VỀ “BA * Huệ Thiên Trong bài “Ba chữ còm” (KTNN 460, tr. 38 40), sau khi đưa ra cách hiểu biết của mình về ba chữ “sen”, “hoa” và “tứ” (trong từng ngôn cảnh tương ứng), “Mấy ý kiến còm về ba chữ còm, quả thật là còn còm cõi lắm, mong sao nhận được sự chỉ vẽ của chư quân.” Chúng tôi không cho rằng đó là những ý kiến còm cõi; chỉ xin trao đổi với tác giả như sau : 1. Về chữ “sen” trong câu “Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”, tác giả cho rằng đó là “một loại cây hoa sen có cành”, “cây hoa sen thân mộc” (thì anh chàng mới bỏ quên chiếc áo trên đó được). Bằng chứng là ông có đọc một bài báo (không nhớ tên tác giả và tên báo) viết về hoa Đà Lạt mà lại có nhắc tới “cây hoa sen thân mộc”. Thêm nữa, trong thị trấn Phù Dung ( Chúng tôi cho rằng hai dẫn chững trên đây đã đủ để khẳng định nơi chàng trai bỏ quên chiếc áo lại là một cành “hoa sen thân mộc”. Vẫn biết ông Rồi thì nếu quả là ở Đà Lạt có một giống sen thân mộc thì cần kiểm tra xem có thật đó là một giống sen truyền thống, nghĩa là đã có từ xưa hay, chỉ là một giống cây cảnh mới nhập về sau này. Và ngay cả khi khẳng định được rằng cây sen thân mộc đã có ở Đà Lạt từ xưa thì lại cần kiểm tra xem có phải đó cũng đích thị là cây sen thân mộc miền Bắc hay không. Lý do rất đơn giản: trong nhiều trường ghợp, tên thì trùng nhau mà vật thì lại chẳng giống nhau chút nào. Dẫn chứng: mận trong Còn giống cây “mộc phù dung” trong tiểu thuyết của Cổ Hoa thì tiếng Hán cũng gọi tắt là phù dung 芙蓉 Tên khoa học của nó là Hibiscus mutabilis, như đã được ghi nhận trong Từ hải cả bản đầu thế kỷ XX lẫn bản tu đính 1989). Trong tiếng Việt, nó cũng được gọi là phù dung (là tên người Việt Danh từ thực vật học của – Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức (q.hạ, khai Trí, – Những cây thuốc và vị thuốc Việt – Sổ tay tra cứu danh pháp khoa học của Nguyễn Đạo Hương – Trong tiếng Hán, nó còn có tên là mộc liên, địa liên, địa phù dung (là những cái tên mà tiếng Việt toàn dân không bao giờ mượn đến). Đỗ Cứ như trên thì ngữ danh từ “cây hoa sen thân gỗ” mà tác giả Lê Bầu đã dùng để dịch mộc phù dung (của tiếng Hán) chỉ là siêu ngôn ngữ dùng để diễn tả cái cách gọi tên giống cây đó theo tâm thức của người Trung Hoa mà thôi. Ngữ danh từ đó chưa bao giờ trở thành một cái tên gọi thông thường trong tiếng Việt toàn dân để được nói tắt thành “hoa sen” và để hiện diện trong câu ca dao đang xét cả. 2. Về chữ “hoa” trong “động phòng hao chúc”, tác giả Lê Bầu đó là chữ “hoa” 桦 bộ mộc 木 (mà ông thấy được khi dịch truyện ngắn Người bệnh của Giả Bình Ao) chứ không phải chữ hoa 花 bộ thảo 艹 .rồi ông cho biết tiếp: “Tôi đi tìm tự điển (tất nhiên là từ điển Việc dùng gỗ cây hoa (bộ mộc) làm đuốc chỉ là một công dụng phụ cho nên có những quyển từ điển hoàn toàn không nhắc đến khi giảng chữ “hoa” này, chẳng hạn: – Hiện đại Hán ngữ từ điển của Phòng biên tập từ điển, Ban nghiên cứu nôn ngữ, Viện khoa học xã hội – Đương đại Hán ngữ từ điển của Tuy cây hoa (bộ môc) có thể dùng làm thuốc nhưng không phải “thớ dễ chẻ, người ta thường chẻ ra, tẩm thêm dầu mỡ làm đuốc”, như “Mộc tài kiên ngạnh, cung kiến trúc hòa ghế gia cụ (…) không trụ (…)”. Còn cái bộ phận dùng để làm đuốc thì lại là vỏ của nó có nhiều lớp, dễ bóc như giấy, như đã nói rõ trong Từ hải, bản cũ ( “Bì hữu đa tằng, dị bác ly, như chỉ.”. Và người ta dùng vỏ cây (bộ mộc) mà quấn sáp để làm nến, như đã nói rõ trong Cổ đại Hán ngữ từ điển của Tổ biên soạn Cổ đại Hán ngữ từ điển (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1998,tr.622): “Bì khả dĩ quyển lạp vi chúc”. Chính loại nến quấn bằng vỏ cây hoa này mới đúng là hoa chúc” với chữ “hoa” bộ “mộc”. Còn “hoa” trong động phòng hoa chúc thì lại hoàn toàn khác vì đây là chữ “hoa” bộ “thảo” như đã được ghi nhận từ xưa đến nay trong tất cả các quyển từ điển: Hiện đại Hán ngữ từ điển (đã dẫn, tr.481); Đương đại Hán ngữ từ điển (đã dẫn, tr.1470); Cổ đại Hán ngữ từ điển (đã dẫn, tr.616), Từ hải, bản cũ (dã dẫn. tr.1126); Từ hải, bản tu đính 1989 (đã dẫn, tr.634);…Hoa chúc với chữ “hoa” bộ “thảo” là nến có trang trí hoa văn hình rồng – phượng dùng trong đám cưới, như vẫn còn thấy trong các lễ cưới đầu thế kỷ XXI tại Việt Nam do ảnh hưởng của người Hoa. Nhiều quyển từ điển cỡ lớn như Từ nguyên, Từ hải, …, đều có phân biệt hai từ tổ danh từ hoa chúc với chữ “hoa” bộ “mộc” tạm gọi là “hoa chúc”) và hoa chúc với chữ “hoa” bộ “thảo” tạm gọi là hoa chúc2). Từ hải, bản tu đính 1989 (đã dẫn) chẳng hạn đã cho như sau: “hoa chúc1. Dụng hoa bì quyển lạp nhi thành đích chúc” (tr.1462), nghĩa là “nến (đuốc) dùng vỏ cây hoa phấn sáp mà làm ra”. “Hoa chúc2. Họa hữu long phụng đẳng thái sức đích đại hồng sắc lạp chúc, cựu thời đa dung vu hôn lễ trung” (tr.634), nghĩa là “nến to màu đỏ trang trí hình rồng phượng,… nhiều màu, thời xưa thường dùng trong lễ cưới”. Cứ như trên thì hoa chúc1 và hoa chúc 2 chỉ là những từ tổ đồng âm chứ hoa chúc1 chẳng có liên quan gì đến lễ cưới cả. còn chữ “hoa” bộ “thảo”, có nghĩa gốc là “bông hoa” rồi nghĩa phái sinh là “hình vẽ để trang trí” như có thể thấy trong thành ngữ đang xét. 3. Về chữ “tứ” trong câu “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, tác giả Lê Bầu đã hiểu như sau: “Tứ 駟 ở đây là tên một loài ngựa, một loài ngựa hay, như ngựa Ký, ngựa Kỳ, ngựa Hồ,… Có hiểu như thế, câu nói mà nhiều người thường hiểu sai này mới có cái nghĩa đúng của nó, tức là: Một lời nói ra, thì hay như ngựa Tứ cũng không đuổi kịp!” Với chữ “Tứ”, tác giả cũng có mấy cái sai. Trước nhất, nếu ký 驥 và kỳ 騏 là tên của hai giống ngựa giỏi thì Hồ 胡 lại chẳng phải là tên của một giống ngựa nào cả. Đó là tên mà người Trung Hoa thời xưa dùng để chỉ các dân tộc thiểu số ở phía Bắc và phía Tây địa bàn sinh tụ của người Hán (xưa người ta vẫn thường nói “rợ Hồ”) rồi sau đó cũng dùng chỉ các sản vật đến từ phía Bắc hoặc phía Tây như hồ cầm, hồ đào, hồ tiêu,… (mà chữ “h”, xét về nguồn gốc lẽ ra cũng phải viết hoa như trong ngựa Hồ). Câu Hồ mã tê Bắc phong (ngựa Hồ hí gió Bắc) Cũng góp phần phản ánh nguồn gốc đó. Vậy chỉ có hai chữ ký, kỳ mới là tên của hai giống ngựa giỏi chứ Hồ thì không. Tứ cũng không nên là tên của một giống ngựa hay như ông – Hiện đại Hán ngữ từ điển (đã dẫn), tr.1090: “đông lạp nhất lưỡng xa đích tứ thất mã” (bốn con ngựa cùng kéo một cỗ xe); – Đương đại Hán ngữ từ điển (đã dẫn), tr.725: cũng giống hệt như ở quyển trên; – Cổ đại Hán ngữ từ điển (đã dẫn), tr. 1483: “đông giá nhất lưỡng xa đích tứ thất mã” (bốn con ngựa cùng thắng vào một cỗ xe); Từ hải, bản tu đính 1989, tr. 1285: “Nhất xa sở giá chi tứ mã” (bốn con ngựa thắng vào một cỗ xe);… Thực ra thì, như đã thấy, Tứ mã ở đây là bốn con ngựa vì xét về nguồn gốc thì tứ 駟 trong tứ mã và tứ 四 (= bốn) là những đồng nguyên tự như Vương Lực đã chứng minh trong Đồng Nguyên tự điển (Bắc Kinh, 1997, tr.475 – 6). Có điều đây không phải là bốn con ngựa bất kỳ, mà phải là bốn con ngựa cùng kéo một cỗ xe. Vậy ta có đến bốn “mã lực”, chứ không phải chỉ là một như ông Trên đây là một số ý kiến mà chúng tôi muốn trao đổi với tác giả |
Cập nhật ( 17/11/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com