Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Văn hóa du lịch biển Trà Vinh (Lê Tân)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

VĂN HÓA DU LỊCH BIỂN TRÀ VINH TIỀM NĂNG VÀ HỨA HẸN

* Lê Tân

Là phần lãnh thổ cực Nam của tổ quốc và là một trong 13 tỉnh thành của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh như một cù lao nằm giữa hai chi lưu của sông Mê Kông là sông Tiền và sông Hậu.

Nhìn trên bản đồ, Trà Vinh có hình thể như một tứ giác, nằm giữa vĩ độ 9 độ 31` đến10 độ 04` Bắc, kinh độ 105 độ 57` đến 106 độ 36` Đông. Tỉnh Trà Vinh phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phân ranh bởi sông Cổ Chiên (một chi nhánh của sông Tiền), dài 60km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, ngăn cách bởi dòng sông Hậu, dài 60km; phía Đông và Đông Nam là biển lớn, với bờ biển hình vòng cung có chiều dài 65km, từ cửa Cung hầu đến cửa Định An; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phân ranh bởi các con rạch và giồng đất. Ba mặt là sông và biển Đông, bên trong lại có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nối ngọn kết nguồn… quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho Trà Vinh thêm rộng, thêm dài.

Tỉnh Trà Vinh bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải. Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.368km vuông, dân số hơn một triệu người. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo nên Trà Vinh gió mùa nóng ẩm quanh năm. Vì thế, trong năm Trà Vinh chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 (năm sau). Nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27 độ C. Trà Vinh là tỉnh hiếm khi có bão, đặc biệt không hề có lũ, lụt; mưa thuận, gió hòa, du khách có thể tìm đến miền Duyên Hải này quanh năm. Đất Trà Vinh bao gồm vùng châu thổ lâu đời và những vùng đất trẻ, mới bồi, có hàng trăm gò, giồng cát và cồn bãi…

Từ Tp. Hồ Chí Minh đi 200km đường xe, du khách sẽ đến thị xã Trà Vinh – thị xã từng được mệnh danh là “đô thị xanh”, vì phố xá quanh năm được che mát bởi bóng sao, bóng dầu và nhiều chủng loại cây xanh khác.

Từ thị xã Trà Vinh thẳng theo quốc lộ 53 về hướng Đông Nam khoảng hơn 50 km. Du khách sẽ đến vùng biển Ba Động – vùng du lịch thái biển.

“Biển Ba Động – vùng nội hải của biển Đông – phần tiếp giáp với đất liền từ cồn Ngao ở phía Bắc đến cồn Trứng ở phía Nam, theo hình cánh cung, có chiều dài hơn 10km. Gọi là biển Ba Động vì vùng biển này nằm kề bên một vùng đất xưa. Tương truyền, vùng ven biển này trước đây có 3 động cát lớn nên được đặt tên là “Ba Động”.

“Biển Ba Động là một trong hai thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh. Và không chỉ là thắng cảnh của tỉnh Trà Vinh mà nó còn được xem là thắng cảnh của miền Tây Nam Bộ.

Biển Ba Động nước xanh cát trắng

Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây.

Xin mời du khách về đây,

Xem qua thì biết chốn này thần tiên”.

Bốn câu thơ trên, không rõ tác giả là ai, chỉ biết rằng nó chỉ được phổ biến trong dân gian cách nay khá lâu và mặc nhiên đã trở thành những câu ca dao của địa phương”.

“Biển Ba Động, theo tục truyền thì có “nước xanh cát trắng”. Tuy nhiên, nếu quan sát thực tế thì không hẳn như thế. Nhưng cho dù không có “nước xanh cát trắng”, biển Ba Động vẫn là một thắng cảnh. Một thắng cảnh được ghi trên bản đồ du lịch thế giới vì trước đây vào thời Pháp thuộc, nó đã đã từng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới đây. Khu nghỉ mát Ba Động thời ấy cũng không kém gì khu nghỉ mát Vũng Tàu được chính quyền thực dân rất quan tâm. Họ đã cho xây cầu Ba Động, một cây cầu có nhiều trụ kiên cố, dài hơn 200m bắc ngang rạch Ba Động để nối liền tuyến biển. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu du lịch, họ còn cho xây một ngôi nhà nghỉ mát bên bãi biển Ba Động mà nhân dân địa phương quen gọi là “Nhà mát”. Danh từ Nhà mát cho đến nay đã trở thành địa danh: ấp Nhà Mát thuộc xã Trường Long Hòa. Cầu Ba Động, trong thời kỳ chống Mỹ, sau Đồng Khởi đã bị dân quân du kích đánh sập. Hiện nay ta đã xây dựng lại. Còn Nhà mát thì cũng bị bom đạn phá hủy, nay chỉ còn trơ lại cái nền, gần ngã ba Lộ Đá”.

Có lần, tôi cùng đoàn lữ khách về thăm biển. Xe chạy đến khu vực dẫn vào vùng biển, cảnh vật ở đây cho ta một cảm giác thanh bình của vùng quê hiền hòa. Rồi biển đột ngột hiện ra, có nhiều tiếng trầm trồ: Biển đẹp! Đẹp lạ! Và tự dưng tôi cũng cảm thấy là lạ dù rằng đây không phải lần đầu tiên tôi đến miền quê biển này. Biển Ba Động nhìn bao quát nó có vẻ khác lạ so với nhiều vùng biển được chọn làm khu du lịch khác. Biển Ba Động có cái dáng dấp riêng, màu sắc riêng và hương vị riêng. Biển ở đây không có bóng núi. Biển chỉ là biển. Biển không có gì chắn lại. Biển mở ra và, vô tận:

Biển mênh mông và xanh biếc một màu

Đằm thắm vậy muôn đời bền bĩ”.

(Với biển mênh mông – Lê Tân)

Chạy song song với bãi biển là những động cát. Những động cát nằm soãi mình, trãi dài và được phủ kín bởi một màu xanh muốn biển. Động cát với màu hoa muống biển tím ngát chân trời cũng là những hình ảnh thiên nhiên đậm nét, những nét riêng của vùng biển này. Động cát trông như một tuyến đê, một vòng thành bao bọc lấy bờ biển. Hoa muống biển cứ nở bốn mùa, tím ngát.

“Đã đi cuối đất cùng trời

Hoa Lan, hoa Cúc rạng ngời sắc hương

Mà sao cứ nhớ cứ thương

Màu hoa muống biển suốt đường tôi qua

Cái màu tim tím trời xa

Cho thương, cho nhớ đậm đà lòng ai?”

(Màu hoa muống biển – Lê Tân)

Động cát với hoa muống biển làm cho bãi biển nên thơ hơn, quyến rũ hơn. Vào buổi sáng, ngồi trên động cát, bên rừng hoa muống biển còn đọng sương mai, nhìn mặt trời hồng đang dần ló dạng ngoài khơi xa là một sự vãn cảnh kỳ thú. Mặt trời nở hoa. Động cát nở hoa. Muôn hoa. Đầy màu sắc.

Đúng như một nhà văn nhận định: “Biển Ba động gần này nữa thế kỷ qua, ví như nàng công chúa. Nhưng nàng công chúa vẫn còn ngủ trong rừng”.

Giá mà chúng ta có sự quan tâm đầu tư thích đáng, khai thác thiên nhiên một cách có hiệu quả để phục vụ cho du khách, phục vụ con người, mỹ mãn hơn.

Bãi biển du lịch Ba Động không chỉ có sự hấp dẫn của cảnh đẹp thiên nhiên: của biển, của rừng, của động cát, của màu tím xanh ngan ngát hoa muống biển, của rừng dương… Cơ quan chức năng du lịch đang và sẽ còn hối tiếc khi chưa tạo cho du khách được thưởng thức cái không khí hòa quyện của sương khói kỳ tích, truyền thuyết, những câu chuyện về công cuộc khẩn hoang của người xưa và lịch sử bi tráng, hào hùng của người dân nơi đây: Ba Động – Trường Long Hòa qua hai cuộc kháng chiến. Từ câu chuyện bẫy heo rừng, chuyện đi cà khêu, rồi chuyện “Gia Long tẩu quốc”… Tương truyền khi xưa, Nguyễn Ánh bị nhà Tây Sơn truy đuổi đã có một thời gian dài lưu trú ở vùng biển Ba Động này. Nhân dân vùng Ba Động đã từng cưu mang, đùm bọc, từng vớt con rươi làm nước mắm rươi cho ăn. Do đó tục truyền còn gọi là nước mắm ngự. Và khi Nguyễn Ánh lên ngôi – hiệu là Gia Long – hàng năm vào mùa Tết, cho thuyền buồm từ Huế vào Ba Động lấy nước mắm rươi về ăn. Và địa danh “Giồng giếng” thuộc xã Dân Thành ngày nay là nơi Nguyễn Ánh cắm gươm vái hoàng thiên hậu thổ để xin đào giếng lấy nước ngọt nuôi quân…

Chuyện kể về những sĩ phu yêu nước chống Pháp như: Nguyễn Xuân Phụng và Đoàn Công Bửu đã tập hợp nghĩa quân ở Hiệp Thạnh vào năm 1874. Lê Tấn Kế và Trần Bình dấy binh khởi nghĩa ở Ba Động vào năm 1875…

Trong thời kỳ chống Mỹ, đất Ba Động nói riêng, xã Trường Long Hòa nối chung là vùng đất anh hùng đã từng được phong tặng danh hiệu “Trường Long Hòa sắt thép”. Thời ấy chiến tranh ác liệt, cả làng ven biển bị Mỹ – ngụy khoanh trong bản đồ oanh kích tự do. Máy bay Mỹ đi bắn phá bất cứ ở đâu, còn bao nhiêu bom đoạn về ngang cũng rớt xuống đất này. Và, pháo  105, 120 ly từ Hạm đội 7 ngoài biển Thái Bình Dương cứ nã vào hàng ngày thành quy luật. Lực lượng cách mạng ở địa phương và nhân dân muốn tồn tại đã nghĩ ra cách: làm nhà âm:

Nhà âm tức là nhà làm trong động cát. Người ta moi động cát ra rồi đốn cây rừng (cây mắm, cây đước, cây cốc to…) xốc tréo rồi dằn cây đòn dài chắn trên để chống dạt, đổ cát lấp lên 1,2 thước. Phía trên lại xếp cây rừng để đón đầu dạn đại bác, đụng cây rừng đầu đạn sẽ nổ tung, không xoáy xuống. Dù cho bên trên đạn pháo ác liệt thế nào, người trong nhà âm vẫn thản nhiên. Hội này, những cuộc tuyên ôn được tổ chức trong nhà âm, những chị phụ nữ mang thai trong nhà âm, trẻ con chào đời và sống trong nhà âm, rồi những lớp học i tờ cũng đực mở ra trong nhà âm… Thử hỏi có nơi nào cuộc sống của nhân dân như ở Ba Động – Trường Long Hòa này? Rất tiếc là sau ngày giải phóng, bà con đã ban hết nhà âm để trồng màu, cứu đói. Có nên chăng, chúng ta cần phục chế lại các nhà âm để giới thiệu cùng du khách trong và ngoài nước về truyền thống đấu tranh gian khổ, ác liệt và hào hùng!

“Nhà âm”, giá trị lịch sử đâu kém gì địa đạo Củ Chi?

Trà Vinh còn có một khu du lịch sinh thái biển nữa là Bãi biển Hàng Dương, thuộc xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang. Bãi biển Hùng Dương xanh tăm tắp, tiếp giáp với biển là rừng phòng hộ với những hàng dương đầy sức hấp dẫn. Nơi đây, chứa và sản sinh nhiều chủng loại sinh vật biển như: nghêu, sò huyết , vọp, cá bống sao, cá thòi lòi… Du khách đến đây sẽ có điều kiện thưởng ngoạn các món đặc sản tươi sống này tại chỗ. Nhưng rất tiếc ngành Du lịch chưa tạo điều kiện đáp ứng được.

Cũng nằm bên cạnh bờ biển Duyên Hải còn có khu du lịch sinh thái Rừng Đước đầy sức quyến rũ. Rừng Đước, thuộc xã Long Khánh, huyện Duyên Hải. Nơi đây thể hiện nét đặc thái tập trung độc đáo của miệt rừng sát, rừng chồi. Đây cũng là một điểm hẹn cho du khách hiện tại và tương lai hết sức hấp dẫn.

Rừng Đước Long Khánh có diện tích khoản 258 ha. Đây là một trong những khu đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Trà Vinh có hệ động vật, hệ thực vật khá dồi dào, phong phú cả về thành phần chủng loại và số lượng cá thể. Rừng Đước Long Khánh đã và đang được bảo tồn và phát triển, nhằm góp phần bảo vệ hệ sinh thái, môi trường thiên nhiên đã được ngành Du lịch Trà Vinh quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái biển.

Và đây nữa, hấp dẫn Cồn Nghêu!

Cồn Nghêu thuộc địa phận của hai xã liên hoàn: xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải.

Đây là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống. Còn lúc thủy triều lên toàn bộ cồn cát chìm trong nước biển. không khí mát rượi, trong lành. Sự hấp dẫn của cồn cát đối với du khách là sự tồn tại lúc ẩn lúc hiện. Gọi là Cồn nghêu vì môi trường tự nhiên nơi dây nghêu nhiều vô kể, được mệnh danh là “mỏ nghêu” của Trà Vinh. Đến với Cồn nghêu, du khách có thể tự tay bắt lấy những con nghêu ngay dưới bãi cát, mang lên luộc và thưởng thức dư vị ngon ngọt của thịt nghêu tại chỗ. Chính quyền địa phương và ngành Du lịch Trà Vinh đã đưa Cồn Nghêu vào quy hoạch phát triển du lịch và đang kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực này.

Tiềm năng văn hóa du lịch sinh thái biển Trà Vinh, chỉ mới kể qua đôi nét thôi, chúng ta đã thấy nhiều hứa hẹn khả quan.

Tuy nhiên, tiềm năng thiên nhiên ưu đãi ấy là của “Trời” cho. Còn việc đưa vào khai thác, phát triển để mang lại hiệu quả là thuộc về sức người, là tài năng, là trí tuệ của con người vậy.

Với những địa chỉ văn hóa du lịch sinh thái biển của Trà Vinh nói trên. Với một Bãi biển Ba Động – Trường Long Hòa, một Bãi biển Hàng Dương – Mỹ Long, một Rừng Đước – Long Khánh, một Cồn Nghêu –  Mỹ Long và Hiệp Thạnh. Và còn nữa, còn nhiều địa chỉ khác như: Di tích căn cứ Tỉnh ủy Giồng Giếng xã Dân Thành, Di tích Bến tiếp nhận vũ khí Cồn tàu –  xã Trường Long Hòa… thì ra địa chỉ và tiềm năng văn hóa du lịch biển ở Trà Vinh kể ra cũng khá phong phú.

Công việc gìn giữ, phục chế, tái tạo và phát huy những giá trị văn hóa đồng thời khai thác kinh tế thuộc ngành công nghiệp không khói này, chúng tôi thiết nghĩ không chỉ của ngành Du Lịch. Đương nhiên, ngành Du lịch phải đóng vai trò thủ công, nhưng để phát huy một cách có hiệu quả, thiết thực không thể tách rời sự chỉ đạo và tham gia của Đảng bộ và chính quyền các cấp cùng toàn thể nhân dân.

Trong quá trình khai thác, phát huy tiềm năng văn hóa du lịch biển, một vấn đề quan trọng và cấp thiết đặt ra là phải giữ gìn và bảo tồn tốt cảnh quan và môi trường. Vì nhiều năm trước đây, trong thời kỳ “bao cấp”, người dân Nhà mát, Khoáng Tiều… đã từng ban hàng trăm ha động cát để trồng màu. Và hiện nay tình trạng khai thác cát ở động bàu Cá – Long Toàn cũng cần phải xem lại. Vì rằng trong quá trình xây dựng và phát triển đi lên, chúng ta cần phải đồng bộ thực thi mới thành công được.

Cập nhật ( 22/08/2012 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa mang Trung thu về cho các em Trường Tiểu học Hoàng Quân

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Ảnh do chùa Bửu Linh cung cấp
Lưu trữ

Tin vắn – Tết Trung thu tại chùa Bửu Linh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Nhiều phần quà được trao trong đêm hội
Lưu trữ

Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Văn hóa du lịch Kiên Giang với vùng biển đảo (Nguyễn Hữu Hiệp)

Biển Sóc Trăng với văn hóa du lịch (Võ Thanh Hùng)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Vẹn tròn hiếu đạo mùa Vu lan PL.2567

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 112
  • 631
  • 322.874

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN