Về tác giả và thời điểm ra đời bài thơ thần “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT” * Huyền Cương. Nhiều người đã biết bài thơ thần được ngân vang giữa một đêm cuối xuân nơi đền thờ tướng quân họ Trương bên sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) khi diễn ra trạn đánh của Thái Úy Lý Thường Kiệt phá giặc Tống năm Bính Thìn (1076). Bài thơ kiến quân giặc sợ hãi mà tan vỡ: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư! (Dịch: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành vạch sẵn tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm lấn? Cứ thử làm xem, thất bại thôi!) Bài thơ được coi là bản “Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Nước Việt”, được (thần) dõng dạc tuyên bố trước quân xâm lăng quân Bắc, bảo cho chúng biết rằng đất nước ta là có chủ. Lâu nay không ít người đã gán cho Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Chúng ta hãy xem lại điều này. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) (1) chép: “…Năm Bính Thìn (1076), mùa xuân, tháng ba,. Nhà Tống sai phủ sử Quảng Nam (tức Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua (Lý Nhân Tông) sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1000 người. Quách Quỳ lui quân, lấy lại châu Quảng Nguyên của ta. Người đời truyền rằng: Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông đê cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe thấy ở trong đền thờ tướng quân họ Trương có tiéng ngâm to bài thơ thần (chép ửo trên). Sau đó quả nhiên như thế. Hai anh em tướng quân họ Trương, anh tên là khiếu (có sách ghi là Hống), em tên là hát, đều là tướng giỏi của Triệu Việt Vương. (Triệu) Việt Vương bị (Hậu) Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Tấn Vương nhà Ngô khi đánh giặc Lý Huy châu Tây Long, đóng quân ở cửa Phù Lan, chiêm bao thấy hai người theo giúp quân vua, nói rằng: “Thiên Đế thương là kẻ tung thần không thờ hai vua, bổ cho làm Than Hà Long Quan Phó Tuần Vũ Lạng Nhị Giang và Chi Mạn Nguyên Tuần Giang Đô Phó Sứ. Bình định giặc xong, Nam Tấn Vương phong cho anh làm Đại Dương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, dựng đền ở cửa sông Như Nguyệt (tức là đền thờ này); còn em làm Tiểu Dương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Quận…” Sách Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ) của Trần Thế Pháp (TK14)- nếu không thì của một tác giả nào đó ở vào cuối thời Trần- lại cho chúng ta những dữ liệu khác hẳn (2): “Triều Hoàng Đế Đại Hành nhà Lê năm Tân Tỵ Thiên Phúc thứ nhất (981) , Tống Thái Tổ sai tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đem quân xâm lấn nước Nam, đến sông Đại Than, vua Lê Đại Hành và tướng Phạm Cự Lượng đóng quân ở sông Đỗ Lỗ chống lại. Hai bên đối lũy giữ nhau. Vua Lê Đại Hành ban đêm mơ thấy hai người thần vái ở bên sông: “Anh em thần, một người tên là Trương Hống, một nguwòi tên là Trương Hát, trước thờ Triệu Việt Vương, thường theo vua chinh phạt giặc dữ, mà có được thiên hạ. Sau (Hậu) Lý Vua Đại Hành thức dậy kinh ngạc gọi bề tôi hầu cận nói rằng: “Đây là thần giúp ta vậy”. bèn ngay lập tức ruwóc thuyền vua, đốt hương làm lễ khấn rằng: “Thần nhân có thể giúp ta được thành công thì việc phong thưởng và cúng không hết”. vua cho tiến hành tế lễ rất long trọng…Đêm sau vua mơ thấy một thần nhân dẫn quỷ bộ áo trắng từ phía nam Bình Giang tới, và một thần nhân khác đưa quỷ bộ áo đỏ từ sông Như Nguyệt xuống. cả hai nhằm trại giặc mà đánh. Canh ba nữa đêm ngày 23 tháng 10, khi trời âm u, gió lớn, mưa dồn đổ xuống, quân Tống tan vỡ. Thần từ trên không trung cao giọng ngâm bài thơ thần (như ở trên, tuy có khác đôi ba chữ nhưng nội dung vẫn là một). Quân Tống nghe thế kinh hãi, chen nhau tán loạn, chạy trốn và bị bắt sống nhiều không kể xiết. Quân Tống đại bại rút lui. Vua Đại Hành mừng thắng trận và phong thưởng hai thần nhân: người em là Uy Địch Đại Vương lập đền tại Tam Kỳ Giang ở Long Nhãn, sai dân Long Nhãn và Bình Giang phụng thờ, đến nay vẫn còn”. Trên đây là hai nguồn tư liệu chính đề cập đến sự ra đời của bài thơ thần “Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Nước Việt”. Về sau có lẽ vì dựa vào những dữ liệu trong ĐVSKTT nên hai bản Tục Loại LNCQ của Đoàn Vĩnh Phúc (năm1500) và Tân Đính hiệu Bình Việt Điện U Linh Tập do Gia Cát Thị thực hiện (năm 1774) đều cho rằng bài thơ thần trên có liên hệ với Lý Thường Kiệt. Vậy, một câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là: thật ra bài thơ đã ra đời từ bao giờ và ai có thể là tác giả? Đầu đoạn thứ hia có trích dẫn ĐVSKTT đã ghi rõ: “người đời truyền rằng…” tức là từ chổ này trở xuống không phải là chính sử, tác giả chỉ chép một truyền thuyết để người đọc xem thêm. Nếu không chú ý thì dễ tưởng rằng tác giả ngầm chỉ Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ thần. Thật ra ở đây chỉ có thể giả thuyết rằng trong trận đánh năm 1076, Lý Thường Kiệt đã có sáng kiến dựng lại một màn diễn từng xảy từ thời vua Lê Đại Hành trước đó gần một thế kỷ- như đã kể trong trích dẫn LNCQ- nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, lung lạc tinh thần quân giặc và nhất là đập tan ý chí xâm lược của bộ não thế lực bành trướng phương Bắc. Trong sách lịch sử Phật Giáo Việt “…theo chúng tôi, ta nên trả lời bài thơ thần nói trên về cho cuộc chiến tranh năm 981 (Tân Tỵ) và chúng ta có đủ cơ sở để làm như thế. Đây không phải là một kết luận mới. hai bộ sử viết bằng tiếng Việt (chữ Nôm) vào thế kỷ 16 và 17 là Việt Sử Diễn Âm và Thiên Nam Ngũ Lục đều thống nhất với kết luận này… dẫu là thơ thần đi nữa thì cũng phải do con người làm ra, phải thông qua một con người để đọc lên. Vậy ai có thể có khả năng làm bài thơ này?…ta thấy trông số những người tham mưu ở bộ chỉ huy của vua Lê Đại Hành trong cuộc chiến năm 981 không ai có nhiều điều kiện gần giũ (vua) hơn (sư Đỗ) Pháp Thuận, đặc biệt khi truyện Pháp Thuận trong Thiền Uyển Tập Anh đã xác nhận ông là người tham gia “hoạch định sách lược” ngay từ khi vua Lê Đại Hành sáng nghiệp… từ htời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 939 cho đến khi Đinh Tiên Hoàng đế năm 968, những người lãnh đạo nước ta chưa có cơ hội để công bố (nền độc lập của nước ta. Nếu đến tạn năm 1076 bài thơ thần mới ra đời và được công bố, thì chẳng lẽ giành được độc lập ngót một thế kỷ rưỡi sau ta mới có tuyên ngôn độc lập sao?). Nếu những văn thư ngoại giao dưới triều Lê Đại Hành đúng là do Pháp Thuận soạn thảo…. thì việc Pháp Thuận sáng tác bài thơ thần nói trên là một kết luận hợp lý. Ngoài ra, Pháp Thuận có một hệ tư tưởng chính trị hoàn chỉnh được phát biểu trong bài thơ Vận Nước mà sư dùng thay lời đáp khi vua Đại Hành hỏi sư về vận nước ngắn dài. (Quốc tộ như đằng lạc Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh Dịch: Vận nước như mây cuốn Trời nam trị thái bình Vô vi nơi gác điện Chốn chốn hết đao binh. Đó lànhững yếu tố cho phép chúng ta xác nhận khả năng Pháp Thuận là tác giả bài thơ thần nói trên…” (3) Lập luận trên đây của tác giả Lê Mạnh Phát là đáng được chấp nhận. Tuy vậy, rất có thể có người còn ngờ vực: “tại sao không thấy sách sử nào nói sư Pháp Thuận là tác giả bài thơ thần ấy?”. Xin được thưa rằng, nếu như có một tài liệu lịch sử nào đó chỉ rõ tác giả bài thơ, thì ta đã khỏi phải bàn cho đỡ tốn giáy mực. Đành rằng chức năng của sách sử là để ghi chép càng trung thực, càng cặn kẻ bao nhiêu càng tốt những sự kiện diễn ra trong các thời đại theo dòng lịch sử. Nhưng nói thế không có nghĩa là mọi sự kiện diễn ra trên đều có thể ghi chép đầy đủ được. Sự thật là sách sử còn để lại nhiều khoảng trống. Chính vì vậy, mặc dù đã in biết bao sách chính sử và huyền sử đủ loại, mà thực tế còn có không ít cuốn sử luận để bàn xếp những điểm nghi vấn trong lịch sử, nhằm lấp đầy những khoảng trống, thắp sáng những góc tối, hoặc tô đậm những nét mờ trong quá khứ. Pháp Thuận là vị sư thế hệ thứ 10 thuộc phái thiền Pháp Vân (Tỳ Ni Đa Lưu Chi). Phái thiền này có mặt ở nước ta từ giữa thiên niên kỷ thứ hai đã góp sức đẩy mạnh tư trào giành độc lập của người Việt trong nữa cuối thời kỳ Bắc thuộc, nếu không muốn bảo rằng chính nó là dòng chủ trong cuộc vận động ấy. Bao cuộc nổi dậy chống ách đô hộ của thế lực thống trị phương Bắc không ngừng diễn ra suốt cả đêm dài Bắc thuộc. Nhưng phải tới mùa xuân năm Giáp Tý(544). Khi Lý Nam Đế lập ra nhà nước Vạn Xuân , đạt kinh đô ở Long Biên (Hà Nội ngày nay), dựng chùa Khai Quốc (Mở Nước) trên nềnc hùa Yên Tri củ của họ Hồng Bàng (4) (có lẽ là ở ngoài bãi An Dương ngày nay), nước ta mới thật sự bước vào một cao trào sâu rộng và rầm rộ vận động giành độc lập kéo dài gần năm trăm năm và kết thúc vào cuối năm Kỷ Dậu(1009) khi Lý Thái Tổ lên ngôi. Khai sinh nhà nước Đại Việt và dời đô ra Thăng Long, đất rồng cuộn hổ ngồi (đúng vị trí đóng đô xưa của Lý Nam Đế) đầu mùa thu năm Canh Tuất khép lại 12 thế kỷ Bắc thuộc nhục nhã, đau thương và mở ra kỷ nguyên mới vẻ vang cho dân tộc. Chính thực tế đấu trnah bền bỉ anh dũng và bất khuất của dân tộc trong đêm dài Bắc thuộc và chất nhập thế- vô ngã của dòng thiền Pháp Vân nói riêng của Pháp bụt Việt Nam nói chung, là thời tiết thuận lợi và chất đất màu mỡ giúp thúc đẩy sự nẩy mầm và lớn mạnh của dòng tư tưởng chủ đạo phải giành lấy chủ quyền đất nước để cho Phật pháp được hưng thịnh”. Tư tưởng chủ đạo ấy được gợi mở rõ nét từ sư Định Không (730-808), qua trưởng lão La Quý An (825-936), sư Pháp Thuận (925-990), sư Khuông Việt (933-1011), v.v… cho đến sư Vạn Hạnh (?-1025). Chất nhập thế vô ngã được hiểu với nội dung “công thành- danh tịch” nghĩa là làm thì làm hết mình nhắm tới thành công, mà chẳng hề gắn cái “tôi” vào đó. Chính bởi vô ngã nên vô danh, người đời chẳng ai biết đến. Thật vậy, chuyện Pháp Thuận (5) chép: “Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư (Pháp Thuận) có công dựng bàn hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng…”. Đây có lẽ là câu trả lời cho ai đó được thắc mắc rằng tại sao lịch sử không nói việc sư Pháp Thuận Là tác giả bài thơ thần. Chất nhập thế- vô ngã càng rõ nét ở sư Vạn Hạnh trải dài suốt những năm tháng sư lặng lẽ nuôi dạy Lý Công Uẩn từ tấm bé đến tuổi trưởng thành, rồi âm thầm bày kế sách và bền bỉ vận động cho ngày lên ngôi của người học trò ưu tú ấy, mở ra nhà nước Đại Việt đầu mùa đông Kỷ Dậu (1009), cho tới việc sư kín đáo giúp vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đầu mùa thu Canh Tuất (1010). Vậy mà dường như trong sử sách chỉ đọng lại đôi nét nhạt nhòa về sư. Tinh thần nhập thế vô ngã cũng phảng phất trong câu sư dặn các môn đệ lần cuối trước lúc qua đời: “…Thầy chẳng lấy chổ vững để bám, chẳng nương cái khong vững mà bám” (Ngã bất dĩ sơ trụ nhi trụ, bất y vô trụ nhi trụ), nghĩa là chẳng bám dính vào tất cả đâu cả, cho dù là chổ vững hay không vững. Chất nhập thế-vô ngã còn thấm đẫm trong triết hành động ở vài kệ thị tịch của sư(6): Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô Dịch: Thân như bóng chóp có rồi không Cây cối xuân tươi, thu héo vàng Vào cuộc thịnh suy không sợ hãi Thịnh suy như ngọn cỏ phơi sương Trở lại với bài tho thần và sư Pháp Thuận. Nếu như lời bàn bên trên có thể chấp nhận được thì khả năng sư Pháp Thuận là tác giả bài thơ thần trong trận vua Lê Đại Hành phá giặc Tông bên sông Như Nguyệt năm Tân Tỵ (981) cũng là dễ hiểu. Từ đso tính ra ngày 23 tháng 10 Giáp Thân năm nay (2004) là vừa tròn 1023 năm kể từ khi bản “Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Nước Việt” được công bố. |
Cập nhật ( 05/10/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com