Xác định bản Dạ Cổ Hoài Lang chuẩn * Cẩm Thúy Dựa trên cơ sở tôn trọng quyền tác giả, bản Dạ Cổ Hoài Lang (DCHL) của nhạc sĩ Cao Văn Lầu ra đời hơn 90 năm qua, đã chứng tỏ sức lan tỏa hết sức đặc biệt của một bản nhạc lòng bất hủ, lan rộng từ trong Nam ra ngoài Bắc và cả nước ngoài, DCHL chinh phục biết bao trái tim người mộ điệu. Nhưng chính vì sức lan truyền mạnh mẽ ấy qua gần một thiên niên kỷ, DCHL đã có những dị bản klhác nhau. Xác định một bản DCHL chuẩn (hoặc tương đối chuẩn) là việc vô cùng cần thiết trước khi đề nghị ghi tên DCHL vào danh mục các di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Làm sao để xác định một bản DCHL chuẩn? Vấn đề này quả thật không dễ dàng, bởi nếu chuẩn nhất thì chỉ có… tác giả mới biết rõ hơn ai hết! Cho nên dựa trên căn cứ khoa học nào để xác định bản DCHL chuẩn bấy lâu này luôn là mối trăn trở đối với những bậc nghệ sĩ, nghệ nhân tâm huyết với DCHL. Hơn 10 nghệ nhân, soạn giả, nhà nghiên cứu… đã đóng góp những ý tưởng đầy tâm huyết tại buổi tọa đàm xác định bản DCHL chuẩn do Sở VHTT&DL Bạc Liêu vừa tổ chức. Ngay từ đầu, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã “vào đề”: “Chúng ta cần phải cùng nhau xác định một DCHL với tất cả trách nhiệm của mình. Khi DCHL ra đời, thanh nhạc Tây phương chưa đến Thạc sĩ Huỳnh Khánh, chủ tịch Liên chi hội Nghệ sĩ sân khấu (NSSK) khu vực ĐBSCL cho rằng: “Trươc hết, cần phải ghi nhận công lao của những nghệ nhân, nghệ sỹ đã sử dụng và phổ biến DCHL, những dị bản có khác nhau đôi chút nhưng vẫn giữ được phần hồn, không lai căng, mất gốc. Về phần lời, dẫu chữ nghĩa nhiều từ trong bài ca nhiều người cho rằng “không đúng chữ” nhưng không nên lấy quan điểm bây giờ mà phải theo thời điểm DCHL ra đời mới phù hợp…”. Với góc độ là một người chuyên nghiên cứu về chữ nghĩa, ông Trần Chí Thành, chủ tịch Hội VHNT Bạc Liêu cũng nhấn mạnh: “Có những từ tuy viết không phù hợp nhừng nếu được sử dụng phổ biến thì sẽ trở thành đúng”, vì vậy có những từ trong bài của nhạc sĩ Cao Văn Lầu sử dụng, theo ông Thành, phải cân nhắc thật kĩ chớ không thể sữa đổi cho hợp với… ngày nay được! Còn nói về tính chất pháp lý, ông Nguyễn Hồng Khưu, văn phòng Bộ VHTT&DL khu vực phía Nam cho rằng: “Chúng ta ở đây chỉ tìm ra một bản DCHL gốc nhất chớ không thể gọi là “gốc”. Nghệ thuật thì luôn luôn phát triển để hay hơn, phù hợp với thời đại, cho nên ta cần quan tâm nhất là tìm đúng gốc chớ không phải tìm bản hay nhất, phù hợp nhất; cũng đừng đặt nặng vấn đề tìm chữ đúng nghĩa để dịch thuật đễ dàng; tìm bản gốc trước đã, dịch và diễn thế nào là vấn đề sáng tạo lần thứ hai rồi”. Đồng ý với vấn đề nên giữ đúng bản chất gốc này, nhạc sĩ Huỳnh Khải nhận xét thêm: “Xác định phần nhạc chuẩn xác cho bài DCHL rất quan trọng, bài sử dụng âm nhạc ngũ cung “hò, xự, xang, xê, cống”, nếu ký âm qua thanh nhạc phương Tây có thể không giống và chuẩn lắm nhưng vẫn phải giữ đúng phần nhạc của bài ca này, coi như ta giúp cho bạn bè quốc tế có được một “chiếc gậy” để tìm hiểu âm nhạc ngũ cung hết sức độc đáo của Việt Nam”… Hơn 90% ý kiến tại buổi tọa đàm đã thống nhất quan điểm chung: vấn đề nên quan tâm nhất là nên căn cứ vào quyền tác giả để xác định tính chất “chính xác”, “chuẩn” của DCHL. Và vấn đề quan trọng kế nữa, như câu nói ví von của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển thì: “Đừng làm “hư” đi một tâm hồn đẹp đẽ vốn có của một bài ca đại diện cho âm nhạc dân tộc mình”. Xác định bản chuẩn không dựa vào tính hợp lý với thời đại hiện tại hay để giúp cho việc dịch thuật dễ dàng, phù hợp với việc ký âm nhạc sau này; mà phải dựa trên sự tôn trọng quyền tác giả và giữ gìn bản sắc vốn có của âm nhạc dân tộc mà tác giả đã vận dụng và sáng tạo ra đứa con tinh thần ấy. Buổi tọa đàm đã thống nhất: xác định bản DCHL trong sách “Ca nhạc cổ điển” xuất bản năm 1962 của Trịnh Thiên Tư là bản DCHL của nhạc sĩ Cao Văn Lầu cả lời và chữ nhạc, đồng thời sẽ căn cứ vào bản thảo chép tay của nhạc sĩ Cao Văn Lầu năm 1973 để đi đến bổ sung lẫn nhau, đưa ra một bản DCHL chuẩn nhất. |
Cập nhật ( 01/09/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com