Ý nghĩa những ngày Rằm trong truyền thống Phật giáo * Phật Điển Hành Tư Đối với Phật tử toàn cầu, Phật Đản là ngày vô cùng trọng đại vì là ngày đánh dấu sự ra đời, nói theo tôn giáo là đản sanh hay giáng trần, của đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni để mang đến cho nhân loại một Chân Lý uyên nguyên và phổ quát. Đối với Phật giáo Bắc tông, mà Việt Dựa theo 4 tuần trăng trong tháng, tức vào đêm trước ngày mồng một, mồng tám, rằm và 23 theo âm lịch, chùa chiền (Nam tông) tổ chức nhiều sinh hoạt có tánh cách tôn giáo để tăng trưởng đạo lực của chư tăng và là dịp để tăng sĩ và cư sĩ thắt chặt thêm quan hệ tinh thần. Đêm trước ngày rằm, tức 14 âm lịch, gọi là đêm Uposatha, dành riêng để tụng giới xuất gia; chỉ riêng nghi thức này Bắc tông trì giữ và gọi là ngày Bố tát. Bố tát chính là dịch âm từ Uposatha. Qua hôm sau, tức ngày rằm, chư tăng có buổi giảng pháp cho Phật tử cư sĩ. Còn những đêm Uposatha kia, theo 4 tuần trăng, cư sĩ thu xếp chuyện gia đình để dành trọn thì giờ đến chùa trọn một đêm một ngày thọ 8 giới (bát quan trai), hành thiền, phát nguyện tu hạnh đầu đà và tham dự các sinh hoạt có ý nghĩa tôn giáo khác. Uposatha, hay Bố tát, do đó có 5 ý nghĩa theo truyền thống Phật giáo: 1. là ngày để tăng ni tụng giới (Uposathàgàra) trong lễ Kiết giới (Uposatha-Kamma); 2. là ngày dành để trì giữ những giới đặc biệt (Uposathan Upavasati), theo yêu cầu của hành giả, khác hơn những giới đã thọ; 3. là ngày tu trì bát quan trai (Attanga Sìla), cho các cư sĩ đã thọ ngũ giới; 4. là ngày tu hạnh đầu đà, một ngày một đêm nhịn ăn để chuyên tâm quán tưởng các đức hạnh của bậc A-la-hán (Phật); 5. là ngày cư sĩ được dịp nghe thuyết pháp (bana) trong tự viện. Ý nghĩa ngày (đêm) Bố tát, có căn cứ từ thời Vệ Đà, khi xã hội An giáo chỉ định đó là ngày, đúng ra là đêm, trước ngày chánh lễ tế thần Soma. Đêm trước ngày chánh lễ, dĩ nhiên phải có những chuẩn bị hay tập dượt cho thuần thục để buổi lễ hôm sau được mỹ mãn, cho nên cũng là một dịp rất đặc biệt, do đó có tên riêng là Uposatha. Khi đức Phật theo yêu cầu của vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) cho phép các đệ tử chấp nhận tục lệ Vệ Đà này, thì ngày Bố tát trở thành quan trọng trong sinh hoạt Phật giáo và mang nhiều ý nghĩa như liệt ghi ở trên. Và như thế, chùa chiền Nam tông có đến 4 đêm Uposathas theo 4 tuần trăng, chứ không chỉ hai đêm Bố tát (đêm trước mồng một và rằm) theo Bắc tông mà thôi. Ý nghĩa của Uposatha và sự lợi lạc mà Uposatha mang đến cho hành giả, theo truyền thống Phật giáo, được ghi trong Tăng Nhất Bộ Kinh I, Anguttara Nikàya I, các trang 204-215. Khi cho phép tăng già sinh hoạt theo tục lệ Vệ Đà, Đức Phật đã cho ta thấy Ngài là một Bậc có tâm hồn phóng khoáng, cởi mở, bao dung, dang rộng đôi tay tiếp nhận và canh tân bất kỳ phong tục truyền thống nào của các tôn giáo khác mà có thể phù hợp với giáo lý căn bản và mang lại lợi ích tu tập cho đoàn thể tăng già của Ngài. Ngài không bảo thủ, không chấp nê, không cực đoan, không khép kín tư tưởng để tự cho chỉ có pháp tu của Ngài là tuyệt hảo. Trong tất cả các giáo chủ của các tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ riêng Đức Phật là vị có thái độ phóng khoáng như thế. Và cũng chính với thái độ bao dung đó, mà đạo Phật truyền bá đến đâu thì hội nhập, hài hoà với tất cả tín ngưỡng địa phương, không kỳ thị, không bài bác, không tàn diệt những đức tin bổn địa; về mặt hình thức hay sinh hoạt tôn giáo, sự hội nhập này khiến Phật giáo bị phóng khí suy hoại, nhưng về mặt căn bản lý tắc thì Phật Pháp luôn vẫn là một nguồn đạo uyên nguyên từ nguyên thủy với những chân lý siêu thời không do chính Bậc Toàn Giác đã tuyên bố. Phật Pháp cũng giống như nước mà bản chất bao giờ cũng là lỏng ướt, trong khi Phật giáo như nước bị vẩn đục bởi nước sông, nước rạch, nước trà, nước rửa chén, v.v. Từ căn bản đó, chúng ta cần thấu triệt và phân biệt giữa căn bản Phật Pháp và hình thức của Phật giáo, để không hàm hồ phê phán cách nông nổi hay cực đoan khi tiếp cận với một sự việc hay một nhân vật mang danh nghĩa Phật giáo mà không sinh hoạt phù hợp với căn bản Phật Pháp. Trong nội dung của sự tìm hiểu này, với mục đích mà tiêu đề bài này nêu lên, không gì khác hơn là dựa trên các kinh căn bản của Phật giáo để tìm hiểu ý nghĩa những ngày trăng tròn trong truyền thống Phật giáo. Khác với âm lịch bắt đầu vào ngày mồng một tháng giêng, các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đều xem ngày Rằm tháng Tư là ngày đầu tiên của Phật lịch. Theo đó, Phật lịch bắt đầu vào ngày Vesak Uposatha, ngày rằm tháng tư theo âm lịch, vì là ngày trọng đại nhất của Phật giáo; theo kinh điển cũng như theo truyền thống Nam phương, đánh dấu không chỉ là ngày đản sanh của thái tử Sĩ Đạt Ta, mà cũng vào ngày này, 35 năm sau, nhà tu khổ hạnh Cù Đàm thành Phật dưới cội bồ đề, để rồi qua 45 năm thuyết giảng giáo pháp tự ngài giác ngộ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đại bát niết bàn. Về con Người của Đức Phật, theo kinh điển, ta có kinh Lakkhana sutta của Trường Bộ Kinh đề cập đến 32 tướng tốt củaNgài, kinh Tăng Nhất Bộ phần II định nghĩa Phật là ai, có phải làTrời, là Phạm thiên, v.v., kinh Tevijja Vaccagotta sutta thứ 71 trong Trung Bộ Kinh nhắc đến Tam Minh của Phật, kinh Mahàsìhanàda sutta thứ 12 trong Trung Bộ Kinh đến Thập Lực của Phật. Khi nhà ẩn sĩ Cù Đàm ngồi dưới cội Bồ Đề 49 ngày đêm, đạt giác ngộ, thành Phật, bài giảng đầu tiên của Ngài là Tứ Diệu Đế và Bát Thánh Đạo, bài giảng này đã được ghi lại trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana sutta). Một đoạn trong kinh Đại Bát Niết bàn (Mahà Parinibbàna sutta) có ghi lại việc Đức Phật dặn dò A-Nan phải luôn sống trong Chánh Pháp, nương dựa nơi Chánh Pháp, không nương dựa ai khác. “Be ye islands” (phải tự mình là ốc đảo của chính mình) hầu như đã trở nên một thành ngữ phổ cập toàn cầu mà các danh nhân thế giới như tác gia về khoa học ảo tưởng H. G. Wells, triết gia Đức Schopenhauer, triết gia Pháp Bertrand Russell, triết gia Anh Aldous Huxley, khoa học gia Einstein, văn hào Pháp Anatole France, đại tướng Ian Hamilton, thủ tướng Winston Churchill, học giả kiêm tổng thống An S. Radhakrishnan, v.v. đều sùng bái như là lời điểm đạo cho chính họ. Trong thời gian 2, 3 thập niên trở lại đây, hầu hết tất cả các danh nhân trong mọi lãnh vực sinh hoạt tư tưởng đều có tên trong danh sách những bậc trí giả không ngớt lời xưng tán rất nhiều điều được xem là “trước nhất” của Đức Phật, mà quyển Praised by the Wise Men là một điển hình (1). Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại nêu lên ý niệm về sự lợi lạc cho chúng sanh, không phải chỉ riêng cho dân tộc An độ, mà cho toàn thể thế giới. Ngài gưỉ tăng đoàn đi khắp nơi để hoằng hoá, “không hai người cùng đi đến một chỗ”, với lời dặn ân cần: “Hãy đi thuyết giảng Phật Pháp, vì sự lợi lạc của toàn thể chúng sanh, vì sự hạnh phúc của nhân loại (bahu jana hithàya, bahu jana sukhàya), vì lòng từ bi đối với toàn thế gian, mang lại lợi lạc và hạnh phúc cho trời và người.” Ngài là người đầu tiên tổ chức một đoàn thể tăng già đầy kỷ luật và đạo lực để làm những người bạn, người hướng dẫn, những người cố vấn tâm linh cho cư sĩ hay bất kỳ ai muốn tìm hiểu Phật Pháp, chứ không phải là những người giám đốc tinh thần, hay chỉ huy tôn giáo, chỉ biết điều khiển hay lãnh đạo đoàn thể người đời. Đoàn thể tăng già này cũng là một đoàn thể tôn giáo phổ cập nhất thế gian, rất dân chủ trong sinh hoạt nội bộ đến nổi các nhà nghiên cứu chánh trị và luật học Tây phương phải kinh ngạc và thán phục, rất bình đẳng, không giai cấp, không người lãnh đạo, mà chỉ có giới luật làm khuôn khổ để tu tập và đo lường tiến bộ tâm linh của hành giả. Ngài là người đầu tiên, không những chỉ nâng địa vị của phụ nữ lên ngang hàng với nam giới để giải phóng cho họ, mà còn chấp nhận cho họ, không phân biệt giai cấp, được xuất gia để lập thành một đoàn thể tôn giáo phụ nữ đầu tiên trên thế giới. Nói về kinh Kàlàma sutta, Ngài chính là người duy nhất đã tuyên bố và thiết lập một hiến chương tự do tư tưởng đầu tiên cho toàn thể nhân loại, khi cho phép Kàlàma không cần phải tin vào bất cứ một truyền thống nào, một lời nói danh tiếng của cổ nhân nào, một câu văn khuôn thước trong kinh điển nào, ngay cả lời dạy của đức Phật cũng không được vội tin, mà phải biết áp dụng vào kinh nghiệm cá nhân cho đến khi nào thấy đúng với chân lý và thực chứng để được lợi lạc cho chính mình và cho người khác, thì mới nên tin và thực hành theo. Từ xưa đến nay, chưa có một giáo chủ nào cho phép tín đồ của họ được nghi vấn như thế. Đức Phật cũng là người đầu tiên tuyên bố định lý vô thường (anicca), bởi vì trong lúc ai cũng ngở triết gia Hy lạp Heraclitus là người đầu tiên khám phá ra rằng thế giới luôn biến dị (universal flux) thì thực tế, ông đã sống sau đức Phật đến gần một trăm năm. Về vũ trụ quan, đức Phật nói đến sự vô cùng vô tận vô biên của thời không; về không gian, của thái dương hệ (satha sahassi loka dhàtu), của tiểu thiên-, trung thiên- và đại thiên thế giới (culanika- , majjhimika- & mahà- loka dhàtu); về thời gian, của kiếp (kalpas). Ngày nay, tân vật lý học đã chứng thật những lời tuyên bố thật khoa học này đã hơn 2 ngàn 5 trăm năm trước của đức Phật, khi đó Ngài không cần đến những trợ lực của kính đại viễn vọng, ra-đa tối tân hay kế hoạch vi tính như ngày nay. Đức Phật là vị duy nhất không theo thông lệ như những giáo chủ khác, tự cho họ là con cái của một chủ tể thần linh nào đó, mang sứ mạng sứ giả thiên thần (messiah) xuống tế độ dân gian, bắt con người phải quây quần xung quanh xì sụp lễ lạy run rẫy trước bậc chủ tể mà một cơn phẩn nộ đã dâng nước tàn diệt hết mọi sinh vật trên mặt đất này, trong đó có con người mà chính ông ta tạo ra. Đức Phật phủ bác quan niệm siêu hình này, mà tuyên bố Ngài là một con người, do tự nổ lực thiền định với tất cả khả năng của con người mà trở thành một Người siêu việt (Acàrya Manussa), một người Người cao cả (Mahà Purusa), Người Giác Ngộ (Buddha) Những điều “đầu tiên” này về đức Phật không phải do Phật tử thuần tín đặt để ra để tôn sùng vị giáo chủ của họ, mà chính do Tây phương, sau khi đã dùng quân đội và vũ lực xâm lược Á châu với ý đồ biến vùng này theo tín ngưỡng La-Hy, đã khám phá ra bởi những nhà nghiên cứu nghiêm túc về triết học và tôn giáo Đông phương. Còn rất nhiều điều "đầu tiên" về đức Phật nữa, – và đã được nhắc tới bởi nhiều người khác, – ở đây chỉ nêu một vài điển hình để xác chứng nguyên nhân vì sao mà hiện tại, với những nguyên lý chân thật xuyên suốt thời gian và không gian, Phật giáo đã chinh phục và phát triển mạnh mẽ tại Tây phương, trong mọi lãnh vực, nghiên cứu cấp đại học cũng như hoằng pháp đại chúng. Cũng theo truyền thống Trong thời gian hoằng hóa tại Tích Lan, tôn giả Mahinda đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên của ngài về “Dấu chân voi” (Trung bộ kinh số 27), nhắc đến ý nghĩa của voi trong liên hệ với cá nhân đức Phật, như Hoàng hậu Ma-ha Ma-da (Mahàmàyà Devi) nằm mộng thấy voi khi thọ thai thái tử Sĩ Đạt Ta; Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) cho voi Nàlàgiri uống rượu say với ý định để đạp chết Phật; và khi đức Phật đi đến rừng già Pàrileyya, Ngài được một con voi đến dâng thức ăn và che mưa cho. Voi cũng tượng trưng cho nền văn hoá Tích Lan, có mặt trong mọi lĩnh vực văn chương (Amàvatura, Butsarana, Dharmappradìpikàva, v.v.), thi thơ (Kavsilumina, Muvadevadàvata, Sasadàvata, Kavyasekhara, thi loại Sandesa Kàvya, v.v.), kiến trúc (cổ thành Anuradhapura, Polonnaruwa), bích họa (Sigiriya frescoes), tôn giáo (Ruvanveliseya,Lankàtilaka vihàra, Lata Mandapaya) v.v. Trong mọi cuộc diễn hành đều có voi hay một đàn voi dẫn đầu mới đầy đủ nghi lễ; như ở buổi lễ Esala Perahera, voi chúa Màligawa được dùng để chuyên chở xá lợi của Phật diễn hành trên khắp đường phố thành Kandy. Cho nên bài thuyết pháp này đã đặt nền tảng vững chắc cho sự truyền bá Phật giáo tại Tích Lan, từ đó bắt đầu nền văn minh Phật giáo nơi đây cho mãi đến ngày nay. Qua đến ngày rằm tháng sáu, nhiều sự kiện trọng đại xãy ra: a. Thái tử Sĩ Đạt Ta vượt hoàng cung tầm đạo, xuất gia; b. Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân; c. Hoàng hậu Ma-ha Ma-da (Mahàmàyà Devi) thọ thai thái tử Sĩ Đạt Ta; d. Đức Phật Thích Ca cùng năm anh em Kiều Trần Như an cư kiết hạ lần đầu tiên tại Isipatana; đ. Thái tử La-hầu-la (Ràhula) hạ sanh; e. Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên tại thành Vương Xá (Ràjagaha), dưới sự chủ trì của tôn giả Đại Ca Diếp (Mahà Kassyàpa) cùng 500 A-la-hán, và sự bảo trợ của vua A-xà-thế (Ajàtasattu), để đọc tụng phần Kinh và Luật của Phật, hai tháng sau khi Phật nhập Niết bàn. ê. Đức Phật lên cung trời Đâu Xuất để giảng luận A-tì-đàm (Abhidhamma) cho thân mẫu và chư thiên, bảy năm sau ngày Thành Đạo. Theo vậy, thái tử Sĩ Đạt Ta vượt hoàng cung để tìm đạo vào ngày Rằm tháng sáu, từ đó ta có đại lễ Xuất gia vào ngày này, chứ không phải là vào ngày mồng 8 tháng hai theo truyền thống Bắc tông. Hai tháng sau khi đạt Giác Ngộ dưới cội bồ đề tại Bodh-gayà, và sau 49 ngày đi quanh cội cây lịch sử này, ân cần ngắm nhìn cây với lòng nhớ ơn cây đã che mưa đở nắng trong 49 ngày trước, nhập định, trầm tư, an lạc miên viễn trong niềm Giác Ngộ vừa đạt được, sau cùng đức Phật quyết định tuyên bố chân lý mà Ngài vừa khám phá, do Ngài trực ngộ, không thầy giảng dạy. Ngài tìm đến năm anh em Kiều Trần Như (Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma và Assaji) tại rừng Nai Isipatana gần thành Ba la nại (Benàres), và thuyết cho họ nghe về Tứ Diệu Đế và Bát Thánh Đạo; thế là bắt đầu chuyển bánh xe pháp, nội dung được ghi lại trong kinh Chuyển Pháp Luân. Kondanna sau khi nghe giảng xong, đắc pháp và là vị đệ tử đầu tiên của Phật đạt được pháp nhãn (Dhamma cakkhu). Về Diệt đế, đức Phật thuyết về những đặc thái tích cực của Niết Bàn như : vô cùng (ananta), phi điều kiện (asamkhata), không thể sánh bằng ( anùpameya), vô thượng (anuttara), tối thượng (para), độc nhất (kevala), thanh tịnh (visuddhi), bất tử (amata), giải thoát (mutti), an lạc (sànti), vô trụ xứ (anàlaya), v.v., mà kinh văn Udàna, Itivuttaka, hay Trung Bộ kinh I, đều có ghi lại. Kinh Na-tiên vấn đáp (Milinda Panhà), kinh Rohitassa sutta dựa theo đây mà đề cập đến Niết Bàn ở đâu. "Không có một trụ xứ nào, ở phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới, hay bên ngoài đó, mà tìm thấy được Niết bàn; nhưng Niết bàn hiện hữu." Niết bàn không phải là một cái gì được tạo nên hay sẽ được tạo nên, mà Niết bàn chỉ có thể đạt đến được bằng bốn quả thánh (pattabbam eva h’ etam maggena, na uppàdetabbam). Cùng với năm anh em Kiều Trần Như, đức Phật đã kiết hạ lần đầu tiên, cũng tại vườn Nai; về sau, tạo thành truyền thống an cư kiết hạ cho toàn thể tăng già. Cũng vào ngày Rằm tháng sáu này, 2 tháng sau ngày Phật đại bát niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp đã triệu tập một đại hội đầu tiên để đọc tụng lại những lời Phật dạy. Tôn giả hỏi đại chúng, cần đọc tụng phần nào trước, những lời Phật dạy (Phật Pháp, Kinh) hay những điều Phật chế (Giới, Luật). Toàn thể đồng thanh trả lời: Giới Luật, bởi vì Giới là mạng mạch của Phật giáo (Buddha sàsana), quan thiết trên đường tiến tu đạo nghiệp. Rằm tháng bảy, là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ (vassàvàsa), khi mùa mưa bắt đầu (Vas, hay Vasàna) mà theo truyền thống từ trước, các giáo phái khác tránh đi ra ngoài để khỏi dẫm đạp côn trùng trong mùa này. Đức Phật không hề xem đó là lý do chánh yếu để kiết hạ, nhưng thấy chư tăng cần thiết có một thời gian để bồi dưỡng định lực sau những ngày tháng ra ngoài hoằng hóa, nên nhân cơ hội này chấp nhận truyền thống cho phép chư tăng quy tụ về một nơi để chuyên trì thiền định, gìn giữ giới luật, thường xuyên bố tát, để tiến tu đạo nghiệp. Kinh Ariyavamsa sutta đặc biệt ghi chép những sinh hoạt tâm linh của chư tăng trong thời gian này, khi họ an lạc với: a. y áo; b. đồ ẩm thực; c. chỗ nghỉ ngơi và thuốc men cần thiết; c. luôn trong thiền định. Từ 4 ý nghĩa trên, ta có quan niệm về “tứ sự cúng dường” trong lễ tự tứ (pavàrana) sau mùa kiết hạ. Theo luận sư Phật Minh (Buddhaghosa), tất cả những trọng điểm của Phật Pháp đều được nhắc đến trong kinh Ariyavamsa sutta; ba phần đầu mô tả toàn bộ Luật, trong khi phần sau diễn đạt ngắn gọn bộ Kinh và bộ Luận. Nói về mùa mưa, chỉ riêng tại An độ là một bán đảo to lớn, thì mùa mưa tại phương Bắc không hẳn là cùng giống khí hậu tại phương Rằm tháng tám, không có sự kiện gì đặc biệt; chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật (Pàtimokkha); những chủ đề quán tưởng (kammatthàna) mà chư tăng nhập định trong thời gian này được kinh thứ III trong Tăng Nhất Bộ ii.III hay kinh Meghiya sutta cũng trong Tăng Nhất Bộ IV ghi lại đầy đủ. Các chùa chiền theo ảnh hưởng Trung hoa, nhân ngày rằm này lại làm lễ Trung Thu, còn gọi là Tết Nhi đồng, thật không có ý nghĩa Phật giáo. Rằm tháng chín đánh dấu những sự kiện như: a. Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A-tì-đàm (Abhidhamma) cho thân mẫu và chư thiên nghe; b. Luật tạng (Vinaya Pitaka) lần đầu tiên được trùng tụng tại Thùpàràma, Tích Lan, dưới sự chủ trì của tôn giả Maha Arittha; c. Theo lời dạy của tôn giả Mahinda, vua Devànampiyatissa gửi một phái đoàn do tôn giả Mahà Arittha hướng dẫn về gặp vua A Dục để thỉnh cầu nhà vua cho phép A-la-hán Sanghamittà đến Tích Lan để khai sơn ni bộ tại đó; d. Phật tương lai Di Lặc (Metteyya) hạ sanh; lớn lên, ngài gia nhập tăng đoàn sau khi nghe được một bài pháp về A-tì-đàm do đức Phật Thích Ca giảng cho tôn giả Xá Lợi Phất. Trong thời gian đức Phật thuyết giảng A-tì-đàm cho chư thiên và phạm chí, tôn giả Xá Lợi Phất hàng ngày cũng đến thỉnh Phật giảng lại để được nghe, sau đó tôn giả đọc tụng lại toàn bộ A-tì-đàm 7 quyển, bắt đầu từ Dhammasanginì và kết thúc với Mahàpatthàna, cho 500 đệ tử của ngài nghe. Thế là, sau mùa an cư, có đến 500 tỳ kheo và một A-la-hán thông suốt bộ luận A-tì-đàm mà cho đến ngày nay, chỉ riêng bộ Dhammasanginì phân tách chi tiết về tâm, cũng đủ đứng ngang hàng nếu không phải thâm sâu hơn với tâm lý và phân tâm học Tây phương. Hai nguyên lý chánh yếu của Phật Pháp, nhân duyên (paticcasamuppàda) và vô ngã (anattà), rất độc đáo và duy nhất không một hệ thống tôn giáo hay triết học nào có, được thuyết giảng trong bộ A-tì-đàm này. Cho nên, muốn học Phật và trực ngộ những lời dạy của đức Phật, ta không thể không thấu đáo hai nguyên lý căn bản này. Trong khi đó, rằm tháng mười là ngày: a. Đức Phật gửi đoàn truyền giáo đầu tiên, gồm 60 vị A-la-hán, đi khắp nơi để hoằng hóa Chân Lý mà Ngài tuyên bố; họ là những vị sứ giả của Chân Lý (Dhammadùtas) đầu tiên trong Phật sử; b. Đức Phật đến Uruvela để giảng pháp và thuyết phục ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn tùy tùng của họ; việc này được ghi trong kinh Aditta-Pariyàya sutta; c. Hoàn mãn ba tháng an cư bằng buổi lễ Dâng Y (Kathina-pinkama); d. Đại đệ tử của Phật, tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputta) niết bàn; Ngài từng được Đức Phật ngợi khen là có nhiều đức tánh siêu việt; những lời khen này có ghi trong Sacca-Vibhanga sutta của Trung Bộ Kinh; đ. Tôn giả Di Lặc được Đức Thích Ca thọ ký (vivarana) sẽ thành Phật, là vị Phật thứ năm trong hiện kiếp này. Lể Dâng Y rất quan trọng trong truyền thống Vào ngày rằm tháng mười một, A-la-hán Sanghamittà đặt chân đến Tích Lan, mang theo một chiết nhánh của cây Bồ Đề, nơi Đức Phật Thành Đạo tại An Độ. Chiết nhánh này được trồng tại Anuradhapura mà đến ngay nay vẫn còn, được kể là cội cây có lịch sử lâu đời nhất thế giới, là thánh tích lịch sử hàng năm cả trăm ngàn Phật tử hành hương cúng bái (2). Văn hào H. G. Wells đã nhắc đến vai trò của cội cây Bồ Đề này trong quyển The Outline of History xuất bản năm 1934 của ông. Sự truyền thừa của Ni Bộ (Bhikkhunì Sàsana) do tôn giả Sanghamittà khai sáng tại Tích Lan được ghi chép trong bộ sử Dìpavamsa. A-la-hán Sanghamittà là em gái của tôn giả Mahinda, nguyên là công chúa con vua A Dục, đắc quả A-la-hán. Đáng tiếc là truyền thống Ni bộ Nam tông đến thế kỷ XI đã bị tàn diệt; ngày nay, có một vài vận động để tái lập lại nhưng vì những tranh chấp vụn vặt đòi quyền lợi bình đẳng thế tục của các ni người Tây phương (chỉ được thọ 8 giới làm tu nữ theo Nguyên Thủy) đã bị chư Tăng Thái Lan và Miến Điện phủ bác. Ngoài ra, trong thập niên gần đây, Tây Tạng đã gửi một đoàn ni chúng chọn lọc, đạo đức cao, đến Đài loan để thọ Tỳ-kheo ni giới với mục đích tạo lập lại Ni bộ Tây Tạng theo đúng luật do Phật chế. Rằm tháng chạp ghi lại truyền thuyết là Đức Phật có đến Tích Lan, lần đầu tiên vào 9 tháng sau khi Ngài Thành Đạo, mà cho đến ngày nay, tại Mahiyangana, tỉnh Uva, vẫn còn một ngôi tháp dựng lên để tôn thờ xá lợi một nắm tóc của Ngài. Kinh số 10 và 25 của Tăng Nhất Bộ kinh nói về ý nghĩa quán tưởng những đức tính của Phật, và những xá lợi của Ngài, là chủ đề thánh thiện khi thiền định. Đến ngày Rằm tháng giêng, theo truyền thống nguyên thủy của Phật giáo, đánh dấu sự kiện: a. Đức Phật lần đầu tiên chế Giới để chư tăng thọ trì; mà tóm lược là những lời đơn giản nhất nhưng xưa nay rất ít người làm được nhất: “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tịch tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”, theo kinh Pháp Cú, các câu 183-185; b. Đức Phật chủ trì lễ đặc nhiệm tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Moggallàna) là hai đại đệ tử thay Phật điều hành tăng sự trước sự tham dự của một ngàn hai trăm năm mươi vị A-la-hán. c. Đức Phật tuyên bố trong ba tháng nữa, tức vào ngày rằm tháng tư, Ngài sẽ đại bát niết bàn; Ngài dặn dò các đệ tử “vô thường là lý đương nhiên của vạn hữu, phải nổ lực tinh tấn,”, như kinh Mahà Parinibbàna sutta ghi. Mục Kiền Liên là vị đệ tử thần thông đệ nhất của Phật, mà theo Tăng Nhất Bộ Kinh II, đã từng dập tắt lửa ngục A-tì (Avici) một thời gian để viếng thăm và giảng pháp cho những chúng sanh bị đày đoạ nơi đó. Có lẽ dựa theo sự tích này mà Bắc tông đã dựng nên chuyện Mục Kiền Liên xuống ngục cứu mẹ không được, phải trình Phật và được Ngài dạy phải thỉnh số đông chư tăng tụng kinh để nhờ thần lực của họ mà bà Thanh Đề được thác sanh lên cõi trời; và từ đó Phật giáo Bắc tông có truyền thống Lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày rằm tháng bảy. Rằm tháng hai là ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ lần đầu tiên, để độ cho cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodhana) đắc quả Nhập Lưu (Sotàpatti), và dắt La Hầu La xuất gia, sau đắc quả A-la-hán (Cùla-Rahulovàda sutta, Trung Bộ Kinh số 147). Ngày rằm tháng ba không có sự kiện đáng kể, ngoài truyền thuyết là Đức Phật đến Tích Lan lần thứ hai, vào năm thứ 5 sau khi Phật thành đạo; trong dịp này, Đức Phật thuyết về nguyên tắc sống chung hòa bình, nhẫn nhục và từ bi cho hai chú cháu bộ tộc Nàgas đang tranh nhau ngai vàng vừa trống (Itivuttaka 27). Những lời dạy của Đức Phật khi đó vẫn còn có hiệu nghiệm nếu áp dụng cho thế giới loạn cuồng ngày nay. Trên đây là tóm lược Ý nghĩa những ngày Trăng Tròn trong truyền thống Phật giáo Cũng cần phải nói đến “Nam tông”, bởi vì truyềng thống Bắc tông thì không có được một dữ liệu nào có thể minh xác được những ngày rằm,– nhất là những ngày rằm lớn như vào tháng giêng, tháng bảy và tháng mười–, là thuộc Phật giáo. Do ảnh hưởng văn hóa Trung hoa, Việt nam đón Xuân vào ngày mồng Một tháng giêng, cũng là ngày lễ vía Phật Di Lặc, vị Phật của tương lai, cho nên cũng còn gọi là Xuân Di Lặc. Trong bầu không khí rộn rịp của những ngày đầu xuân, con người sung sướng bước qua thêm một năm mới nhưng rồi lại lo lắng sợ hãi trước tương lai mờ mịt vô thường, nên vội vã xin cúng sao giải hạn mà hầu như chùa chiền nào, nhất là tại quốc ngoại, đều cũng làm lễ linh đình, bắt đầu từ mồng 8 cho đến rằm tháng giêng, ngày được gọi là lễ Thượng nguyên. Việc cúng sao giải hạn dĩ nhiên không đặt trên căn cứ nào của Phật Pháp, nhất là trên nguyên lý về nghiệp, mà chỉ là tín ngưỡng địa phương đã phóng khí hóa hình thức tôn giáo của Phật giáo. Rồi cùng với lễ Vu Lan vào rằm tháng bảy gọi là Trung nguyên và một ý nghĩa không rõ ràng lắm vào rằm tháng mười gọi là Hạ nguyên, thế là truyền thống Phật giáo Bắc tông có được ba lễ lớn. Ba lễ lớn này thật ra là đã vay mượn từ truyền thống tín ngưỡng dân gian của Trung Hoa, gọi là Thượng, Trung và Hạ Nguyên, có nguồn gốc từ Lão giáo, và cũng là các lễ thượng, trung và hạ điền của nông nghiệp. Theo đạo sư Đào Hoằng Cảnh (456-536) trong tác phẩm Đăng Chân Ẩn Quyết của ông (được bảo tồn trong Đạo Tạng và Thái Bình Ngự Lãm), Tam Nguyên có nghĩa căn bản là 3 nguyên khí của vũ trụ: Trời, Đất và Người, hiện hữu từ khi còn hỗn độn. Đến khi vạn vật tựu hình, theo ý nghĩa "Đạo sanh nhất… Tam sanh vạn vật" của Đạo Đức kinh, thì Tam Nguyên được biểu trưng bằng ba vị thần trên trời, có nhiệm vụ chăm sóc 3 lễ lớn dưới trần gian, vào ngày rằm tháng giêng (thượng nguyên), rằm tháng bảy (trung nguyên) và rằm tháng mười (hạ nguyên); đó là những ngày đản sanh của ba vị thần này, dân gian làm lễ vía họ để rồi cuối cùng trở thành những lễ hội lớn của hạ giới (3). Ngoài ra, Tam Nguyên còn dùng để chỉ 3 phần trong con người: "Thượng trung hạ nguyên giả, vị thân trung tam nguyên chi cung", là nơi mà ba vị thần bảo hộ cho người đóng đô ở đó. Tam nguyên còn được dùng đồng nghĩa với Tam Nhất, trong Đạo giáo gọi là Tam Nguyên Chân Nhất, là đối tượng để các đạo gia luyện thần, theo quyển Kim khuyết đế quân Tam Nguyên Chân Nhất kinh (Đạo tạng, quyển 120) và Thái thượng đạo quân thủ Tam Nguyên Chân Nhất kinh (Đạo tạng, quyển 1052, tr. 10a-12a). Cho thấy tuy đã trở thành là truyền thống, nhưng từ căn bản, ba lễ gọi là Thượng, Trung, Hạ nguyên của Phật giáo chỉ là vay mượn từ Lão giáo, vậy mà hình thức tôn giáo Bắc tông lại làm linh đình ba lễ này: lễ Thượng nguyên thì linh đình cúng sao giải hạn cho đầu năm mới, một hình thức phóng khí khiến Phật giáo bị đồng hóa với mê tín dị đoan; Trung nguyên thì trở thành lễ Vu Lan với truyền thuyết Mục Liên xuống ngục cứu mẹ vô căn cứ và vô lý theo lý tắc nghiệp lực của nhà Phật; còn Hạ nguyên thì chưa có một truyền thuyết nào quan trọng để gán ghép cho một lễ Phật giáo lớn. Trái lại, về những ngày Trăng Tròn trong năm, Phật giáo Nam tông đã lập cước trên những chứng liệu văn bản được ghi chép thành văn trong bộ Đại tạng Pàli cùng các Chú Sớ liên hệ hơn 2 ngàn năm qua, các văn bản ghi lại toàn bộ những nguyên lý căn bản nhất mà Đức Phật đã tuyên bố như Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Niết Bàn, pháp môn Thiền Định, v.v., cùng là trên những sự kiện liên quan đến lịch sử hoằng bá Phật giáo. Vậy thì, nếu theo đúng tinh thần kinh Kalàma, chúng ta có cần nên thiết lập lại những ý nghĩa của ngày Rằm trong truyền thống Phật giáo, xuyên suốt Nam và Bắc tông, để trả lại cho tôn giáo Phật giáo vai trò hoằng pháp đúng chánh pháp của nguồn đạo chúng ta đang phụng trì hay không? Chú thích: (1) Tập hợp những lời ca ngợi Đức Phật bởi nhiều nhân vật danh tiếng thế giới thuộc mọi thành phần, do Singapore Buddhist Meditation Centre xuất bản, ấn tống, và được tái bản nhiều lần. (2) Cội Bồ đề hiện nay tại Bodh-gàya nơi đức Phật Thành Đạo cũng là được chiết nhánh lại từ cội Tích Lan này. (3) Maspéro, Henri. Le Taoisme et les Religions Chinoises. |
Cập nhật ( 05/10/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com