XUNG * Gần dây trên vài tờ báo có một số người nói là, khi đi du lịch Trung Quốc, họ được nghe giải thích: ở ngoại thành Tô Châu có thôn Giang Phong và núi Sầu Miên, từ đó có câu thơ “Giang Phong ngư hỏa đối Sầu Miên,”của Trương Kế đời Đường, lại nói quả chuông chùa Hàn Sơn nổi tiếng đã bị quân Nhật đem nấu chảy để đúc đạn trong thế chiến thứ hai… Sau đây là tư liệu rút từ cuốn sách giới thiệu các di tích văn hóa Trung Quốc của Chu Nhất Phi, một giáo sư dạy Hoa ngữ cho người nước ngoài ở Thượng Hải. Chùa Hàn Sơn nằm ở ngoại thành Cô Tô, tại một trấn nhỏ tên Phong Kiều Trấn. Chùa được xây dựng trong khoảng thời gian từ 501 đến 519, đời nhà Lương, trong giai đoạn Lục Triều. Thoạt tiên chùa có tên là Chùa Hàn Sơn nằm trên bờ một con sông đào lớn, giữa hai cây cầu là Phong Kiều và Từ cổng chùa vào, qua một bức bình phong có chạm khắc các hình tượng Phật, ta gặp ngay hai pho tượng đứng trên bệ lớn hình hoa sen, cả hai để ngực trần, đi chân đất, một vị cầm bình phép, một vị cầm bông sen. Đó là tượng của hai tổ Hàn Sơn và Thập Đắc. Có nhiều truyền thuyết về hai vị tăng này. Một trong các truyện kể rằng: có một vị sư già trên núi Thiên Thai, bữa nọ nhặt được hai hài nhi bị bỏ rơi trong núi. Sư đem chúng về chùa nuôi, đặt tên cho một trẻ laá Hàn Sơn, (núi lạnh) và trẻ kia là Thập Đắc (nhặt được). Lớn lên hai trẻ tu hành đắc đạo, trở thành cao tăng. Họ đi thí pháp đó đây, đến Cô Tô thì ở lại ngôi chùa trên bến Thật ra, chùa hàn Sơn nổi tiếng đến ngày nay chủ yếu nhờ bài thơ “Phong kiều dạ bạc” của Trương Kế. “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên / Giang phong ngư hỏa đối sầu miên / Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự / Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” sau Tản Đà đã chuyển ngữ thật tài hoa: “Trăng tà tiếng quạ kêu sương / Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ / Thuyền ai đậu bến Cô Tô / Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”. Từ bài thơ ấy, cái chuông chùa Hàn Sơn thành báu vật. Du khách đến chùa đều tìm xem chuông, đặc biệt là khách Nhật Bản. Người Nhật truyền tụng rằng nếu được nghe chuông chùa Hàn Sơn đánh đúng lúc 108 tiếng vào lúc giao thừa, thì mọi ưu phiền trong năm sẽ được rũ sạch và một năm mới tốt lành sẽ tới. Vì thế, gần đây rất đông du khách Nhật Bản kéo tới chùa vào ngày cuối năm âm lịch để nghe chuông. Vào 11 giờ 40 phút đêm ấy, sư trụ trì sẽ Xung quanh quả chuông chùa Hàn Sơn còn có một truyền thuyết lạ: Năm ấy mưa to nước lớn, một quả chuông ở đâu trôi dạt đến trước cổng chùa. Hai sư Hàn Sơn, Thập Đắc ra sông tìm cách kéo chuông lên nhưng không sao kéo được. Thập Đắc bằng cầm một cây gậy trúc lội ra, trèo lên quả chuông. Lập tức chuông trôi vùn vụt và đưa ông ra biển, rồi dạt vào một xứ lạ. Sư lên bờ, dựng chùa treo chuông hàng ngày tụng niệm. Tiếng chuông vang về tận chùa Hàn Sơn. Cảm nhận được đó là tiếng chuông của Thập Đắc, Hàn Sơn bèn sai đúc một quả chuông giống hệt. Thế là cách xa ngàn dặm, hai anh em vẫn hàng ngày trò chuyện qua tiếng chuông. Xứ sở mà Thập Đắc lạc đến chính là nước Nhật. Truyền thuyết thần bí hóa sức mạnh của tiếng chuông chùa Hàn Sơn càng làm ta kinh ngạc về sức mạnh ghê gớm của một câu thơ! Vài năm trước đây có một nhóm tăng từ Nhật bản đến Thượng Hải. Trong lúc thưởng trà ở chùa Ngọc Phật, họ bỗng hỏi sư trụ trì: “ Chùa Hàn Sơn còn nổi tiếng thế giới về bộ sưu tập các bảng đá khắc chữ của các thư gia nhiều đời, trong đó tất nhiên quan trọng nhất là bản khắc bài thơ của Trương Kế. Tiếc rằng bản đầu tiên từ đời Tống đã mất từ lâu, còn lại các bản khắc đời Minh, Thanh. Có cả một bản khắc bút tự của Tống Nhạc Phi còn giữ được. |
Cập nhật ( 16/08/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com