Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Vị thuốc tuyệt vời từ cây nhọ nồi

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lưu trữ
A A
0

Vị thuốc tuyệt vời từ cây nhọ nồi

* BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ

Nhọ nồi là loại cây quen thuộc ở vùng quê, được biết đến với tác dụng cầm máu hiệu quả.Theo Y Học Cổ Truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc… Cỏ nhọ nồi hay còn gọi cỏ mực, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm.

Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ nhọ nồi vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Những công dụng

Thành phần hóa học: Có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ nhọ nồi có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.

Cỏ nhọ nồi cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.

Nhọ nồi là cây cỏ quen thuộc ở các vùng quê

Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Trong dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng, ngày dùng 6 – 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Sách Nam dược thần hiệu cỏ nhọ nồi dùng để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, lấy cỏ nhọ nồi giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ nhọ nồi là ‘thuốc cầm máu nổi tiếng’.

Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ nhọ nồi đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.

Điền nam bản thảo cho rằng, cỏ nhọ nồi làm chắc răng, đen tóc, chữa khỏi 9 loại trĩ.

Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: ‘Máu chảy không cầm, đắp cỏ nhọ nồi cầm ngay’.

Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

Cỏ nhọ nồi trong một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ nhọ nồi cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ nhọ nồi nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ nhọ nồi, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng.

Tác dụng được biết đến nhiều nhất của nhọ nồi là cầm máu (Ảnh minh họa: Internet)

Trĩ ra máu: Cột nắm cỏ nhọ nồi để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: Cỏ nhọ nồi 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ nhọ nồi sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ nhọ nồi với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 – 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ nhọ nồi 1 – 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 – 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ nhọ nồi sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ nhọ nồi để uống ngày 30g.

Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ nhọ nồi tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ nhọ nồi khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ nhọ nồi tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày, thì dùng cỏ nhọ nồi 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.

Bị loét ống tiêu hóa chảy máu, dùng cỏ nhọ nồi 30g, cỏ bấc 30g đun sôi uống.

Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: cỏ nhọ nồi 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

Chữa đái ra máu: Cỏ nhọ nồi 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ nhọ nồi đã được nghiên cứu tổng kết qua lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu.

Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ nhọ nồi trong phương pháp chữa sốt xuất huyết, vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này. 

Related Posts

Bà con và các em học sinh lưu thông trên cây cầu mới

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

20 giờ trước
0

Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

2 ngày trước
0

Bạc Liêu:[Video] Phật giáo Bạc Liêu góp thêm hương xuân tại “Chợ quê ngày Tết” năm 2023

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khởi công xây dựng nhà tình thương tại huyện Hồng Dân

3 ngày trước
0
jhh

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

4 ngày trước
0

Nước đủ nóng thì trà tự thơm

1 tuần trước
0
Next Post

Những căn bệnh nguy hiểm thường mắc phải trong mùa mưa

Cách trị ợ nóng đơn giản, hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lễ rằm tháng giêng (Thích Giác Tâm)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vãn cảnh chùa ngày xuân

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

2 tháng trước
0
Chưa được phân loại

Chùa Long Phước thông báo Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 210

3 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 208

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 207

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo tổ chức Đêm Trung thu và trao 600 phần quà cho các cháu thiếu nhi

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan PL.2566 – DL.2022

6 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

02/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
11/1
2
12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
18
9
19
10
20
11
21
12
22
13
23
14
24
15
25
16
26
17
27
18
28
19
29
20
1/2
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.509
  • 3.422
  • 56.383

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Ngân hàng Vietcombank CN Bạc Liêu
  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu - Số tài khoản: 9999698898 - Sđt: 0983 891 191 (TT.Thích Giác Nghi)
  • Tên tài khoản: Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu - Số tài khoản: 1943883891

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học