VỀ NIÊN ĐẠI THÀNH LẬP ĐẤT HÀ TIÊN – RẠCH GIÁ – CÀ MAU – PHÚ QUỐC * Trương Minh Đạt Sách Tìm hiểu Kiên Giang do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Kiên Giang ấn hành năm 1986, và một số sách khác, thừa nhận năm 1714 (Giáp Ngọ) thành lập trấn Hà Tiên. Thưở ấy gồm Hà Tiên – Rạch Giá – Cà Mau – Phú Quốc và 3 xã ngày nay thuộc Campuchia do Mạc Cửu lập nên. Mạc Cửu xin phụ thuộc vào nước Đại Việt và ở, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt ra trấn Hà Tiên. Tuy nhiên ở cuối trang 100 của sách ấy, có chú thích như sau: “Thời gian trấn Hà Tiên được hình thành có nhiều tài liệu nói khác nhau: – Theo Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, thì ghi năm 1708. Nhưng theo Gia Định thành thông chí của nhà sử học Trịnh Hoài Đức và theo Mạc Thị gia phả thì ghi năm 1714. – Theo nhật ký của Giáo sĩ dòng Francicain viết tháng 12 – 1770, ghi năm 1713 hoặc 1714”. Vậy Hà Tiên thành lập năm 1708 hay năm 1714? 1. Tính không chính xác của Mạc Thị gia phả Quyển sách của Vũ Thế Dinh viết xong năm 1818 có nhan đề chính thức là Hà Thị gia phả. Tác giả là bộ hạ của Hiệp trấn Mạc Công Du. Công Du là chắc của Mạc Cửu, tức là cháu nội của Mạc Thiên Tích. Vũ Thế Dinh có nói ở phần cuối sách và phần phụ ngoại bản: “Tôi tên là Vy, lên chín tuổi thì cha mất, chỉ nhờ Tiên công tôi (tức Mạc Thiên Tích) nuôi sống. Nay tôi cứ ốm đau luôn, tôi xin ghi lại các việc mắt thấy tai nghe hoặc có điều nghe phu tử tôi là ông Ký lục họ Lâm kể, nhưng không nhớ rõ được ngày tháng năm nào. Nếu các bậc quân tử có điều nhớ đích đáng hơn thì xin đính chính cho, điều nào đáng để, điều nào đáng bỏ, tôi lấy làm may lắm” Có rất nhiều chi tiết về niên đại quan trọng bị Vũ Thế Dinh nhớ sai và ghi sai. Đơn cử như ngày sinh của Mạc Thiên Tích. Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc Thị gia phả viết: “Tiên công tôi sinh năm Canh Tuất” (Ngã công gia phủ đản Canh Tuất niên) (Mạc thị gia phả tờ thứ 2a, dòng thứ ba). Có thể có hai niên đại “Canh Tuất” cần xét: năm 1670, đến năm 1780 ông mất, thì ông sống 110 tuổi?” Điểm này là vô lý, vì mâu thuẩn với điều sách nói, khi chết ông Mạc Thiên Tích thọ 70 tuổi, nếu Mạc Thiên Tích sinh năm 1730 tính đến năm 1735 thì chỉ mới năm tuổi, thế mà kế tập chức Tổng binh được sao? Hơn nữa, mới 6 tuổi mà Mạc Thiên Tích cho ra đời Hà Tiên thập vịnh vào năm 1736 là phi lý. Ta loại trừ cả hai niên đại này. Để bù lại, ta có thể tin câu này của Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc Thị gia phả: khi Mạc Cửu mất vào năm Ất Mão (1735) “con ông là Mạc Thiên Tích đã 18 tuổi” (Vũ Thế Dinh tính tuổi ta; theo Dương lịch chỉ có 17 tuổi). Nếu năm Ất Mão (1735) Mạc Thiên Tích 18 tuổi, tính ngược lên, sẽ thấy năm sinh của ông là năm Mậu Tuất (1718). Như vậy vũ Thế Dinh đã nhớ lộn can của năm Tuất. Thay vì Mậu Tuất (1718) ông chép lộn thành Canh Tuất. Tuy nhiên, tác giả Hà Tiên trấn hiệp trấn Mạc Thị gia phả không ghi lầm số tuổi, không nhớ lầm tuổi Tuất. Ta có thể kiểm chứng điều này trong sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Sách Gia Định thành thông chí chép: “tháng 2 năm Mậu Tuất (1718) Phi Mã Cù Sa đem 5.000 thủy binh hiệp đồng Thâm vương kéo xuống Hà Tiên cướp phá. Mạc Thống binh (tức Mạc Cửu) đánh không lại phải tạm lánh ở Lũng Kỳ…” Trước đó, sách cũng ghi chép về trận tấn công này của quân Xiêm, đồng thời ghi rõ ngày sinh tháng đẻ của Mạc thiên Tích như sau: “…Hà tiên không phòng bị, bình Xiêm kéo đến bất ngờ. Mạc Cửu giao chiến một trận không địch nổi, phải chạy xuống Lũng Kỳ. Người vợ Mạc Cửu là Bùi Thị Lẫm… đương có thai, đêm mồng 7 tháng 3 sinh ra Mạc Tông (tức Mạc Thiên Tích)” (Gia Định thành thông chí, Tập thượng, tr.114 và 115, đề mục: Sông Lũng Kỳ). Điều rõ ràng là nhiều tác giả đã suy đoán sai về năm sinh của Mạc Thiên Tích, chỉ vì không đọc Gia Định thành thông chí! Đến đây xin trở lại đoạn văn liên hệ đến niên đại thành lập trấn Hà Tiên. Thị gia phả viết: “… Ông (Mạc Cửu) cho là phải, bèn sữa chữa chiếc thuyền, cùng thuộc hạ đem ngọc lụa dâng biểu lên Lê Triều Tiên Thánh Hiếu Minh Hoàng đế (tức Lê Hiền Tông), tháng 8 mùa thu năm Giáp Ngọ thứ 24. Vua thấy ông tướng mạo khôi kiệt, lui tới kính cẩn, khen là người trung thành, sắc cho làm thuộc quốc, đặt tên trấn Hà Tiên, cho ông làm chức Tổng binh, ban cho ấn thụ sai nội thần tiễn chân ra tới quốc môn. Thật là vinh dự đặc biệt…” (1). Bàn về đoạn văn này, nhà nghiên cứu sử học Trần Kinh Hòa, tác giả tập chuyên khảo Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc Thị gia phả (2) tại tr.89, chú thích số 8 viết: “Đến như buổi đầu Mạc Cửu xin phụ thuộc vào Quảng Nam (chỉ chúa Nguyễn ở Đàng Trong), Liệt truyện tiền biên (Q.6), Thực lục tiền biên (Q.8) và Gia Định thành thông chí (Q.5) đều có đề cập – Xét riêng về niên đại xin phụ thuộc (của Mạc Cửu) thì có chỗ dị đồng. Cứ ghi lại dưới đây để ta cùng nghiên cứu: + Gia Gia phả chép: Năm thứ 24 (Giáp Ngọ – 1714) tháng 8 mùa thu, Mạc Cửu đích thân cùng thuộc hạ đến tận cửa khuyết xin phụ thuộc ( + Sách Liệt truyện tiền biên chép: Năm thứ 17 (Mậu Tý – 1708) mùa thu, Cửu cùng với bọn thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá đến tận cửu khuyết dâng biểu xưng thần, xin được làm quan đầu xứ ở Hà Tiên. + Sách Thực lục tiền biên chép: a. Năm thứ 17 (Mậu Tý – 1708), tháng 8 Mạc Cửu sai bọn thuộc hạ Trương Cầu, Lý Xá đi cầu xin phụ thuộc. b. Năm thứ 20 (Tân Mão – 1711) tháng 4, Mạc Cửu đến tận cửa khuyết tạ ơn. + Sách Gia Định thành thông chí chép: a. Năm thứ 18 (Mậu Tý – 1708) tháng 8 mùa thu, Mạc Cửu sai bọn thuộc hạ cầu xin phụ thuộc, được làm chức Tổng binh ở Hà Tiên. b. Năm 21 (Tân Mão – 1711) tháng 4, Mạc Cửu đến tận cửu khuyết tạ ơn”. Trần Kinh Hòa viết thêm: “Ngoài ra sách Đại Nam nhất thống chí phần Kiên trí tỉnh Hà Tiên (3), có viết điều này: Đời Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế, năm Giáp Ngọ (1714) (Mạc Cửu) xin phụ thuộc vào bản triều, vua phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên – Nhưng ở phần Nhân vật sách này lại chép khách hơn: “Hiến Tông năm thứ 17 (Mậu Tý – 1708) Cửu cùng hạ đến cửu khuyết xưng thần” – Nếu chỉ căn cứ vào sách Gia phả và phần kiến trí của sách Nhất thống chí ghi chép năm 1714 (Giáp ngọ) thì tịnh không có sách nào có thể chứng minh được (Tịnh vô sử văn khả chứng). Nhưng như đã dẫn trên đây, các sách Liệt truyện tiền biên, Thực lục tiền biên, cùng với sách Gia Định thành thông chí, mặc dù ghi là Mạc Cửu thân hành đến tận cửa khuyết (ở Phú Xuân tức Thuận Hóa bây giờ) – cũng như việc sai cấp dưới đi cầu xin phụ thuộc, là những tiểu tiết có khác biệt chút đỉnh”. “Nhưng xét riêng về niên đại xin phụ thuộc (vào “Ông maybon có nêu lên giả thuyết của Regnir trong sách Lịch sử Quân sự vùng Hà Tiên từ năm 1700 đến năm 1867 (Histoite Militaire de Région de Hà Tiên de 1700 à 1867 (5) in trong Tạp chí Đông Dương Revue Indochinoise, tháng 7 năm 1905 ta. 1008) đã viết: “Khoảng trước sau năm 1724, Mạc Cửu xin phụ thuộc (Nam Triều)” chỉ là một niên đại phỏng chừng. Còn có ông Hall cho rằng khi quân Xiêm xâm phạm phía Đông Cao Miền đồng thời với Hà Tiên năm 1715. Mạc Cửu chạy đi Thuận Hóa, chúa Nguyễn Phúc Chu (Minh Vương) nhân đó phong cho ông làm Trấn thủ Hà Tiên (6). “Cứ như những điều này thì toàn bộ sử liệu của Việt Vậy những chi tiết về niên đại nói trên không có cơ sở vững chắc để được tin cậy. 2. Mức độ chính xác của sách Gia Định thành thông chí . Các sách của Quốc sử quán nhà Nguyễn được viết căn cứ trên các văn kiện lưu trữ ở văn khố của triều đình. Các sách ấy được soạn có sự bàn bạc của các sử quan. Các quan đều trải qua khoa bảng có chức năng chép sử, chịu trách nhiệm trước triều đình về những điều họ ghi chép… Sách làm xong phải trình vua xem. Khi sách được vua châu phê rồi mới đem ra khắc in và ban hành. Nói thế chưa phải là trong sách ấy hoàn toàn không có những sai sót, nhưng điều chắc chắn là ngày tháng năm của một sự kiện lịch sử như việc Mạc Cửu xin thần phục Việt Nam được toàn bộ các sử sách của nhà Nguyễn ghi chép thống nhất (việc này Trần Kinh Hòa đã nêu trong phụ chú số 8, rõ ràng lập luận của ông là có lý). Bàn về đầu mối văn kiện, mọi sử gia cũng đều thấy rằng: Lịch sử trấn Hà Tiên được chép trước hết trong hai quyển, ra đời gần như đồng thời chỉ trước sau trong vòng hai năm, là Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc Thị gia phả (1818) và Gia Định thành thông chí (1820). Khi viết Gia Định thành thông chí là Trịnh Hoài Đức có đọc quyển Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh để chép các sự kiện của Hà Tiên trấn, nhưng Trịnh Hoài Đức có hiệu đính các sơ xuất mà Mạc Thị gia phả vấp phải. Toàn bộ sử liệu trong văn khố Quốc sử quán được Trịnh Hoài Đức khai thác vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820) khi ông nắm cương vị sử quán tổng tài Phó (8), trên cơ sở đó, sách Gia Định thành thông chí có điều kiện thuận lợi để ghi được những điều chính xác hơn Mạc Thị gia phả. Ta hãy xét câu quan hệ đến sách Gia Định thành thông chí trong đoạn phụ chú của sách Tìm hiểu Kiên Giang tr.100: “Nhưng theo Gia Định thành thông chí của nhà sử học Trịnh Hoài Đức và theo Mạc Thị gia phả thì ghi năm 1714”. Cần xác minh cho rõ vấn đề: “Sách Gia Định thành thông chí có ghi năm 1714 Mạc Cửu xin cầu phụ vào Việt – Nguyên chữ Hán, sách Gia Định thành thông chí chép rõ điều này tại 2 chỗ: 2. Tờ 9b: “Mậu Tý thập bát niên, Đại Thanh Khang Hi tứ thập thất niên) thu bát ngoạt phong Quảng Đông tỉnh. Lôi Châu nhân mạc Cửu vi Hà Tiên Tổng binh”. – Dịch: Năm thứ 18 Mậu Tý (đời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thạnh năm thứ tư, nhà Thanh Khang Hi năm thứ 47) mùa thu tháng 8, phong cho người ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, là Mạc Cửu chức Tổng binh ở Hà Tiên. 3. Tờ 64: “Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế Mậu Tý thập bát niên (Lê Dụ Tông Vĩnh Thạnh tứ niên, Đại Thanh Khang Hi tứ thập thất niên) thu bát ngoạt chuẩn ban Mạc Cửu vi Hà trấn Tổng binh, Cửu Ngọc Hầu”. – Dịch: Mùa thu tháng 8 năm Mậu Tý đời vua Hiến Tông Hiếu Minh hoàng đế… sắc cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, phong tước Cửu Ngọc Hầu. Như vậy, ở cả hai chỗ Gia Định thành thông chí đều ghi một cách nhất quán: niên đại Mậu tý (1708) Chúng tôi không hiểu vì sao dịch giả nguyễn Tạo đã dịch đoạn văn ở tờ 9b như trên ra là: “Tháng 8 mùa Thu năm Giáp Ngọ 1714 đời vua Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế năm thứ 24 vua phong cho người ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông là Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên” (9). Mặc dù dịch giả cải chính dưới phía trang, bằng phụ chú số 1: “Theo sách Đại Dịch giả không chỉ Mạc thị gia phả đánh lừa mà còn bị một số bản dịch cũ của Gia Định thành thông chí làm lạc hướng. Gia Định thành thông chí cho rằng việc chúa Nguyễn Phúc Chu sắc cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, tước Cửu Ngọc Hầu vào tháng 8 năm giáp Ngọ 1714 (10, (11) là một niên đại sai. Nên viện sử học Việt “Giáp ngọc nhị thập tứ niên… thu bát nguyệt, phong Quảng Đông tỉnh Lôi Châu nhân Mạc Cửu vi Hà Tiên Tổng Binh”. (dòng 6 tr.214, và dòng 5 tr.322) thành: “Mậu Tý thập thất niên… thu bát nguyệt”. Chỗ hiệu đính có đóng dấu “Thư viện Hán Nôm/VHc: 01606”. Mới đây, căn cứ vào bản chữ Hán Gia Định thành thông chí đã được hiệu đính, Lý Việt Dũng dịch như sau: “Tháng 8 mùa thu năm thứ 18, Mậu Tý (1708)… Triều đình phong cho người Lôi Châu tỉnh Quảng Đông là Mạc Cửu làm Thống binh Hà Tiên”. (Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai – 2006, tr112 và 159). Như vậy, vấn đề niên đại Hà Tiên trở thành lãnh thổ của Việt Để kết thúc vấn đề này, ta cũng nên xem qua nhận xét của học giả Tây phương, E. Gaspardone: “Theo sách Thực lục (tức là Đại Nam Thực lục tiền biên) và Liệt truyện (tức là Đại Nam Liệt Truyện tiền biên), việc (Mạc Cửu) xin phụ thuộc vào Việt Nam tại Huế là năm 1708, còn theo sách Mạc Thị gia phả là vào năm 1714. Năm 1708 là năm Mậu Tý, được xác chứng bởi cuộc thăm viếng Triều đình Huế vào năm Tân Mão 1711. Sách Thực lục có lý đúng hơn” (12) (Le vasselage à l`Annam de Huế ét de 1708 d`après lé Thực lục et les Liệt truyện, et de 1714 suivant le Gia phả… l`année sin-mao (Tân Mão) 1711. Les Thực lục sembent lé plus sưrs!” (E.Gaspardone: Un chinói der mers du sud, Librairie Orientaliste P. Geuthner, Paris, 1952, page 383). Vậy theo chúng tôi: năm 1708 mới là niên đại chính thức thành lập đất Hà Tiên, Rạch Giá, cà Mau và Phú Quốc. Chú thích : (1) (Nguyên văn chữ Hán: “Công thiển chi, toại chỉnh tu thuyền chích, đái thuộc hạ lãi ngọc bạch, biểu văn nghệ khuyết xưng thần, Ngã Lê triều Tiên Thánh Hiếu Minh Hoàng Đế, Giáp Ngọ nhị thập tứ niên thu bát ngoạt, Nam triều Thiên Vương đồ kỳ tướng mạo khôi kiệt, tiến thối kính thận kỳ trung thành, sắc hứa vi thuộc quốc, danh kỳ trấn vi Hà Tiên, tước Kỳ phẩm vi tổng binh, ban tứ ấn thụ, nhi mệnh nội thần tiễn chư quốc môn, kỳ vinh diệu chu vị ”, Vũ Thiết Dinh, Hà Tiên Trấn, Hiệp Trấn Mạc thị gia phả, Thư viện Hán Nôm, Hà Nội, mã số A.39-tờ 2b). (2) Trần Kinh Hòa. Notes on the Hà Tiên trấn hiệp trấn Mạc thị gia phả. Bulletin of the Col-lege of Arts, (3) Chúng tôi không nêu sự bất nhất về niên đại Mạc Cửu xin cầu phụ vào Việt Nam trong bài Truy nguyên và đính chính một số điều sai lệch Đại Nam nhất thống chí – Lục tỉnh Nam Việt thuộc tỉnh Hà Tiên cũ, vì bài quá dài. Về tính chất bất cập của sách ĐNNTC (Lục tỉnh Nam Việt) xin xem nguyên nhân cơ bản được nêu trong bài đó và trong chú thích só (1). (4) Trần kinh Hòa. Sđd, tr89-90: (Nguyên văn chữ Hán: “Đản quan ư thủ thứ cầu phụ chi niên, tam giả quân vi Mậu Tý niên 91708) thả tam giả quân vi Mậu Tý niên (1708) thả tam giả quân vi Nguyễn Triều quan phương sử thư, đương khả dĩ thử niên (1708) thị vi tối xác thực chi niên đại”) (5) X.Regnier. Lịch sử Quân sự vùng Hà Tiên từ năm 1700 đến năm 1867 và Charles Maybon: Histoire moderne des pays d`Annam, tr.126, ghi chú 2. (6) DG. Hall, Đông (7) X.Trần Kinh Hòa. Sđd , tr.90. (8) Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Nxb KHXH, Hà Nội 1990, tập 2, tr.150. (9) Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Văn hóa tùng thư số 50, Nhà văn hóa Sài Gòn, 1972, tập Trung, q.III, tr.13. (10) Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 78 và 120. Bản chữ hán, Sdd, tr.206, 304. (11) Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí, bản dịch của Nguyễn Tạo, tập Trung, quyển 3, Nhà Văn Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1972. (12) Tác giả E Gaspardone đã nói rằng “les Thực lục et les Liệt truyện, et de 1714 suivant le Gia Phả de le Thông Chí (9). Les Thực lục semblent les phus sưrs”. Gaspardone ghi chú thích như sau “1708 est l`année wou-tseu (Mậu Tý) confirmée par la visite à la cour de Huế, l`année sin-mao 1711. 1714 est l`année kia-wou (giáp Ngọ). Pour les dates, seule la saion concorde, qui est l`automne. Mais le texte est le meme plus suc-cint dansles histoires officlles” Tôi ngờ rằng người chép bản Gia Định thành thông chí mà ông Gaspardonr xem đã lầm lẫn tình trạng giống như Đại nam nhất thống chí). Nên tôi mạnh dạn đưa câu nói: “1708 est l`année wou-tseu (Mậu Tý) confirmée par la vis-ite à la cour de Huế, L`annế sin-mao (Tân Mão) 1711” vào bài. Bởi lẽ, chúng ta có rất nhiều bản Gia Định thành thông chí, chép đúng, vả lại nhận xét của Gaspardone cũng cho thấy có sự nghi ngờ ở chỗ: “Nhưng hai dòng phía sau, tác giả đặt cuộc viếng thăm để tạ ân vào năm thứ 21 (trích chú thích số 1 tr.382 Gaspardone)… Ý là Năm 1708 là năm Mậu Tý, được xác chứng bởi cuộc viếng thăm triều đình Huế vào năm Tân Mão (1711) là trích dẫn trong chú thích số 9 tr.382, sách đã dẫn trên đây. |
Cập nhật ( 27/09/2014 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com