VIỆC SỬ DỤNG CÁC ĐỊA DANH TRUNG QUỐC TRONG CA DAO VÀ THƠ CA BÁC HỌC VIỆT NAM * GSTS Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên cứu Văn hoá Địa danh Trung Quốc là tên riêng chỉ những đại điểm có thực ở trên đất Trung Quốc; hoặc những địa điểm được người Việt 1. ĐỊA DANH TRUNG QUỐC TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Trong số 12.487 bài ca dao người Việt (Kinh) có 8% số bài sử dụng địa danh. (1) Số địa danh này gồm địa danh Việt và địa danh Trung Quốc. A. Phân loại địa danh trong ca dao Những tên riêng đó gồm ba loại: + Tên các đơn vị hành chính: lang, xã, huyện, tổng, phủ, tỉnh, trấn, xứ, nước. + Tên những địa điểm vốn là đối tượng lao động và những địa điểm phục vụ giao thông: sông, suối, ao, đầm, giếng, núi, rừng, đèo, hang, động, phá, cù lao, mũi, biển, cầu, đường, bãi, bến… + Tên những địa điểm thực hiện sinh hoạt xã hội và những địa điểm thực hiện sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng: chợ, quán, đền, chùa, miếu, đình… Trong ba loại kể trên, loại tên các đơn vị hành chính xuất hiện nhiều hơn cả. Trong loại địa danh này tên các làng xuất hiện nhiều nhất, trong khi huyện, phủ là những đơn vị hành chính tuy nhỏ hơn tỉnh nhưng lớn hơn làng mà lại được nhắc đến khá ít và rất ít. Ở hai loại tên riêng còn lại, tên sông, núi, chợ, chùa xuất hiện nhiều hơn cả. B. Hai chủ đề phổ biến trong ca dao có địa danh Ca ngợi tình yêu nam nữ, phản ánh tình cảm vợ chồng là chủ đề phổ biến nhất. Địa danh gắn với nỗi niềm thương nhớ: + Ai qua quán Trắng phố Nhồi Để thương để nhớ cho tôi thế này? + Ai về Giồng Dứa qua truông Gió day bông sậy bỏ buồn cho em. + Anh về Đập Đá, Gò Găng Để em đập vải sáng trăng một mình. Địa danh gắn liền với lòng quyết tâm trong tình yêu: Chừng nào núi Bụt hết cây Lại Giang hết nước, dạ này hết thương. Ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương là chủ đề phổ biến thứ hai. Những nơi có cảnh đẹp được ca ngợi: + Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà Buồm giong ba ngọn vui đà thêm vui. + Đường vô sứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô! Các địa danh trong sáu lời ca dao đã dẫn đều chỉ các địa điểm trên đất nước Việt. Địa phương nào có truyền thống đấu tranh chống xâm lược cũng được ca dao tạc bia lưu truyền. Ngoài ra những địa phương nào có nghề hay, thợ khéo, có đặc sản, có phong tục thuần hậu, có nếp sống đẹp, có người hiếu học… đều được người dân xưa ca ngợi. Và như thế, các tên riêng chỉ địa điểm dần dần đi vào kho tàng ca dao ngày càng nhiều. Thí dụ: Mía Thu Cúc, thóc Hoành Sơn Lạc, khoai Bái Thượng, hương thơm Lai Triều Nón Quảng Nạp dáng yêu kiều Vải Dành ai nhuộm thắm điều áo nâu Cá Hạ Đồng thả ao sâu Chè tươi thôn Lạng, làng Cau ổi mùa Văn Tràng xe chỉ quay tơ Tam Đồng mắm muối, rau dưa Bao Hàm Cá mắm nhiều nhất Quang Lang Đông Hồ ngô chuối, Hạc Ngang đan thuyền. Các địa danh này đều ở huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Hoặc bài ca dao dưới đây: Đi ra thiên hạ mà coi Không đâu bằng đất Quỳnh Đôi nữa mà Trai miệt mài bút nghiên thi cử Gái chăm nghề tơ lụa vá may. Quỳnh Đôi là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Những chủ đề khác như: tố cáo, đả kích đế quốc và tay sai, chế giễu những thói hư tật xấu, phản ánh đặc điểm địa lý, khí hậu khắc nghiệt ở một vùng nào đó, truyền đạt kinh nghiệm về thời tiết, đúc kết bài học về đạo lý, lẽ sống…- tất cả những chủ đề đó không phải là hoàn toàn vắng bóng trong ca dao có địa danh. Nhưng những chủ đề này chỉ chiếm tỷ lệ hết sức ít ỏi. C. Hầu hết các địa danh trong ca dao người Việt chỉ những địa điểm ở Việt Theo kết quả thống kê của chúng tôi, 97% số địa danh trong ca dao là địa danh chỉ những địa điểm ở Việt Số địa danh Trung Quốc chiếm 3% những địa danh đó là: sông Ngân, cầu Ô Thước, sông Tiền Đường, bến Cô Tô, chùa Hàn Sơn, Tây Phiên, Đào Nguyên, Vũ Môn, Liêu Dương… Những địa danh được sử dụng nhiều lần là: sông Ngân, cầu Ô Thước. Thí dụ 1: Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn Sông Ngân Hà giữ trọn đừng phai Sợ em ham chốn tiền tài Dứt đường nhân ngãi lâu dài bỏ anh Trồng chanh đắp nấm cho chanh. Thí dụ 2: Hồi xưa ai biết ai đâu Bởi con chim Ô Thước bắc cầu sông Ngân. Theo thần thoại Trung Quốc, chim quạ (ô) và chim khách (thước) khuân đá lấp sông Ngân Hà tạo nên cầu Ô Thước để Chức Nữ qua gặp Ngưu Lang vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch. Trong văn học, cầu Ô Thước trở thành biểu tượng tình yêu II. ĐỊA DANH TRUNG QUỐC TRONG THƠ CA BÁO HỌC NGƯỜI VIỆT Một sự khảo sát bước đầu về các tên riêng chỉ địa điểm ở trong văn học báo học (còn gọi là văn học viết) Việt Một loại tác phẩm mang chủ đề tình yêu nam nữ nhưng hầu hết cả địa danh lại là địa danh Trung Quốc: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (tác giả) và Đoàn Thị Điểm (dịch giả), Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… Truyện Kiều của Nguyễn Du (1766(?)-1820) là tác phẩm được viết bằng chử Nôm, gồm 3.254 dòng lục bát, dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc tên là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tóm tắt truyện: gia đình Vương ông có hai cô con gái là Thuý Kiều, Thuý Vân và một con trai là Vương Quan. Thuý Kiều rất xinh đẹp và tài hoa. Nàng yêu một văn nhân là Kim Trọng. Cuộc tình duyên đang nồng thắm thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Giữa lúc đó, gia đình Vương ông gặp tai biến, Thuý Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Nàng rơi vào tay bọn bán thịt buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Được Thúc Sinh chuộc về làm vợ lẽ, nàng lại bị vợ cả là Hoạn Thư hành hạ. Trốn khỏi nhà họ Hoạn chốn ở chùa của Giác Duyên thì nàng lại rơi vào cạm bẫy Bạc Hà, Bạc Hạnh. Được người anh hùng Từ Hải cứu khỏi lầu xanh, sau khi đền ơn báo oán, Kiều lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến để Từ Hải bị hại. Cùng đường nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nhờ sư Giác Duyên cứu, Kiều Được đoàn tựu với gia đình và chàng Kim. Cốt truyện của Truyện Kiều dựa vào Kim Vân Kiều truyện thì các địa danh Liêu Dương, Tiền Đường, Châu Thai… cố nhiên là địa danh Trung Quốc. Trường hợp truyện thơ Nôm Hoa Tiên cũng vậy. Đây là tác phẩm do nhà thơ Việt Nam Nguyễn Huy Tự (1743 – 1790) viết bằng thể lục bát, dựa theo một ca bản của Trung Quốc tên là Đệ bát tài tử Hoa tiên ký. Người cháu của Nguyễn Huy Tự là Nguyễn Thiện (1763 – 1818) có công nhuận sắc nhiều nhất. (2) Hoa tiên kể chuyện một chàng trai tên là Lương Phương Chân, con quan Tể tướng, người Tô Châu. Thuở nhỏ học giỏi, lớn lên, xao xuyến khác vọng yêu đương, chàng xin phép gia đình đến trọ nhà người cuậ họ Diêu ở Tràng Châu để học tập. Một đêm trăng, dạo chơi trong vườn, chàng tình cờ thấy mấy cô gái ngồi đánh cờ ở một ngôi đình bên hồ, bèn đánh bạo bước vào. Nghe có tiếng người, các cô vội vàng bỏ chạy. Trong số đó có một cô mặc xiêm trắng, dường như vừa chạy vừa ngoái nhìn chàng. Lương sinh bắt đầu tơ tưởng đến người con gái ấy. Trong một buổi nói chuyện với mợ, chàng biết cô gái đpẹ là Dao Tiên, con quan đô đốc họ Dương đang trị nhậm ở Tràng Châu. Lương sinh bèn tìm cách gặp gỡ. Chàng nhờ VÂn Hương, Bích Nguyệt là những cô hầu của Dao Tiên giúp đỡ, rồi nhờ Diêu sinh lấy tình láng giềng dẫn sang làm quen với Dương công. Lương inh chợt nhìn thấy trên vách tường nhà Dương công một bài thơ còn tươi nét mực, của Dao Tiên, liền hoạ lại một bài rồi dán liền bên cạnh, bóng gió ngụ ý tâm sự mình. Về phần Dao Tiên, từ lúc biết Lương sinh để ý đến, nàng rất dè dặt. Khi nghe các cô hầu nói Lương sinh có cảm tình với mình, Dao Tiên tỏ ra khó chịu. Nhưng đến lúc thấy bài thơ của chàng, lời lẽ tình tứ, thì Dao Tiên bắt đầu xúc động. Hai cô hầu thấy thế bèn nói vun vào. Thề rồi nhân một đêm trăng rằm rất đẹp, Dao Tiên gặp Lương sinh. Chàng tỏ tình với nàng. Lúc đầu Dao Tiên còn e ngại, nhưng nhờ có Vân Hương, Bích Nguyệt giúp đỡ nên hai người đã làm lễ thề nguyền với nhau. Lời thề được ghi trên giấy hoa tiên…Trong khi mọi việc xảy ra êm đẹp như thế, thì Lương côn trên đường về trí sĩ lại gặp Lưu công, ông đã hỏi con gái của Lưu công là Lưu Ngọc Khanh cho Lương sinh. Gia đình cho gọi Lương sinh về nhà. Khi biết tin cha mẹ hỏi Ngọc Khanh cho mình, Lương sinh hết sức đau khổ, nhưn phận làm con, chàng không dám cưỡng lời. Dao Tiên lâu ngày không thấy người yêu trở lại, cũng sốt ruột, đến lúc biết tin Lương sinh đi hỏi người khác, nàng cho là chàng đã bội ước. Vừa lúc đó cha Dao Tiên có lệnh bổ nhậm làm quan ở Kinh đô. Gia đình Dao Tiên dọn lên Kinh. Rồi Dương công có lệnh đi dẹp giăc, mẹ con Dao Tiên phải đến ở nhờ nhà người cậu họ Tiền. Về Lương sinh, sau một thời gian ở nhà, trở lại Tràng Châu tìm Dao Tiên thì nàng không còn ở đó nữa. Chàng buồn rầu vô hạn, không thiết gì học hành, thi cử. Diêu sinh phải khuyên dỗ, chàng mới chịu đi thi. Và khi thi đậu, chàng được bổ làm quan ở Kinh. Tình cờ chàng lại ở ngay cạnh nhà Dao Tiên, do đó hai người được gặp nhau, và tâm sự đầu đuôi mọi việc. Biết Dương công đi đánh giặc bị vây, chàng xin đi giải vây để tỏ tấm lòng mình với người yêu cũ. Nhưng chàng cũng bị vây nốt, và có tin chàng tử trận. Ngọc Khanh ở nhà để tang và thề thủ tiết trọn đời. Mẹ Ngọc Khanh thương con tuổi trẻ, khuyên nàng cải giá. Ngọc Khanh không chịu, nhảy xuống sông tự tử, nhưng được thuyền của Long Đề hạt vớt lên. Lương sinh về sau được Diêu sinh đến cứu. Hia bên phối hợp đánh tan quân giặc. Trong tiệc mừng thắng trận, nhà vua đã biết câu chuyện tình yêu giữa Lương sinh với Dao Tiên, lại nghe Ngọc Khanh đã tự tử, nên truyền cho Dao Tiên kết hôn với Lương sinh. Lúc ấy thuyền của Long Đề hạc cũng tới Kinh đô. Được tin Lương sinh không chết và đã làm lễ cưới Dao Tiên, Ngọc Khanh định đi tu, nhưng Long Đề hạt dâng sớ lên nhà vua; vua lại cho Ngọc Khanh cùng kết duyên với Lương sinh. Còn Lương sinh thì nghĩ đến Vân Hương, Bích Nguyệt trước kia đã từng giúp đỡ mình nên cũng xin lấy cả hai nàng làm vợ lẽ. Câu chuyện kết thúc trong cảnh đoàn viên, mọi người đều vui vẻ. (3) Các địa danh Tô Châu, Tràng Châu là địa danh Trung Quốc. Trở lên là hai tác phẩm dựa theo cốt truyện của văn học Trung Quốc. Dưới đây là hai tác phẩm không dựa theo tác phẩm nào của Trung Quốc. Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến) do Dặng Trần Côn viết bằng chữ Hán theo thể trường đoàn cú. Đặng Trần Côn sống vào khoảng nữa thế kỷ XVIII. Tác phẩm của ông được nhiều người dịch ra tiếng Việt, rtong đó có các bài dịch của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), của Phan Huy Ích (1750-1822). Chinh phụ ngâm diễn tả tâm trạng của người chinh phụ. Đây là một đoạn của một bản dịch: Hẹn cùng ta Lũng Tây Nham ấy Sớm đã trông nào thấy hơi tăm Ngập ngừng lá rụng cành trâm Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao… Hẹn nơi nao: Hán Dương cầu nọ Chiều lại tìm, nào có tiêu hao Ngập ngừng gió thổi áo bào Bãi hôm tui đẫy, nước trào mênh mông. Lũng Tây Nham, Hán Dương là hai địa danh Trung Quốc. Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm (gồm 2.082 dòng lục bát) của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), được sáng tác trong khoảng từ sau khi nhà thơ bị mù cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Lục Vân Tiên là một chàng trai văn võ toàn tài. Trên đường đi ứng thí, chàng đánh cướp, cứu dân, cứu Kiều Nguyệt Nga; Kiều Nguyệt Nga hoạ hình Vân Tiên, nguyệt suốt đời gắn bó với chàng. Lục Vân Tiên trải qua biết bao lưu ly oan khổ: mẹ mất, phải bỏ thi về nhà chịu tang, khóc thương đến mù mắt, bị Trịnh Hâm lừa xô xuống sông; Võ công bội hôn, bỏ vào hang núi. Nhưng được những người bạn tố và người tốt, thần và thuốc thần cứu nạn, Vân Tiên vượt qua tất cả, mắt lại sáng lại, đi thi đỗ trạng nguyên, phá tan giặc Ô Qua, cứu nước nhà. Kiều Nguyệt Nga vì son sắt thuỷ chung với Lục Vân Tiên, mà bị triều đình của Trang Vương – theo kế hoạch của Thái sư lộng quyền – đem cống giặc Ô Qua, phải ôm bức hoạ Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn; thoát chết lại bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, phải bỏ trốn. Nàng cũng lại được Phật và người tốt cứu nạng cưu mang. Cuối cùng Vân Tiên, sau khi đánh giặc ngoại xâm lạc vào rừng, gặp lại Nguyệt Nga. Mối tình hai lần ân nghĩa đã được thực hiện: Vân Tiên cưới Kiều Nguyệt Nga, “sinh con sau nối gót lân đời đời”. Trong truyện, những kẻ bất nhân bất nghĩa bị trừng phạt: Võ Công bị Vương Tử Trực mắng, thẹn phát ốm mà chết; mẹ con Võ Thể Loan bị cọp tha; Trịnh Hâm bị sóng vùi đáy biển, cá nuốt; Đặng Sinh “giàu sang ỷ thế nghênh ngang’ bị Hớn Minh bẻ giò Thái sư bị giáng suống thứ dân. Và những người có nghĩa có ân được thưởng: ông Ngư, ông Tiều, bà lão dệt vãi trong rừng, Tiểu Đồng…(4) Trước đèn xem truyện Tây Minh Gẫm cười hai chữ Nhơn tình éo le Hỡi ai lẳng lặng mà nghe Dữ răng việc trước, lành dè thân sau… Truyện Tây Minh là truyện nào. Trong kho tàng văn học Trung Quốc vốn quen thuộc với các nhà thơ quá khứ của Việt “Sở dĩ một tác phẩm có yếu tố tự truyện lại được viết dưới danh nghĩa phóng tác dựa theo câu truyện nước ngoài, là vì các nhà thơ xưa của ta, theo quan niệm phong kiến, không muốn công khai nói những điều riêng tư thuộc con người cá nhân của mình, và một “nhãn hiệu” sáng tác dựa theo tác phẩm nước ngoài, vì những lý do riêng của nó, vốn là truyền thống trong loại truyện Nôm của Việt Nam trong nhiều thế kỷ trước”.(6) Đó là cách lý giải của các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Còn trước kia, đối với người đọc, người nghe bình thường, các địa danh quận Đông Thành, đất Đại Đề, núi Thương Tùng, quận Dương Xuân, nước Ô Qua,… trong truyện Lục Vân Tiên là địa danh Trung Quốc. Như vậy, qua sự trình bày trên, chúng ta thấy trong văn học bác học Việt Nam, có một loại tác phẩm phản ánh tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng như Truyện Kiều, Hoa Tiên, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên, và địa danh ở những tác phẩm này là địa danh Trung Quốc. Một loại tác phẩm khác có nhiều địa danh Việt Thơ Hồ Xuân Hương nhắc đến phủ Vĩnh Tường, đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, động Hương Tích,…; không có một địa danh Trung Quốc nào có mặt trong thơ bà. Trừ bài nhắc đến địa danh Vĩnh Tường, các bài có địa danh đều không phản ánh tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan có hình ảnh kinh thành Thăng Long, có chùa Trấn Bắc, có Đèo Ngang. Nhưng ở bài này tác giả không viết về tình yêu, tình cảm vợ chồng. Trong thơ Nguyễn Khuyến có các địa danh: núi An Lão, tỉnh Hà Thơ Tú Xương cũng thế. Ở những bài có địa danh: đất Vị Hoàng, phố Hàng Song, tỉnh Hà Nam, tác giả không viết về tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng. Tóm lại, ở loại tác phẩm có nhiều địa danh Việt Trở lại ca dao, như đã phân tích ở trên, hầu hết các địa danh trong ca dao, dân ca là địa danh Việt Nam và ở những lời ca dao, dân ca có địa danh thì chủ đề phổ biến nhất là thể hiện tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng. III. HAI CON ĐƯỜNG CÁC ĐỊA DANH TRUNG QUỐC ĐI VÀO CA DAO NGƯỜI VIỆT Như đã trình bày, trong ca dao có 3% số địa danh là đại danh Trung Quốc. Những tên riêng chỉ địa điểm mang đầy tính chất điển cố Hán học như sông Ngân, cầu Ô…được dẫn ở trên chứng tỏ văn học dân gian đã tiếp thu từ văn học bác học. Có hai cách tiếp thu. Cách thứ nhất là từ thơ ca bác học Trung Quốc.Thí dụ: Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Ai hỏi con chi đó giống in tiếng con bạn hiền Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi con! Hai dòng thơ đầu là câu cuối của một bài thơ đường. Bài thơ Phong Kiều dạ bạc đó của Trương Kế, nguyên văn như sau: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong như hoả đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Một số địa danh Trung Quốc khác lại đi vào ca dao, dân ca bằng cách thứ hai: qua những tác phẩm lớn của dân tộc như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên: + Đất Liêu Dương anh về tang chú Mối tình chung lặn lội lao đao Dặn Kiều dù sóng gió ba đào Cũng giữ lời thề non hẹn biển, chớ lúc nào lãng quên. + Đồn em hay truyện Thuý Kiều Lại đây mà giảng mấy điều cho mình… Vì đâu lại mắc phải mắc chồng? Vì đâu Kiều phải xuống sông Tiền Đường? + Đôi lứa ta như Nguyệt Nga ngày trước Đã trao lời nguyện ước với Vân Tiên Liều mình qua cống Tây Phiên Vai mang bức tượng, giữ lời nguyền không phai. Như thế là những địa danh Liêu Dương, Tiền Đường, Tây Phiên đã từ sách vở Trung Quốc đi vào thơ ca bác học Việt Qua sự khảo sát sự có mặt của các địa danh Trung Quốc trong văn học Việt Nam, chúng ta có thể thấy: ảnh hưởng của văn hoá, văn học Trung Quốc đối với văn hoá, văn học Việt Nam thể hiện ở hai dòng dân gian và bác học là nhạt, đậm khác nhau. Điều thú vị là, có không ít trường hợp mà ở đó văn hoá, văn học dân gian Việt Nam đã tiếp thu văn hoá Trung Quốc thông qua dòng văn hoá bác học (còn gọi là văn hoá tinh anh) Việt Nam. Chú thích : (1) Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hoá- thông tin, Hà Nội, 2001, hai tập (2) Xem thêm: Nguyễn Lộc, mục từ Hoa tiên, trong Từ điển Văn học, nhiếu tác giả, Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1983, tập 1, tr.299-300. (3) PGS Nguyễn Lộc, Tóm tắt tác phẩm Hoa tiên. (4) Xem thêm: Lê Chí Dũng, mục từ Lục Vân Tiên, trong Từ điển Văn học, Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1938, tập 1, tr.410. (5) và (6) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.637 |
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com