Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Văn học Phật giáo

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Văn học Phật giáo

* TS Huệ Dân

Phật học không thuộc về riêng ai hết. Văn học Phật giáo là sự sáng tác của từng cá nhân góp lại, xuất phát từ nguồn cảm xúc của các hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ảnh trực tiếp, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời Đức Phật đã dạy.

Một trong những nét đơn giản của Văn học Phật giáo là bản chất của thuật ngữ, luôn luôn mang tính nhắc nhở, hướng dẫn tinh thần cho mỗi cá nhân, tự chiêm nghiệm, tự kiểm chứng, bằng những trình độ tu tập khác nhau, mà tìm ra phương cách dung hòa, hầu giúp cho mình và cho người có một cuộc sống tốt đẹp, trong gia đình và xã hội.

 

Điều này có thể được diễn đạt một cách rõ ràng bằng Tám chữ Chánh trong con đường ở giữa mà Đức Phật đã tìm ra để làm bánh xe chuyển Pháp của Ngài. Những lời nói của Đức Phật đã được ghi chép lại, theo các dòng tư tưởng khác nhau và phân chia ra thành nhiều thể loại sáng tạo của văn bản như : " Văn xuôi hay thơ…". Mục đích là để chỉ dẫn cho người đọc, người nghe, sự lợi ích của việc quy y, hành trì Phật pháp.

Kinh Phật là nền văn học đặc trưng trong sinh hoạt nhân gian, bởi vì, đời sống của Đức Phật và các tăng, ni, vốn sống giữa nhân gian, không mang tính chất của sinh hoạt thành thị hay một thế giới nào khác. Tùy cơ duyên, mà Ngài và các đệ tử đưa ra những bài thuyết pháp thích nghi, không ngoài ước vọng giải thoát để làm lợi ích toàn diện cho mọi người. 

Dòng văn chương bình dân này, thuộc tính đa, khái quát, hình tượng, liên tưởng… và thường không chỉ một nhân vật nào cụ thể, mà chỉ một hiện tượng nổi bật, trong hoàn cảnh nào đó bằng sự thẩm định chính xác và rất rõ ràng, thí dụ như :

Tứ Diệu Đế là sự đúc kết lại của một cái nhìn tổng quát về sự khổ thường trực của con người và cách giải thoát cái khổ này trong tiến trình thay đổi không dừng của bốn giai đoạn : Sanh, già, bịnh, chết, của muôn loài.

Trong giai đoạn phát triển nguyên thủy của Phật học, lời Đức Phật dạy chủ yếu là sự truyền miệng trong phạm vi đạo đức học, mang tính cách nội tại, để nhắc nhở con người sống đời hướng thiện, bằng bốn chữ : TỪ, BI, HỶ, XẢ.

Văn học Phật giáo không phải là một vật phẩm bất biến, mà là một quá trình tương tác giữa những lời dạy của Đức Phật và người đang đi tìm đạo hay đang tu đạo của Ngài, thông qua ngôn ngữ trong sự kiến tạo xã hội của con người, luôn luôn biến chuyển theo luật nhân quả, sinh ra và diệt đi, không ngừng.

Đây cũng chính là lý do mà Văn học Phật giáo có thể, luôn luôn, được hiểu theo nhiều cách, dựa trên phương diện thời gian, không gian, bao gồm : quá khứ | hiện tại | tương lai, trong những hoàn cảnh khác nhau.

Hình ảnh là nguồn cảm hứng vô tận của văn học Phật giáo nguyên thủy. Đức Phật là hình ảnh của một con người, khơi nguồn từ lẽ vô thường, từ tính chất mong manh của cuộc sống. Một con người được mô tả trong sự sống bình dị, không ngoài mục đích duy nhất của đời sống, là cởi bỏ mọi ràng buộc cho muôn loài.

Văn học Phật giáo là cái trọng tâm toàn diện bao la được thấy :  Một là Tất cả và Tất cả là Một, mà Pháp giới duyên khởi có nói rất rõ từng chi tiết.

 Văn học Phật giáo cũng có thể lý luận tương tự đối với tính liên kết của các Kinh văn. Mỗi Kinh văn đều có sự dẫn chiếu về nội dung hay ý nghĩa liên quan đến những Kinh văn khác, nhưng điều này không bắt buộc phải nói là bất kỳ Kinh văn nào cũng đều có dẫn chiếu này.

Văn học Phật giáo thường mang tính đối thoại và tình huống qua những đề tài, giản dị, súc tích, sinh động thú vị hay đẹp, giữa Đức Phật và người học Phật, dựa trên nền tảng giáo dục, dùng trí tuệ để nhận xét sự việc làm chuẩn.

Phật học không thuộc về riêng ai hết. Văn học Phật giáo là sự sáng tác của từng cá nhân góp lại, xuất phát từ nguồn cảm xúc của các hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ảnh trực tiếp, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời Đức Phật đã dạy.

Hãy nên can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình để xây dựng nền Văn học Phật giáo Việt Nam, như các vị thầy tổ và các triều đại nhà Vua đã làm trong tinh thần, hòa đồng, tự chủ, tự lực, tự cường và sự thanh cao giải thoát của đạo Phật, cho những ai muốn theo con đường chân thiện mỹ mà Đức Phật chỉ dạy trong đời sống thực tại này. 

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

ÁP DỤNG LỜI PHẬT DẠY ĐỂ NUÔI DƯỠNG CON CÁI TỐT HƠN

BỐN PHÁP LÀM MẤT BỒ ĐỀ TÂM

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 186
  • 724
  • 204.121

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học