VIỆC QUẢN LÝ SÀI GÒN THỜI PHÁP THUỘC * Lê nguyễn Năm 1998, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể chương trình kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-1998), ghi nhận những chuyển biến của một Sài Gòn đã trải qua một quá trình thay da đổi thịt, từ một vùng rừng rậm hoang vu trở thành một thành phố phát triển hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên, trong dịp trọng đại ấy, có một vấn đề được đề cập đến rất ít, đó là công tác quản lý Sài Gòn trong gần 100 năm Pháp thuộc, từ năm 1859 đến năm 1954, trong đó, thực dân Pháp thực hiện ý đồ biến Sài Gòn thành thủ phủ đầu tiên của một thuộc địa Đông Dương rộng lớn. Sài Gòn Trước Thời Thuộc Pháp. Năm 1698 không phải là thời điểm mà những cư dân Việt đầu tiên đến khai phá vùng Sài Gòn như một số người lầm tưởng. Thực ra đó là thời điểm mà chính quyền Đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Chu xác định chủ quyền và thiết lập guồng mái cai trị ổn định trên một khu vực rộng lớn đã được lưu dân Việt vào khai phá từ nhiều năm trước. Một trong những sử liệu lâu đời nhất có đề cập đến vùng đất nay là Nam Bộ và Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là thiên ký sự Chân lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan, sứ giả Trung Quốc, có dịp đi qua đây vào những năm 1296-1297 (triều đại nhà Trần ở nước ta). Trong tập ký sự, Châu Đạt Quan viết : “Thị trấn Châu Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp…Chúng tôi đi ngang qua Côn Lôn và vào cửa sông. Sông này có hàng chục ngả (sông Cửu Long-LN), nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư…Bắt đầu từ Châu Bồ, hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp…Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng rộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào…Hàng trăm, hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong rừng…” (Chân Lạp phong thổ ký-Lê Hương dịch – NXB Kỷ Nguyên Mới – Sài Gòn – 1973). Xem như trên, có thể thấy khi xưa, vùng Sài Gòn còn rất hoang vu, dân chúng nếu có, cũng chỉ sống rải rác nơi này nơi kia mà thôi. Những bước chân đầu tiên của cư dân Việt được ghi nhận tại vùng đất này vào các thập niên đầu thế kỷ 17. Sử chép rằng vào năm 1621, chúa Nguyễn Phúc sai sứ qua Chân Lạp đề nghị với quốc vương nước này là Cheychetta cho người Việt vào buôn bán ở đồng Nai. Ít lâu sau, chính quyền Đàng Trong đề nghị phía Chân Lạp cho đốn thu thuế trong vùng này. Năm 1697, hai cựu thần của nhà Minh bên Trung Quốc là Trần Thắng Tài (Trần Thượng Xuyên) và Dương Ngạn Địch vì bất phục nhà Mãn Thanh, đã đưa 3.000 người sang Đàng Trong xin chúa Nguyễn cho tá túc. Và họ đã được chúa Nguyễn Phúc Tần cho vào định cư tại hai nơi là Lộc Dã (Đồng Nai) và Mỹ Tho (Định Tường). Qua thế kỷ 18, các chúa Nguyễn cũng cố dần hệ thống cai trị tại phủ Gia Định, đặt ra chức quan Điều khiển để trông coi các mặt đời sống trong vùng. Lần đầu tiên người ta thấy xuất hiện địa danh Sài Gòn trong sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn soạn năm 1776 (NXB Khoa học – Hà Nội – 1964 – trang 55), khi ông làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở Thuận Hóa. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, xưng hoàng đế năm 1806 và tổ chức lại việc cai trị một đất nước đã thống nhất, Sài Gòn trở thành dinh cơ chính của vị Tổng trấn Gia Định thành, trông coi 6 trấn từ Biên Hòa vào đến Hà Tiên. Trong thời kỳ này, người dân Sài Gòn sau nhiều năm phiêu bạt do lánh nạn chiến tranh giữa chúa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn (những thpậ niên 1770 – 1780), kéo nhau trở lại Sài Gòn phát triển đời sống, Sài Gòn trở thành nơi đô hội ở vùng đất phía Nam. Sài Gòn Thời Pháp Thuộc Ngày 17.21859 đánh dấu bước xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp tại Sài Gòn, mở đường cho những bước xâm lược kế tiếp trên toàn cõi Việt Sau khi đã nắm trong tay Sài Gòn và các tỉnh lân cận, Pháp vội vàng tổ chức bộ mái cai trị theo mô hình của chính quốc. Bộ máy này được đều hành dưới hai thời kỳ khác nhau, đó là thời kỳ của các thống đốc dân sự. 1)Tổ chức hành chánh Sài Gòn thời kỳ các thống đốc quân sự (1861-1877) a) Xác định ganh giới Sài Gòn Trong thời kỳ này, các Đề đốc (Contre-Amiral) và Phó Đô đốc (Vice-Amiral) Pháp (có tài liệu ghi là Thiếu tướng và Trung tướng hải quân) là những người vừa đứng đầu bộ máy quân sự, vừa điều hành guồng máy hành chánh. Điều đó cũng dễ hiểu, vìa sau khi Pháp chiếm Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, các nghĩa sĩ miền Nam chiêu binh mãi mã để chống lại quân Pháp, như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương…Khiến vai trò các Đô đốc quân sự trở nên vô cùng cần thiết trong việc bảo vệ “trật tự trị an” trên vùng đất mới vừa chiếm đóng. Không đầy hai tháng sau khi chiếm được Sài Gòn, Phó Đô đốc Charner ban hành nghị định ngày 11.4.1861 xác định thành phố Sài Gòn được giới hạn bởi ba lằn ranh thiên nhiên là rạch Thị Nghè (Ar – royo d’ Avanche), sông Sài Gòn (Fleuve de Saigon), rạch Bến Nghé (Arroyo chinois) và một tuyến nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Chí Hòa (trong phạm vi quận 10 ngày nay). Theo tinh thần nghị định trên, ngày 30.41862, viên Trung tá công binh Coffyn thiết lập “Dự án mở rộng thành phố Sài Gòn”, trong đó qui hoạch Sài Gòn rộng 2.500 ha, đủ để chứa từ 500.000 đến 600.000 dân và được chia ra làm hai khu vực riêng biệt: khu hành chánh, giới hạn từ phía Đông đường Impériale (nay là Hai Bà Trưng) đến rạch Thị Nghè, rộng khoảng 200 ha, nơi sẽ xây cất các trại lính và cơ sở hành chánh…; khu vực mại và cư trú rộng khoảng 2.300 ha, trải dài từ phía Tây đường Impériale về hướng Chợ Lớn. Để thực hiện dự án trên, trước tiên tực dân Pháp, cho d8ào con “kênh Vành Đai” (Canal de Ceinture) nối liền rạch Bến Nghé với rạch Thị Nghè, biến Sài Gòn thành một “hòn đảo” có sông rạch vây quanh, thuận lợi cho việc phòng thủ và vận chuyển bằng tàu bè. Tuy nhiên con kênh này đang được đào nửa chừng thì Pháp bỏ dở. Ngày 3.10.1865, Thống đốc Nam Kỳ G. Roze ban hành quyết định ấn định ranh giới mới của thành phố Sài Gòn giới hạn bởi rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạh Bến Nghé, đường Cầu Ông Lãnh mới thiết lập, đường Chợ Quán, đường Thuận Kiều (nay là Cách Mạng Tháng Tám), đại lộ Chasseloup – Laubat (nay là nguyễn Thị Minh Khai và Xô Viết Nghệ Tĩnh), đường Impératrice (nay là Nam Kỳ khởi nghĩa) và đường Impériale (nay là Hai Bà Trưng). (Jean Bouchot – Documents pour servir à l’histoire de SaiGon – Sài Gòn – 1927 – trang 15-16) Như vậy, vào năm 1865, giới hạn trên bộ của thành phố Sài Gòn là các đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, và một phần phía Đông đường Hai Bà Trưng gần công viên Lê Văn Tám ngày nay. Khu vực Khánh Hội còn nằm ngoài ranh giới thành phố, cũng như phần lớn khu vực quận 10 ngày nay còn là “Cánh đồng mồ mả” (Plaine des Tombeaux) hoang vu mà triều đình Huế vẫn gọi là Đống Tập trận. Chú Thích: (*) Trong các tài liệu viết bằng Pháp ngữ, Pháp ghi là Kyhoa nên đến nay nhiều người vẫn còn đọc nhầm là Kỳ Hòa. |
Cập nhật ( 21/10/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com