Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Về Thăm Đất Tổ Hùng Vương

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Về Thăm Đất Tổ Hùng Vương

* Tuấn Anh

       Một vùng đất từ lâu đã nổi tiếng với "Rừng cọ đồi chè",  với những bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc, cá Anh Vũ – Việt Trì "thành phố ngã ba sông". Và, nhất là trong tâm thức của tất cả những con dân Đất Việt từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau hay những người xa Tổ Quốc vẫn luôn nhớ và nhắc nhở nhau:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

 

      Vùng đất Phú Thọ cổ kính, nơi gửi gắm niềm hoài vọng cội nguồn của bất cứ người dân con Lạc cháu Hồng nào biết xúc động trước hai chữ đồng bào khi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng… Từ đời Hồng Bàng, vùng đất Phú Thọ đã là nơi các Vua Hùng dựng nước. Vùng đất Phong Châu xưa: Bạch Hạc, trước mặt Việt Trì là Kinh Đô đầu tiên của nước ta. Sau Việt Trì, núi Hùng có đền thờ và lăng mộ Hùng Vương, cách đó không xa là những khu di chỉ gò Mun và Phùng Nguyên ở Lâm Thao, đánh dấu sự tồn tại nền văn minh của  nước Văn Lang từ bốn ngàn năm trước. Phú Thọ cũng là quê hương của bà Thiều Hoa một tướng giỏi của Hai Bà Trưng, bà cũng là người sáng tạo và dạy cho con dân Lạc Việt trò chơi đánh phết, một môn thể thao còn truyền đến ngày nay. Đời Trần, đất Phú Thọ gọi là Tam Giang lộ, Lâm Thao lộ, Tam Đái lộ. Đời Lê gọi là Sơn Tây thừa tuyên, rồi Sơn Tây xứ. Thời Nguyễn, tỉnh Phú Thọ gồm cả phần đất Vĩnh Yên và Phúc Yên (trừ Đa Phúc, Kim Anh) đều thuộc Sơn Tây tỉnh.

    Trên bản đồ Việt Nam các bạn thấy dòng Lô Giang nổi tiếng chảy từ bắc xuống nam chia Vĩnh Phú (cũ) làm hai phần thì phần phía tây của sông Lô chính là tỉnh Phú Thọ ngày nay, hoàn toàn là miền đất trung du với những cây công nghiệp nổi tiếng như sơn, dó làm giấy, chè, lá gồi, các cây lấy dầu như trẩu, sở, lai v.v. cùng với một tập đoàn cây ăn quả quý như bưởi, cam, dứa, hồng, quýt, vải. Sông Hồng chảy suốt chiều dài Phú Thọ, khi qua Lâm Thao cho dòng sông một cái tên đẹp: sông Thao; khi chảy đến Bạch Hạc-Việt Trì sông Hồng gặp sông Lô tạo nên ngã ba sông đầy huyền thoại. Phú Thọ cũng là nơi phát nguồn của những bài thơ, bài ca nổi tiếng được nhiều người biết đến như: Trường ca sông Lô (của Văn Cao); Du kích Sông Thao (của Đỗ Nhuận); Bầm ơi (của Tố Hữu) v.v.

    Cách đây hơn 40 năm, ngày 19-9-1954 gặp gỡ bộ đội Sư đoàn quân tiên phong tiến về giải phóng Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các chiến sĩ  ngay trước đền Hùng:"Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Thực vậy, đất cổ Phong Châu từ ngàn xưa đã nổi danh với các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Suốt thời Bắc thuộc cho đến các triều đại, Lý, Trần, Lê, Quang Trung gây nền độc lập chống xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có những tấm gương nổi tiếng của người Phong Châu đánh giặc giữ nước. Những năm cuối thế kỷ 19 khi giặc Pháp bình định Bắc Kỳ, quân sĩ của Đốc Dị đã đánh giặc rất mạnh trên vùng sông Thao. Năm 1915 Hoàng Văn Kha và Bang Thanh đem 500 quân đánh trại khố xanh Phú Thọ. Năm 1929 Uỷ ban quân sự Quốc dân đảng họp ở Võng La chuẩn bị khởi nghĩa rồi Nguyễn Khắc  Nhu chỉ huy đánh giặc ở Lâm Thao. Trong kháng chiến chống Pháp địch chiếm một phần Phú Thọ nhưng không lập được chính quyền bù nhìn. Khi chúng tiến công lên Việt Bắc, Phú Thọ lại nổi tiếng với những chiến công chặn đánh giặc, diệt nhiều tàu giặc ở Đoan Hùng, trên sông Lô. Trong chiến dịch Tây Bắc địch bất ngờ tấn công lên Phú Thọ cũng bị ta tiêu diệt hơn 2000 tên và hơn 400 xe cơ giới. Phát huy truyền thống của quê hương, trong kháng chiến chống Mỹ quân và dân Phú Thọ đã đóng góp nhiều sức người, sức của chi viện cho chiến trường và lập nhiều chiến công hạ nhiều máy bay Mỹ, bảo vệ bầu trời mặt đất quê hương.

    Từ Hà Nội theo đường sông Hồng, đường sắt hay quốc lộ số 2, khoảng hơn 80 km bạn cũng có thể dễ dàng hành hương về với đất Tổ Hùng Vương. Thành phố Việt Trì ngày nay là thủ phủ của tỉnh lỵ Phú Thọ với nhiều nhà máy công nghiệp như: nhà máy Giấy, nhà máy Điện, nhà máy Hoá chất, nhà máy Đường, Mỳ chính v.v… được xây dựng mới hoàn toàn từ sau ngày hoà bình lập lại. Bước vào công cuộc đổi mới diện mạo Thành phố đang thay đổi hàng ngày với nhiều dinh thự, công sở và nhà dân với kiến trúc đa dạng, đẹp mắt. Từ Việt Trì nhìn về phía tây cách khoảng mươi km là núi Hùng.

Hội giỗ tổ đền Hùng được mở vào ngày 10, 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm, theo chân các đoàn khách hành hương, từ Hà Nội đi Việt Trì đến km 95 rẽ tay trái 2 km thì đến chân núi. Nếu đi tàu hoả qua ga Việt Trì, tới ga Phú Đức đến Tiên Kiên rẽ tay phải khoảng hơn 3 km bạn cũng sẽ tới đền Hùng.Từ chân núi leo gần 300 bậc bạn lên đỉnh núi. Trên  núi có đền thờ các vua Hùng và lăng Hùng Huy Vương. Trong đền thờ ngày nay còn câu đối của chúa Trịnh và chữ đề của Cao Bá Quát. Khu vực đền Hùng ngày nay đã trở thành khu rừng cấm bảo vệ di tích lịch sử, rộng 200 ha. Từ trên đỉnh núi Hùng bạn dễ dàng nhìn thấy sự  tụ hội của ba dòng  sông. Thấy làng Bạch Hạc, kinh đô Phong Châu thời Văn Lang. Tại đây có chùa Hóa Long với quả chuông khắc tên Trần Nhật Duật một võ tướng nổi danh thời Trần. Trước chùa có hòn đá mang vết chân người, sau làng có khu rừng nhỏ Bồ Sao là nơi vua Hùng cuối cùng và công chúa hoá thân. Khúc sông Bạch Hạc – Việt Trì mỗi năm một vụ có giống cá Anh Vũ nổi tiếng, từ ngàn xưa đã là sản vật để tiến vua. Thong thả, thơ mộng hơn bạn có thể du ngoạn bằng đường thuỷ. Các sông chảy qua đất Phú thọ như sông Hồng, sông Lô, sông Đà đều là những sông lớn ở miền Bắc. Bạn sẽ thấy những bè gỗ, nứa dài nối đuôi nhau từ thượng nguồn mang theo nhiều sản vật từ thượng du chảy về xuôi và những xà-lan, ca -nô, thuyền mành xuôi ngược quanh năm. Hầu hết các huyện của Phú Thọ đều có thể đi lại với nhau dễ dàng bằng đường sông.

Trên sông Hồng các bến chính là Việt Trì, Phú Thọ, Vũ Yển, Thanh Ba tàu thuyền lên tận Yên Bái, Lào Cai. Trên sông Lô tàu thuỷ đến tận Tuyên Quang, Chiêm Hoá… Thị xã Phú Thọ nằm kề bên sông Thao có chợ to, bến lớn, phố xá đông đúc "trên bến dưới thuyền" từ lâu đã nổi tiếng là trung tâm phía tây của tỉnh. Từ đây có đường bộ đi Tuyên Quang(58km); đi Yên Bái(67km); đi Hà Nội(90km); đi Hoà Bình(85km). Từ thị xã Phú Thọ xuôi sông Hồng khoảng 8km ta gặp làng Hiền Quan là quê hương của Thiều Hoa một nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng; xuôi thuyền 7km nữa ta tới Cổ Tiết từ đó dễ dàng đi Yên Lập thăm cảnh đẹp thác Hương Kiều trên ngòi Mê. Xuôi sông Hồng 7km nữa bạn gặp thị trấn Hưng Hoá. Chắc hẳn bạn nhớ câu thơ Tố Hữu:"Ai qua Phú Thọ. Ai xuôi Trung Hà. Ai về Hưng Hoá. Ai xuống Khu Ba. Ai vào Khu Bốn". Vâng, đó chính là Hưng Hoá, ngày nay là lị sở huyện Tam Nông nhưng dưới thời Lê, Nguyễn đã từng là trấn sở của trấn Hưng Hoá gồm cả Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Ngày nay vẫn còn vết tích thành Hưng Hoá bên bờ đầm Nậu. Phía tây đầm là núi Hùng Nhĩ có rừng cây rậm rạp, phong cảnh rất đẹp. Từ Hưng Hoá xuống Trung Hà chỉ còn 7km nữa. Từ đây sang Sông Đà bạn có thể đến được tận Cự Đồng, Cự Thắng có núi Chuyển Phiệt cao gần bằng núi Tản Viên, trên núi có hồ nước trong. Sách Đại Nam Nhất Thống chí từng chép rằng: hồ này có cá lạ, dài 4 thước 5 tấc, sắc đen, có 4 chân như vịt, đầu và lưng đỏ tía, nổi lên hàng đàn…

Mời bạn hãy về thăm quê hương Phú Thọ, còn rất nhiều điều bí ẩn, kỳ thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn ở phía trước. Cảnh Phú Thọ hữu tình, người Phú Thọ mến khách. Và xin bạn đừng bao giờ quên câu ca:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười, tháng ba


Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

MỘT SỐ VẤN ĐỀ - Về cách thức phát triển Bạc Liêu

BẠN CÓ BIẾT: MÀU SẮC CỦA NHỮNG LÁ CỜ

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghịch nghĩa – Phép tu từ (TS Nguyễn Thế Truyền)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Kỳ thi học kỳ I năm học 2022-2023 tại Trường Trung cấp Phật học Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 4
  • 422
  • 2.124
  • 193.727

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học