Ý NGHĨA LỄ VU LAN * Pháp Huệ Lễ Vu Lan của Phật Giáo được xuất phát từ kinh Vu Lan Bồn, đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là tôn giả Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn thông thấy mẹ mình phải đọa vào ngã quỷ da bọc xương, đêm ngày đau khổ. Mục Kiền Liên thấy vậy, liền đem bát cơm đến dâng mẹ. Nhưng mẹ ngài bị ác nghiệp thọ báo, khi mẹ ngài bưng bát cơm lên hóa thành tro lửa. Vì muốn cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ, ngài mục kiền liên trở về xin đức phật chỉ cho cách cứu giải. Đức phật dạy rằng: vào rằm tháng bảy là ngày tự tứ của chúng tăng, dùng các thức ăn đặt trong bình vu lan bồn để cúng dường tam bảo thì vô lượng công đức, cứu được cha mẹ trong bảy đời. Ở Trung Quốc, ông Lương Võ Đế là người đấu tiên cúng Vu Lan Bồn năm 538 ở chùa Đồng Thái tỉnh Giang Tô, sau được truyền khắp nước Trung Quốc. Truyền lễ Vu Lan bồn vào nước ta theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, từ năm 1072 vua Lý Nhân Tông đã bỏ tục lệ chúc tụng các quan thần dịp lễ tết trung nguyên. Để thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ, truyền thống tốt đẹp đó được lưu truyền đến ngày nay. Người việt nam rất trọng chữ hiếu, có thể nòi ai ai cũng thấy được công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục vô cùng to lớn. Dân gian có câu ca dao: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Trong kho tàng văn học cũng có những câu tương tự: “công cha nặng lắm ai ơi ! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.” v.v… Công cha nghĩa mẹ sâu nặng lớn lao như thế, tất nhiên bổn phận làm con là phải hiếu thảo lo lắng báo đáp: “Ơn cha nghĩa mẹ nặng trìu Ra công báo đáp mới là phận con.” Chữ hiếu xuất phát từ tình cảm tự nhiên của con người được nâng lên làm bổn phận coi là đạo lý làm người việt nam. Người bất hiếu thì chẳng khác gì, thậm chí còn thua cả loài cầm thú. “Làm người đạo thảo chẳng rành Ví loài cầm thú khác mình bao nhiêu.” Chúng ta đêu biết nho giáo việt rất cao chữ hiếu. Trong văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội có ghi mấy câu: “Làm tôi hết lòng trung Làm con giữ đạo hiếu Cha mẹ sửa mình để dạy con Gia trưởng dựng người bằng lễ Con em cung kính cha anh Anh em hòa tuận một nhà.” Đó là truyền thống của người việt nam được củng cố thêm, chữ hiếu được đế cập nhiều trong các sách phật giáo như: hiếu kinh, luận ngữ, mạnh tử, kinh thi, nhi thập từ hiếu, người việt nam đã mượnnói vế công ơn cha mẹ. “Thương thay chín chữ cù lao Bao năm bú mớn biết bao nhiêu tình.” Truyện nhị thập tứ hiếu không nhữngđược Ông Lý Văn Phước diễn ra bằng chữ nôm được đưa vào trong ca dao: Xem xưa nằm giá mấy ai Vương Tường hiếu cảm, Trí hoài Lý ngư. Nhưng đạo hiếu truyền thống của người Việt nam được mô tả ở người hiện tại, thờ cúng cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ nhấ là khi già yếu. Đói lòng ăn hạt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. Nuôi cha mẹ dù gia đình mình có nghèo đói đi nữa cũng không kể tốn kém. Ba tiền mua khứa cá buôi Cũng mua cho được để nuôi mẹ già. Nói đến mua cá nuôi mẹ, tôi không sao quên được hòa thưọng nhất định, thầy tổ khai sinh ra chùa từ hiếu ở thừa thiên huế. Ngài đã 60 tuổi mà hằng ngày ra chợ bến ngự mua cá, khiến nhiều người dị nghị, truyền đến tai triều đình, nhà vua biết được ngài mua cá về nuôi mẹ già hơn 80 tuổi đang ốm đau. Vua sắc tứ biển ngạch cho chùa là: “Từ Hiếu Tự” đến bây giờ người ta thường kêu là chùa từ hiếu. Mẹ già ở túp lều tranh Tối thăm sớm viếng mới đành dạ con. Chữ hiếu là khi cha mẹ qua đời, chôn cất theo đúng nghi thức từng địa phương. Một mai bóng xế cội tùng Mũ rơm ai đội, áo thùng ai mang? Khi cha qua đời, Đức Phật Ngài dạy các con muốn báo hiêú cha mẹ trong 49 ngày phải thực hành trai giới phóng sanh, bố thí, tụng Kinh A Di Đà và Kinh Địa Tạng, sau 49 ngày phải tiếp tục cúng rằm tháng bảy cầu vong được siêu thoát. Sự báo hiếu theo sách Phật Giáo nói chung, Lễ Vu Lan Bồn nói riêng thật là viên mãn thể hiện trong các câu ca dao trong dân gian như sau: Con có cha như nhà có nóc Con không cha như nòng nọc đứt đuôi. Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi Giả gạo cho trắng mà nuôi mẹ già Đói lòng ăn trái ổi non Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa Đêm khuya trăng rụng xuống cầu Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau Đức Phật còn tại thế Ngài có dạy rằng: “Nầy các Tỳ Kheo! Những gia đình nào được con cái kính lễ cha mẹ. Những gia đình ấy được chấp nhận ngang hàng với Phạm Thiên. Ngài đọc bài kệ: Cha mẹ là Phạm Thiên – Bậc Đạo Sư thời trước Xứng đáng được cúng dường – Vì thương đến con cháu Do vậy bậc hiền trí – Đảnh lễ và tôn trọng Dùng đồ ăn thức uống – Vải mặc và giường nằm Xoa bóp cả thân mình – tắm rửa cả chân tay Với sở hành như vậy – Đối với mẹ và cha Đời nay người hiền khen – Đời sau hưởng Thiên lạc Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ chữ Phạn. Hiếu với cha mẹ được coi là đạo lý làm người thể hiện trong vần thơ sau: Cha mẹ ơi! làm sao con quên được Tình mẹ thương con cao vút núi cao Biết làm sao con biết nói làm sao Cho hết được những công lao cha mẹ Cha xông xáo với mưa nguồn chớp bể Cha gian truân tất cả khắp mọi nơi Cha mẹ hy sinh hết cả cuộc đời Trong nắng lửa mưa dầm, trong bão táp Mẹ chẳng mong sau nầy con báo đáp Mẹ chỉ mong che chở được đời con Nếu một mai cha mẹ không còn nữa Con sẽ ngậm ngùi tột cùng đau khổ Bởi vì cha mẹ là nguồn thuốc bổ Là đường phèn, là mật ngọt mía lau Là chuối ba hương thơm ngát ngọt ngào Là hạnh phúc là niềm tin hy vọng Là quê hương, là tương lai tươi thắm Là bầu trời xanh mây trắng bay bay Là bóng cả cây cao luôn che chắn Là suối nguồn ngọt dịu chảy dạt dào Cha mẹ ọi con chẳng biết nói sao Con chỉ biết tình nào bằng tình mẹ Con mong ước mai nầy mái xế Cuộc sống con có cha mẹ trong đời Phật tử chúng con kính bạch: Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni Con kiền thỉnh về chứng giám Cha mẹ bao đời được siêu sanh tịnh cảnh Hôm nay mở hội Vu Lan Con đại diện Phật tử Chùa Huệ Quang Lắng nghe lời dạy Quý Thầy Phật tử từ đầu bạc đến đầu xanh Một lòng nhớ ơn cha mẹ Dẫu cuối đời vẫn sắc son nhiệt huyết Vẫn trụ tinh hoa bất diệt Mùa tiếp mùa Báo Hiếu Vu Lan ơi! |
Cập nhật ( 02/09/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com