VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THỜI LÝ TRẦN QUA DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG * TS. Nguyễn Thị Hậu Cuộc khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã mang đến kết quả rất bất ngờ. Không kể đến dấu tích của các công trình kiến trúc, tại các hố khai quật còn tìm thấy hàng ngàn di vật nguyên vẹn, trong đó phần lớn là các loại hình vật liệu xây dựng – kiến trúc bằng đất nung như gạch, ngói, đồ gốm trang trí… qua tiếp xúc với một số hiện vật đất nung thời Lý – Trần trong cuộc trưng bày “Cổ vật Hoàng thành Thăng Long mới phát hiện” tại Bảo tàng lịch sử VN. TP. 1. Có thể nhận thấy sự nổi bậc của các di vật đất nung thời Lý – Trần thấy cũng như trong cuộc trưng bày, các loại hình và một số hoa văn tiêu biểu như; gạch xây thành “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, “Lý gia đệ tam đế…”, “Vĩnh Ninh trường”, gạch bìa, gạch hình chữ nhật, gạch vuông lát nền trang trí hoa văn lát nền trang trí hoa sen, hoa cúc rất tinh xảo; ngói lợp gồm ngói bò úp nóc, ngói ống, ngói âm, ngói mũi hài, mũi sen… Nhiều loại đầu ngói và lưng ngói gắn thêm các kiểu tượng uyên ương hay lá đề trang trí rồng phượng, hoa lá với hàng chục biến thể khác nhau; tượng đầu rồng, đầu phượng lớn, đầu linh thú cũng được tìm thấy ở nhiều vị trí trong hố khai quật. Chất liệu đều là loại đất nung màu đỏ son, rắn chắc, qua hàng trăm năm nhưng vẫn tươi màu, các chi tiết chạm khắc còn nguyên nét sắc sảo. Đề án trang trí phổ biến là rồng – phượng trong một lá đề nguyên, hoặc đối xứng nhau bằng hai lá đề lệch. Trên các đầu ngói ống có trang trí rồng cũng vậy, đó là những con rồng thân uốn lượng nhiều khúc hình sin, mào lửa dài, mồm ngậm ngọc, đỉnh đầu có chữ S, vây lưng là những đao lửa nhỏ liền khít nhau. Là biểu tượng của sức mạnh thần thánh, sáng tạo và sắp đặt, rồng tượng trưng cho đế vương, đồng thời gắn liền với sấm sét, mưa. Rồng nối liền với trời đất bằng những cơn mưa mang lại sự sống trên mặt đất nên là dấu hiệu của điềm lành, của một triều đại hưng thịnh. Chim phượng đối xứng trong một lá đề nguyên, cùng chầu một lá đề nhỏ (ngọn lửa? mặt trời?) là loại mỏ to dài khoằm, mắt tròn lộ, mào hình lá đề, bườm lợm nhẹ, cánh rộng và đuôi uốn xếp nếp nhiều đoạn. Dù bố trí đối xứng hay đứng riêng lẻ thì đầu phượng vẫn ngẩng cao kiêu hãnh. Chim phượng biểu tượng rồng của hoàng đế; đôi chim phượng mang ý nghĩa giao duyên, hạnh phúc lứa đôi. Trang trí rồng – phượng là mô típ chủ đạo trên các kiến trúc ở Hoàng thành Thăng Long bởi đây là hai con vật tượng trưng cho quyền uy, thái bình và thịnh trị. Một đề án khác cũng rất phổ biến là uyên ương. Những tượng uyên ương được thể hiện rất sinh động, mình thon thả thể hiện rất sinh động, ngực ưỡn đuôi cong, đầu ngẩng cao nhìn thẳng về phía trước, lông tỉa chạm rất chi tiết. Nếu tượng rồng – phượng mang lại cho ta cảm giác uy nghiêm xa cách thì trái lại, những con uyên ương mềm mại, uyển chuyển cho ta cảm giác gần gủi, quen thuộc như ta đang ngắm nhìn bầy vịt thong thả bơi lội bên bờ ao làng. Uyên ương trang trí trên ngói úp nóc giữa những lá đề lệch phải chăng là hình ảnh vịt lội giữa hồ sen được các nghệ sĩ dân gian cách điệu khi đưa vào cung điện nguy nga, sang trọng? Đề án trang trí các loài hoa như hoa sen, cúc, mẫu đơn… trên gạch lát hay trên đầu ngói ống chiếm đa số trong các hiện vật cùng loại hình. Trước hết đó là những loại hoa phổ biến ở nước ta và sớm được chọn làm biểu tượng cho sự thanh cao, trong sạch, giản dị, nhất là quan niệm dân gian và tư tưởng Phật giáo, Hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh bùi bùn” tượng trưng cho âm tính vì sống trong nước, trong bóng tối nhưng nở bừng ngoài ánh sáng như một sự thăng hoa về tinh thần, của sự hài hòa và vũ trụ. Hoa cúc “hướng dương” với những cánh hoa được sắp xếp từng lớp như những Gắn liền với các đề án trên là các dạng hoa văn sóng nước, mây, hoa lá… theo chiều án uốn lượn chiều ngang nhưng với những cao độ khác nhau, nhấp nhô xen kẻ nhau, là sự tuần hoàn chuyển động liên tục của không gian và thời gian trong vũ trụ. 2. Tư thế kỷ X, Đông Nam Á (ĐNA) bước vào giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương triều phong kiến. Thế kỷ X là thế kỷ (TK) bản lề đánh dấu kỷ nguyên phục hưng chính trị và văn hóa toàn ĐNA với đặc điểm nổi bật là sự trở lại chính mình, khẳng định ý thức dân tộc và nền văn hóa dân tộc. Trong quá trình xác lập các vương quốc, dân tộc đôi khi các cuộc sung đột là không tránh khỏi nhưng xu hướng cơ bản là thống nhất về lãnh thổ và văn hóa, trong đó tư tương Phật giáo là chủ đao ở nhiều quốc gia ĐNA. Trong thiên niên kỷ này có thể nói văn hóa vật chất Đông Nam Á có sự phát triển vượt bậc mà thành quả của nó là những công trình phục vụ tôn giáo như chùa, đền tháp, các thành thị kinh đô mới… trong đó một số đã trở thành di sản văn hóa vô giá của nhân loại. Điều dễ dàng nhận thấy là các công trình lớn ở ĐNA thời kỳ này hầu hết đều phản ánh triết lý, tư tưởng Phật giáo, cụ thể đến một số công trình tiêu biểu như Borobudua công trình mang dấu ấn Phật giáo Đại thừa ở Indoniesia TK – Trong bối cảnh một ĐNA thống nhất và đa dạng như vậy, văn hóa Đại việt thời Lý – Trần không thể chịu ảnh hưởng nhất định của văn hóa ĐNA bên cạnh “hình mẫu” văn hóa Chính điều này đã làm nên sự trường tồn của Thăng Long – Đại Việt ngàn năm qua cùng sự hấp dẫn và giá trị vĩnh cửu của di tích Hoàng thành Thăng Long ngày nay. 3. Với những ý nghĩa giá trị như trên đã phát họa, việc bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng long cấp thiết phải đặt ra, không phải là có nên bảo tồn hay không mà là bảo tồn thế nào và bằng cách nào? Với những ai công tác trong ngành khảo cổ học và bảo tồn bảo tàng, đứng trước di sản vô giá này chắc hẳn điều mong muốn được bảo tồn toàn bộ di tích, trước hết vì đó là đối tượng nghiên cứu của ngành mình, không dễ gì có được một di tích thứ hai tương tự! Tất nhiên việc bảo tồn di tích tại thời điểm này không có nghĩa là phải nghiên cứu xong mọi vấn đề trong một vài năm tới, mà đây là cách tốt nhất để có thêm thời gian, tri thức và cả những điều kiện vật chất rất cần thiết để tìm ra vận dụng phương án bảo vệ, trùng tu hay tôn tạo sau này. Qua tài liệu, sách báo, tạp chí và qua tham quan bảo tàng, di tích một số nước trong khu vực tôi nhận thấy các di tích – phế tích khảo cổ học được bảo tồn bằng nhiều cách như: Với những di tích nhỏ hay giá trị có mức độ, nằm trong khu vực quy hoạch mới cần thiết phải giải tỏa thì sau khi khai quật, hiện vật đưa về trưng bày ở bảo tàng nhưng tại địa điểm đó – dù xây dựng đường sá hay công trình mới, vẫn có một cột mốc hay một tấm biển ghi rõ nơi đây đã có di tích khảo cổ học, loại hình gì, do ai khai quật vào thời gian nào, hiện vật đang trưng bày tại đâu… Một số di tích khác được phục dựng toàn bộ hố khai quật trong phòng trưng bày tại bảo tàng mặt dù hiện trường khai quật vẫn được bảo tồn tại chỗ. Việc này nhằm phục vụ những người không hoặc chưa có điều kiện tham quan di tích, đồng thời cũng để gây sự chú ý, tò mò để du khách tìm tới tận nơi. Đặc biệt, đối với những di tích quan trọng và di tích lớn, sau khi đã khảo sát, đào thám sát khảo cổ hoặc khai quật bước đầu nhằm xác định tính chất, quy mô, giá trị di tích, đều được khoanh vùng, bảo tồn tại chổ để tiếp tục khai quật, nghiên cứu. Những hố khai quật đã xuất lộ tạm thời làm bảo tàng ngoài trời có mái che để phục vụ nghiên cứu và tham quan hoặc tạm lấp cát. Phần lớn diện tích còn lại sẽ khai quật dần trong những thời gian về sau. Việc lấp cát hay “để dành” khai quật từ từ đều phải bảo đảm thuận lợi để khi cần thiết khai quật nghiên cứu tiếp, chứ không phải vĩnh viễn chôn vùi di tích cho dù không xây dựng công trình nào lên trên. Thực chất ý nghĩa phương pháp tạm lấp cát hay trồng cỏ lên trên di tích trong lòng đất là như vậy. Do đó công tác khai quật khảo cổ học về sau có thể tiến hành Những cách thức trên đây đã làm cho hệ thống di tích lịch sử văn hóa ngày càng đa dạng và phong phú, đồng thời đảm bảo cho kết quả nghiên cứu và trùng tu di tích ngày càng tiếp cận gần hơn những gì đã tồn tại trong quá khứ. |
Cập nhật ( 16/08/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com