Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Văn hóa Phật giáo (ThS Bùi Hữu Dược)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

VĂN HÓA PHẬT GIÁO

* Thạc sĩ Bùi Hữu Dược

Nói tới Văn hóa Phật giáo là nói tới niềm tự hào của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam, bởi ở một quốc gia đa tôn giáo như nước ta, Phật giáo là tôn giáo có mặt từ rất sớm và là tôn giáo lớn nhất. (Trong 12 tôn giáo hiện nay, Phật giáo chiếm gần 77% số cơ sở thờ tự; 44,5% số chức sắc; 50% số tín đồ). Gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều mặt đời sống xã hội, văn hóa Phật giáo đã góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm dòng chảy văn hóa Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Nếu hiểu “Văn hóa theo nghĩa chung nhất là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” thì Phật giáo đã để lại nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc. Các chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt đẹp từ làng quê tới đô thị ở khắp nơi, xưa  cho tới nay đã in đậm nét văn hóa Phật giáo. Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo như: Kiến trúc, điêu khắc, thơ, ca, nhạc, họa, ẩm thực.., trở thành những giá trị điển hình trong đời sống xã hội… góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Nói tới Phật giáo, chúng ta luôn tự hào về một Phật giáo Việt Nam độc đáo làm rạng danh lịch sử dân tộc,  một  Phật giáo đã có vị sư tài đức ®­îc t«n vinh lµm vua, và cã một vị vua đã đầu Phật làm sư.

Sử sách còn ghi, về những vị sư chùa quê xưa như sư Vạn Hạnh, sư Khánh Văn, đã dạy cho học trò được đủ tài năng “vừa giỏi văn vừa giỏi võ, để trong văn có võ, trong võ có văn, văn võ kiêm toàn”, xuất thân là nhà sư, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhờ tài năng mà làm tới chức tướng soái, trong thế cuộc xoay vần nhờ đức độ mà được tôn vinh làm vua cña tr¨m hä, đặt nền móng khëi đầu cho vương triều Lý rực rỡ. Trên ngai vàng, Đức vua Lý Công Uẩn đã tỏ rõ là bậc minh quân khi thùc hiÖn quyết sách dời Kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và truyền bá Đạo Phật trong nhân dân. Dời kinh đô bëi “xem kh¾p n­íc ®ã lµ n¬i th¾ng ®Þa, thùc lµ chç tô hé quan yÕu cña bèn ph­¬ng, ®óng lµ n¬i th­îng ®« kinh s­ m·i mu«n ®êi”, nhê quyết định sáng suốt ấy mà ngày nay chúng ta có Thăng long- Hà nội, thủ đô ngàn năm v¨n hiÕn của Việt Nam đất nước anh hùng, một trong số ít thủ đô trên thế giới có tuổi ngàn năm. Truyền bá Đạo Phật trong nhân dân, lấy xây dựng đạo Phật để x©y nÒn v¨n ho¸ d©n téc, x©y hÖ t­ t­ëng ®éc lËp, tù c­êng, cao nhÊt cña gi¸ trÞ v¨n ho¸ Êy lµ yªu n­íc, lµ ®éc lËp d©n téc, lÊy §¹o Êy ®Ó dựng Đời lµ x©y dùng ®Êt n­íc th¸i b×nh ®Ó mäi ng­êi d©n ®­îc sèng trong no Êm, h¹nh phóc. Nhờ tuệ nhãn ấy mà triết lý nhân sinh của  Phật giáo hòa vào cuộc sống của dân tộc tới hôm nay.

Sau Lý Công Uẩn gần 300 năm, Phật giáo Việt Nam xuất hiện một vị vua được tôn vinh như Phật tại tiền. Vào thời điểm rực rỡ nhất trên ngai vàng, tuổi chưa tới 40, Đức vua Trần Nhân Tông quyết định nhường ngôi  để xuất gia tu Phật. Ngài thấu hiểu chỉ có x©y Đạo để dựng Đời thì đất nước mới phát triển được dài lâu. Từ tuệ nhãn ấy Ngài đã sáng lập nên dòng thiền danh giá còn tồn tại tới bây giờ, Ngài trở thành Phật Hoàng sáng mãi với thời gian.

Noi gương của các bậc tiền nhân, thời nào Phật giáo Việt nam cũng có những bậc cao tăng, thạc đức, mẫu mực xây §ạo giúp §ời để Phật giáo Việt Nam xứng danh là tôn giáo đồng hành cùng dân tôc.

 Văn hóa Việt Nam còn lưu lại trong nhiều áng thơ văn hào sảng mà đậm nét triết lý Phật giáo qua các triều đại, sống với thời gian còn mãi tới ngày nay. Nhiều công trình Phật giáo trải bao thăng trầm cùng thế cuộc, nhưng còn đó, như: Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng từ thời nhà Lý là minh chứng cho thời kỳ Phật giáo vàng son, đất nước hưng vượng, đã từng là biểu tượng mét thêi cho Việt Nam và Hà Nội; Tháp Phổ Minh ở Nam Định được xây dựng từ thời nhà Trần là chứng tích để chứng tỏ giai ®o¹n đất nước huy hoàng, Phật giáo phát triển; Chùa Thiên Mụ ở Huế được xây vào triÒu nhµ Nguyễn, vẫn nguyên vẹn cùng thời gian, soi bóng nước sông Hương để chứng tỏ tình Đạo Đời bền mãi. Và gần đây nhiều công trình Phật giáo to, đẹp đã và đang được xây dựng, là biểu hiện của sự phát triển, trường tồn, gắn bó của Phật giáo cùng đất nước.

Hội thảo văn hóa Phật giáo kỳ này là dịp để nhìn nhận, đánh giá vµ tự hào tôn vinh những thành tựu văn hóa mà Phật giáo hai ngàn năm qua đã đóng góp cho sự phát triển xã hội ở Việt nam và thế giới, đây cũng là dịp để GHPGVN nhìn lại những gì về Văn hóa Phật giáo 28 năm gÇn ®©y đóng góp cho sự phát triển đất nước. Hơn mét phÇn t­ thế kỷ là khoảng thời gian rất ngắn so với hai ngàn năm Phật giáo có mặt ở Việt nam, nhưng Phật giáo Việt Nam gần đây đã có những bước nhảy vọt và sự lớn mạnh ở nhiều lĩnh vực. Nhìn văn hoá từ góc độ đào tạo: Trước năm 1981, Phật giáo cả nước chỉ có một trường Đại học Vạn Hạnh, Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm TP. Hồ Chí Minh, Phật học viện Hải Đức Nha Trang… với sự hiện diện chưa tới 10 vị Tiến sĩ Phật học. Trong vòng mét phÇn t­ thế kỷ, sau khi thành lập tổ chức GHPGVN, Phật giáo cả nước đã có 4 Học viện Phật giáo, 8 lớp cao đẳng Phật học, 32 trường Trung cấp Phật học, các trường sơ cấp Phật học, hàng năm có trên 5 ngàn tăng, ni theo học các cấp. Ngoài việc đào tạo trong nước, GHPGVN còn quan tâm gửi Tăng, Ni sinh đi học ở nước ngoài, hiện có hơn 70 vị đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Phật học được đào tạo từ nước ngoài về đang phục vụ Giáo hội và còn trên n¨m trăm vị đang theo học chương trình sau đại học ở nước ngoài.

 Cùng với hoạt động đào tạo Tăng tài, ngành hoằng pháp của GHPGVN đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng và hội thảo hoằng pháp, đào tạo hơn một ngàn Tăng, ni giảng sư cao, trung cấp, tổ chức hàng vạn thời thuyết pháp, góp phần thúc đẩy phong trào học Phật, phụng đạo giúp đời vô cùng có ý nghĩa. Nhiều những hoạt động Phật giáo mang giá trị Văn hóa rất cao cũng được quan tâm phát triển như: Xuất bản kinh sách, báo chí,văn hóa phẩm, các hoạt động văn hoá, thi tìm hiểu về Phật giáo, hoạt động tương thân tương ái giúp đỡ người khó khăn, người già cả, neo đơn, động viên những học sinh hiếu học, khuyến khích sáng tạo, mở rộng giao lưu với Phật giáo quốc tế…Trong thời gian qua, Phật giáo cả nước còn tự hào bởi nhiều công trình được xây dựng, tôn tạo to, đẹp, xứng đáng với sự lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới, nhiều kỷ lục Phật giáo đã được thiết lập… Những hoạt động đó đã làm sống động thêm văn hóa Phật giáo Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế.

Những thành tựu mà Phật giáo Việt Nam có được gần đây là nhờ truyền thống tốt đẹp của Phật giáo từ ngàn xưa, nhờ vận hội, cơ duyên  của Phật giáo hôm nay, trong bối cảnh đất nước hòa bình, thống nhất. Các tổ chức hệ phái Phật giáo sinh hoạt trong ngôi nhà chung của GHPGVN cã điều kiện để đoàn kết, thống nhất, phát huy khả năng cùng sự nỗ lực của tăng, ni, phật tử cả nước. Tự hào về những thành tựu ấy, Phật giáo Việt Nam hôm nay càng thấy trách nhiệm lớn lao, làm sao để phát huy nhiều giá trị tích cực hơn nữa, để mỗi tăng, ni, phật tử là một người con Phật chánh tín, đồng thời là một công dân gương mẫu, làm tấm gương sáng cho mọi người noi theo trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển, xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam.

Từ sự chọn lọc và tích lũy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo, từ kinh nghiệm và trí tuệ của Phật giáo trải mấy ngàn năm, GHPGVN ngµy nay, làm gì để xứng đáng với truyền thống, làm gì để  hậu thế còn nhắc về Phật giáo hôm nay với niền tự hào như Phật giáo của những thời huy hoàng trước đây. Với đại hùng, đại lực Phật giáo Việt Nam hôm nay, có thể rũ lớp bụi mờ mê tín, lạc hậu, làm tỏa sáng bản chất trí tuệ Phật giáo, để giúp đời thấy rõ, đi đúng con đường chánh Pháp. Hơn 60% Tăng, Ni trẻ của Phật giáo Việt nam hôm nay nghĩ gì về việc làm của mình khi “ Phật giáo nhập thế”, khi nhân dân vùng sâu, vùng xa có nhu cầu về tín ngưỡng Phật giáo nhưng chưa được đáp ứng. Tuổi trẻ Phật giáo giờ đây, làm gì để không chỉ bảng vàng, bia đá ghi tạc về công đức mà để tượng đài Phật giáo thực sự được tôn vinh, xây dựng bền vững trong lòng dân tộc.

Khai mạc Hội thảo và Bồi dưỡng kiến thức Văn hóa Phật giáo hôm nay là một minh chứng về mối quan hệ Đạo, Đời bền chặt giữa Phật giáo và dân tộc Việt nam. Sự quan tâm của quý vị lãnh đạo các cấp, các nhà nghiên cứu Phật giáo, các học giả, các nhà thiện tri thức, cư sĩ … đủ nói lên sự quan tâm sâu sắc tới Phật giáo, đó cũng chính là sự khẳng định ảnh hưởng của giá trị văn hóa Phật giáo đã thấm đượm trong tình cảm mọi người. Để giữ trọn tình Đạo, Đời bền chặt ấy, Phật giáo hôm nay hướng tới những việc làm tỏ rõ là tôn giáo đi đầu trong công cuộc vận động các tôn giáo cùng nhau đoàn kết, thực hiện tốt Pháp luật của nhà nước, làm tròn bổn phận và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia vào các hoạt động có ích cho Đạo có  lợi cho Đời góp phần xứng đáng vào xây dựng đất nước, quê hương giàu đẹp, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân theo phương châm tốt Đời đẹp Đạo.

Cập nhật ( 30/04/2012 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Hanh huong ve dat To (Le Van Hao)

Lý thuyết nhân quả (GSTS Thái Kim Lan)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 72
  • 724
  • 204.007

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học