BÍ QUYẾT TU TÂM (Secrets of Cultivating the Mind)
* Ngọc Bảo dịch
Tuy có sự khác biệt giữa những người mê và người giác ngộ, nhưng gốc căn bản của con người vẫn là một. Vì vậy Pháp là nói về tâm con người. Cái tâm rộng mở, yên lặng này không tăng ở các bậc thánh nhân, cũng không giảm ở nơi phàm nhân. Cho nên mới nói rằng tâm ấy không lộ liễu nơi tri kiến của thánh nhân, và cũng không bị mờ đụcđi tuy bị che lấp ở nơi tâm phàm nhân.
Như vậy, nếu tâm này không tăng nơi thánh nhân và cũng không giảm nơi phàm nhân, sự khác biệt của các vị Phật và các bậc tổ sư Thiền với những người khác như thế nào? Điều khác biệt giữa họ và người khác chỉ là họ giữ gìn được tâm ý của họ. Nếu có niềm tin hoàn toàn, mọi nghi ngờ đều dứt trừ, sẽ phát lộ một chí nguyện trong sáng, từ đó có được chánh kiến và sự hiểu biết, tự mình nếm được hương vị giải thoát và tự nhiên đạt đến chứng ngộ.
Đây là tri kiến của người tu tâm không qua từng chặng nào, nên gọi là đốn ngộ. Điều đó cũng có nghĩa niềm tin thực sự chỉ được đạt đến khi sự thành tựu đạo quả viên mãn được đặt trên căn bản niềm tin.
Hỏi: Nếu không cần phải qua từng chặng nào khi ngộ được lý này, tại sao cần phải có sựtu tập hậu chứng ngộ, tiệm tu, và giác ngộ từng phần?
Đáp: Ta đã giải thích ý nghĩa của việc tiệm tu hậu giác ngộ, nhưng thấy ngươi còn chưa hết nghi hoặc, nên ta sẽ giải thích lại. Hãy lắng lòng mà nghe với thành tâm thành ý.
Từvô thuỷ, phàm nhân đã trôi lăn không ngừng trong vòng sinh tử, ra vào năm cõi luân hồi lục đạo. Bởi vì sự chấp chặt nơi tướng, nơi những tà kiến mê lầm và những huân tập ảo vọng đã dần dần trở thành một bản tính thứ hai. Ngay cả nếu có người nào chợt tỉnh mà nhận ra rằng tự tánh của họ xưa nay căn bản vốn là không rỗng và tĩnh lặng, không khác với Phật, nhưng những tập khí từ trước rất khó mà tiêu trừngay được.
Vì thế, họ vẫn giận dữ hay vui mừng khi gặp những cảnh khó chịu hay hoan hỉ; những phán đoán phải trái vẫn tiếp tục khởi lên chìm xuống một cách hỗn độn, và những phiền não do ngoại cảnh đem tới vẫn không khác gì trước kia. Nếu họ không dùng trí tuệ để xử dụng năng lực của mình, làm sao họ dứt trừ được vô minh và đạt được sự an bình tĩnh lặng? Nhưtrong câu nói, “Khi đã đốn ngộ, tuy bạn cũng đồng như Phật, nhưng tập khí từnhiều đời nhiều kiếp vẫn còn sâu dầy. Tuy gió đã lặng, nhưng những đợt sóng vẫn còn miên man nổi lên, tuy xa lìa được trần cảnh, nhưng những niệm tưởng vẫn còn tiếp tục dấy khởi.”
Đại sư Gao nói, “Rất nhiều lần có những người căn cơ thông tuệ có thể giác ngộ được không mấy khó khăn, nhưng rồi họ trở thành tự mãn và xao lãng không tiếp tục tiến tu. Dần dần họ lại quay về với những lầm lẫn trước đây, không thoát khỏi được vòng luân hồi sinh tử.” Như vậy làm sao chúng ta có thể giải đãi không tiếp tục tu tập chỉ vì đã có được một lần chứng ngộ?
Bởi thế, khi đã ngộ rồi là phải luôn luôn quán sát chính mình. Khi nào có những khởi niệm lăng xăng chợt khởi lên, đừng có chạy theo, mà hãy giảm bớt chúng đi, giảm bớt cho đến khi nào đạt được sự vô tác là tới được cứu cánh. Đây cũng là pháp tu chăn trâu mà nhiều vị thiền sư đã từng làm để tu tập hậu giác ngộ. Tuy rằng họ đã đốn ngộ rồi, nhưng vẫn còn luôn luôn tiếp tục tu tập thúc liễm thân tâm.
Những khởi niệm lăng xăng căn bản vốn là không; tự tính căn bản vốn là thanh tịnh. Dừng ác nhiều lần mà như không dừng, tu thiện nhiều lần mà như không tu, đó mới thực là dừng, mới thực là tu. Vì vậy mới nói rằng dù có tu hoàn toàn đủ loại pháp môn, nhưng chỉ vô niệm mới được coi là căn bản.
Nói về sự phân biệt trong ý nghĩa của đốn ngộ trước và tiệm ngộ sau, theo lời đại sưGuifeng: “Đốn ngộ là khi bỗng nhận ra thực tánh của mình gốc vốn là vô khổ, tánh của tri thức vô nhiễm vốn là hoàn hảo, không khác gì với Phật. Tu tập trên nền tảng này được gọi là tu theo tối thượng thừa, cũng được gọi là Thiền tinh tuý của những vị đã ngộ được pháp giới Như Thị. Nếu có thể thực tập tu như vậy từng giây từng phút, dần dần bạn sẽ đạt được một cách tự nhiên cả trăm, cả ngàn cảnh giới tâm linh. Đây chính là tông môn thiền Tổ sưcủa Bồ Đề Đạt Ma.” Như vậy đốn ngộ và tiệm tu là hai bánh của một cái xe, nếu thiếu một bánh thì xe sẽ không chạy được.
Có một số người không biết được bản chất tánh Không của thiện và ác, cứ nghĩ rằng thực tập tu tâm là ngồi bất động cứng nhắc, đè nén cả thân lẫn tâm, giống như tảng đáđè trên cỏ. Thật là ngớ ngẩn. Vì vậy có câu nói rằng người nào theo cách tu ấy là cắt đứt sự nhiễu loạn trong mọi trạng thái tâm, nhưng chính cái tâm cắt đứt ấy lại là một tên ăn cướp.
Vì vậy cũng có câu nói rằng chúng ta không nên sợ vọng tưởng dấy khởi, chỉ sợ chậm biết đến vọng thôi. Cũng có câu nói: “Khi vọng tưởng khởi lên, hãy để ý đến chúng ngay lập tức; một khi đã biết vọng, tự nhiên vọng sẽ tan.”
Nhưvậy trong kinh nghiệm của những người đã chứng ngộ, ngay cả khi phiền não khởi lên trước ngoại cảnh, mùi vị của chúng cũng chỉ rất nhẹ nhàng và tinh tế. Hãy ý thức rằng sự mê lầm là không có nền tảng căn bản, rằng thế giới huyễn tượng này chỉ như khói bồng bềnh cuốn theo gió, rằng sáu trần cảnh trước mắt là ảo ảnh như nước nóng làm tan đá mà thôi.
Nếu ta có thể tu tập được như vậy trong từng giây phút, luôn tỉnh giác và tập trung tư tưởng, mọi sự yêu ghét sẽ tự nhiên mờ nhạt đi, trong khi từ bi và trí tuệ sẽtăng lên rõ ràng; những hành vi tạo ác sẽ tự nhiên chấm dứt, trong khi những việc làm công đức sẽ tự nhiên phát triển.
Khi không còn phiền não, sẽ không còn sinh tử. Khi tâm hành vi tế đã đoạn diệt, chỉcòn lại sự hiểu biết của tánh giác viên mãn, rõ ràng chiếu sáng. Lúc đó bạn có thể ứng hiện thành cả triệu hóa thân trong các quốc độ mười phương thế giới, có sự cảm ứng như ánh trăng trên nền trời cao rọi sáng khắp nơi và phản chiếu trong đủ loại ao hồ, vũng nước, tuỳ duyên mà hóa độ các chúng sanh vô biên để đem lại sự an vui, dứt trừ khổ não. Đó là sựgiác ngộ lớn lao (Đại Giác), làm trang nghiêm thế giới.
Đại sư Chinul (1158-1210)
Trích từ Minding Mind – A course in basic meditation, translated by Thomas Cleary.