ, đánh chuông, đánh khánh đá, khánh đồng như một cuộc diễn xướng hoà tấu giữa nhạc cụ gõ và diễn xướng nhóm bằng cách đọc kinh mà nhà sư Ức Nhĩ đã  thực hiện gọi là phạn bối được ghi trong Luật tạng. Nhà sư Khương Tăng Hội, người Ấn Độ vào thế kỷ thứ III sau công nguyên đã mang nhạc lễ Phật giáo từ Luy Lâu của đất Giao Châu sang đất Trung Hoa và phổ biến cho các tăng đoàn và từ đó nhạc Phật lễ của Khương Tăng Hội lại truyền sang Nhật, Triều Tiên và quay lại Việt Nam mà ta thường biết dưới một loại hình âm nhạc Phật lễ tên gọi là “Nê Hoàn Bối” hoặc “ Nê Hoàn Phạn Bối”  được phổ biến trong các thế kỷ thứ  6 -7 sau công nguyên. Cho đến  thế kỷ XV, ở Việt Nam mới có các bản kệ quy định về âm nhạc Phật lễ hoàn chỉnh (xem bài kệ Đạo bảo tích kinh hay còn gọi là Phạn tán). Ở Việt Nam, âm nhạc lễ Phật có cái “gen” kỳ cựu nhất là âm nhạc Phật lễ các chùa vùng Tiên Sơn (Bắc Ninh ) mà nay còn thấy bóng dáng rõ nét trong lễ Phật ở Chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện  thuộc vùng Luy Lâu xưa.

         2. Nhạc lễ Phật Giáo của người Việt ở Nam Bộ xuất hiện từ lúc nào ?

       Chúa Nguyễn Hoàng là một trong những người có công đưa đạo Phật vào phía Nam. Các chúa Nguyễn tiếp theo đã tạo ra cơ hội cho các nhà sư trong đạo quân Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu  vào đất Nam bộ để phát triển Phật Giáo. Thích Đại Sán tức hoà thượng Thạch Liêm thuộc phái thiền Tào Động ở Quảng Đông (Trung Quôc) đã truyền giáo dưới thời chúa Nguyễn Phước Chu (1691-1725) và có dấu ấn rõ rệt một thời trong quía trình phát triển đạo Phật ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

         Đạo Phật vào đất Nam Bộ là nhằm củng cố chính sách dinh điền của vua chúa nhà Nguyễn, đẩy mạnh khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long hoang vu và màu mỡ, xây dựng nền tảng kinh tế cho xã hội đàng Trong. Đồng thời, Phật giáo vào đất Nam Bộ cũng làm thoã mãn khát vọng của người dân đi khai hoang, xa quê cha đất tổ, đến ở vùng đất  lạ hoang vụ có nhiều rắn độc, cá sấu, bệnh tật, ốm đau luôn uy hiếp mạng sống con người. Họ muốn có quốc thái, dân an, muốn có chỗ nương tựa  tinh thần trong cơn hoạn nạn, muốn tránh tai họa và muốn có nơi cầu nguyện khi  người thân ốm đau, bệnh tật, hoạn nạn hoặc qua đời. Chính vì vậy, Phật giáo có một vai trò tâm nguyện to lớn và sâu sac đối với người Việt khai hoang ở Nam Bộ trong lịch sử. Phật giáo đi đến đâu thì nghi lễ và âm nhạc Phật giáo đi theo đến đó. Nhưng,hơn 80 năm dười thời Pháp thuộc, nông dân Việt ở Nam Bộ rất nghèo nên những nhạc cụ Phật lễ như khánh đá, chuông đồng, thanh la, các loại mõ âm trầm và âm thanh cũng không có đủ, nhạc lễ Phật bị mai một và lụi tàn dần. Trong lúc đó, từ năm 1912, âm nhạc Tây Phương với những nhạc cụ hơi như  hacmonica, sáo tây, violon, harmonium và ban nhạc Thánh Ca đã trở thành nhạc lễ trong các nhà thờ lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn … Thanh niên học sinh đuợc học hát kinh thánh trong các trường nhà dòng để bổ sung vào các Ban Thánh Ca của nhà thờ.

          Trước năm 1975, sinh viên trường Đại học Vạn Hạnh và dòng  nhạc Trịnh Công Sơn cũng đã làm loé lên một dòng  nhạc Phật Giáo với tư tưởng hoà bình , nhân ái, từ bi theo đạo Phat. Nhạc lễ Phật giáo cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chậm phát triển và mai một so với nhiều tôn giáo khác ở nước ta, mặc dù Lê Mạnh Thát trong sách “ Lịch sử âm nhạc Việt Nam” ( NXB TP.HCM , 2001) đã có một điểm nhấn dư luận về nhạc lễ Phật Giáo ở Việt Nam.

3. Bảo toàn và phát huy lễ nhạc Phật Giáo Việt Nam ở Nam Bộ

          Âm nhạc và ca múa tôn giáo có sức truyền cảm lớn và có sức thu hút mạnh đối với  người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo. Đặc biệt trong xã hội nguyên thuỷ tan rã, âm nhạc và ca múa mang tính thần linh là phổ biến trong não trạng của mọi người.

          Do đó, các loại hình lễ hội và lễ hội Phật giáo là một loại hình văn hoá truyền thống mang nhiều dấu ấn của lịch sử, môi trường sinh cư lập nghiệp và tâm lý xã hội của các nhóm dân cư, đặc biệt là đối với  các nhóm di dân như trường họp  các nhóm di dân người Việt ở Nam Bộ trong quá khứ. Muốn hiểu con người Nam Bộ và những tâm lý ứng xử của họ trong đời sống xã hội, chúng ta cần phải có những dự án nghiên cứu về văn hoá vùng Nam bộ, trong đó nghiên cứu về âm nhạc dân gian và lễ nhạc Phật giáo người Việt ở Nam Bộ cần đặt ở vị trí  hàng đầu. Bỡi vì, các loại hình văn hoá đã trường tồn với thời gian là vì nó có giá trị nhân văn cao. Chỉ có bảo tồn  các loại hình văn hoá được dân gian lưu truyền như bảo tồn hiện vật lịch sử trong bảo tàng thì mới có thể nghiên cứu về nó để cải biên và phát triển nó. Có như vậy, nền văn hoá Việt Nam hiện đại  mới ngày càng phong phú, càng đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh giao lưu và tác động của nhiều nền văn hoá trên thế giới đang diễn ra. Nghiên cứu đầy đủ, toàn diện để cải biên và phát triển là nhiệm vụ kết họp chặt chẽ giữa ba nhà : nhà hâm mộ và sưu tầm, nhà nghiên cứu khoa học và nhà tổ chức chỉnh lý, cải biên, để phục hồi và phát huy vào đời sống văn hóa hiện đại.

 

Giáo sư MẠC ĐƯỜNG

(Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại TP.Hồ Chí Minh)

Cập nhật ( 25/06/2008 )

Related Posts

Cà Mau: Phật tử dâng y tắm mưa và đèn cầy hạ tại chùa Buppharam (Cái Giá Chót)

Cà Mau: Phật tử dâng y tắm mưa và đèn cầy hạ tại chùa Buppharam (Cái Giá Chót)

4 ngày trước
An cư kiết hạ – Nền tảng xây dựng Tăng đoàn hòa hợp qua Sáu pháp hòa kính

An cư kiết hạ – Nền tảng xây dựng Tăng đoàn hòa hợp qua Sáu pháp hòa kính

5 ngày trước
Cà Mau: Lễ Hằng thuận tại chùa Giác Hoa

Cà Mau: Lễ Hằng thuận tại chùa Giác Hoa

5 ngày trước
Cà Mau: Bế mạc Trại hè Phật giáo “Vệt nắng cuối trời Nam” tại chùa Giác Viên

Cà Mau: Bế mạc Trại hè Phật giáo “Vệt nắng cuối trời Nam” tại chùa Giác Viên

1 tuần trước
Bạc Liêu: Trang nghiêm Đại lễ Phật đản PL.2569 tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh

Bạc Liêu: Trang nghiêm Đại lễ Phật đản PL.2569 tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh

2 tháng trước
Bạc Liêu: Chùa Liên Hoa tổ chức Đêm hoa đăng kính mừng Phật đản PL.2569

Bạc Liêu: Chùa Liên Hoa tổ chức Đêm hoa đăng kính mừng Phật đản PL.2569

2 tháng trước

Tin vắn

Tin vắn – Cà Mau: Chùa Hải Triều Âm tổ chức khóa tu “Ươm mầm tuệ giác” lần thứ 44
Lưu trữ

Tin vắn – Cà Mau: Chùa Hải Triều Âm tổ chức khóa tu “Ươm mầm tuệ giác” lần thứ 44

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
07/07/2025
0

Sáng 06/7/2025, chùa Hải Triều Âm (xã Vĩnh Hậu) tổ chức khóa tu “Ươm mầm tuệ giác” lần thứ 44...

Xem tiếp
Tin vắn – Bạc Liêu: Chùa Cosdon trao quà cho người dân khó khăn

Tin vắn – Bạc Liêu: Chùa Cosdon trao quà cho người dân khó khăn

25/06/2025
Tin vắn – Bạc Liêu: Chùa Giác Viên tổ chức khóa tu “Một ngày an lạc” lần thứ 130

Tin vắn – Bạc Liêu: Chùa Giác Viên tổ chức khóa tu “Một ngày an lạc” lần thứ 130

24/06/2025

Bài viết xem nhiều

  • Cà Mau: Weekly English News – SS.08 (Bản tin Phật sự tiếng Anh)

    Cà Mau: Weekly English News – SS.08 (Bản tin Phật sự tiếng Anh)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cà Mau: Khóa tu “Một ngày an lạc” và lớp Giáo lý căn bản lần thứ 270 tại chùa Long Phước

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cà Mau: Trao Quyết định công nhận và phân công người đại diện Đạo tràng Ngọc Lâm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mười hai lời nguyện của Quán Thế Âm bồ tát

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • An cư Kiết hạ – Mùa tăng trưởng phước duyên cho người Phật tử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC BẠC LIÊU THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA MỚI 2025-2028
Lưu trữ

TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC BẠC LIÊU THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA MỚI 2025-2028

2 tuần trước
THƯ MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK PL.2569 – DL.2025
Lưu trữ

THƯ MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK PL.2569 – DL.2025

2 tháng trước
THIỆP MỜI DỰ LỄ HÚY KỴ LẦN THỨ 16 CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ HÀ
Lưu trữ

THIỆP MỜI DỰ LỄ HÚY KỴ LẦN THỨ 16 CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ HÀ

2 tháng trước
Bạc Liêu: Tổng kết vận động ủng hộ nạn nhân động đất Myanmar, Thái Lan
Lưu trữ

Bạc Liêu: Tổng kết vận động ủng hộ nạn nhân động đất Myanmar, Thái Lan

3 tháng trước
Bạc Liêu: Radio Phật giáo Bạc Liêu cuối tuần
Lưu trữ

Bạc Liêu: Radio Phật giáo Bạc Liêu cuối tuần

4 tháng trước
Bạc Liêu: Radio Phật giáo Bạc Liêu cuối tuần
Lưu trữ

Bạc Liêu: Radio Phật giáo Bạc Liêu cuối tuần

4 tháng trước

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

07/2025
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
1
7/6
2
8
3
9
4
10
5
11
6
12
7
13
8
14
9
15
10
16
11
17
12
18
13
19
14
20
15
21
16
22
17
23
18
24
19
25
20
26
21
27
22
28
23
29
24
30
25
1/6
26
2
27
3
28
4
29
5
30
6
31
7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu
  • Quan Âm Phật Đài
  • Giác Ngộ Online

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1
  • 365
  • 545.380

Next Post
Niềm tự hào to lớn

Niềm tự hào to lớn

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 785999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 7850556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN