VẤN ĐỀ TANG LỄ TRONG PHẬT GIÁO * Hòa thượng Thích Giác Quang Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai Trong sinh hoạt cộng đồng xã hội việt nam, các hình thức sinh hoạt tính ngưỡng dù lớn nhỏ, trong gia đình hay ngoái xã hội điều biểu hiện tính chất đạo đức của người việt nam. Ngay tư buổi bình minh của tổ quốc và dân tộc, phật giáo vốn có một vai trò quan trọng trọng xã hội, mọi lễ nghi của Phật giáo điều có ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống của người dân Việt. Qua đó, các sinh hoạt tín ngưỡng tập tục dưng hương cúng bái, cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho người sống được bình an cầu cho vong hồn người chết thoát khỏi cảnh khổ đau oằn hoại của cuộc đời cũng ảnh hưỡng không nhỏ và in đậm trong sinh hoạt Phật giáo. 1/ Vấn đề Tang Lễ Theo Phong Tục Tập Quán Dân Gian : Khi trong nhà có người qua đời, theo phong tục của người Việt Cúng tế thì làm gà vịt, giàu thì mổ trâu bò, heo quay. Lễ tế của xui gia phải có nào là chân liễn, rượu trà, nhang lớn, đèn sáp to, bánh trái. Khi lễ thì tam tuần lục bái. Đám tang nào cũng phải có tróng chiêng, rước ban nhạc lễ đến đánh trống thổi kèn cho khách phúng điếu nếu không có thì e người ngoài cuộc chê trách. Mỗi khi cúng thì phải đốt giấy tiền vàng bạc. Khi đi chôn, nhiều chuyện phiền toái được bày vẽ như cáo đạo lộ, lăn ra đường, đập bễ cái siêu khi quan tài vừa được khiêng ra vài bước. có đám còn mướn nhóm người chuyên môn thổi nhạc tây, tàu, múa lân, đánh võ. Trên đường đi đến huyệt phải rãi giấy tiền vàng bạc… lễ tang là một lễ rất hao tốn công sức, những việc làm trên đây là của những người giàu có tiền của nhưng cũng thật rất buồn cười. Khi tới huyệt, còn phải cúng tế một chập nữa mới hạ huyệt, kế đó rước vong về nhà an sang tức là cúng an vị tinh sang, mời bà con ở lại ăn nhậu khiến con cháu phải bồi tiếp mệt nhọc. Sau khi an tang ba ngày, lại rước thầy làm lễ mở cửa mã tại mộ, làm cây thang nhỏ dựng tại mộ, bắt con gà cho uống rượu rồi kéo lôi gà đi vòng quanh mã đễ gà kêu chi chit hầu vong hồn người dưới mộ nghe thức dậy đặng leo lên thang trở về nhà. Từ đó về sau, thân nhân phải khóc than kể lễ hằng đêm cho đến 100 ngày mới thôi, và làm lễ hết khóc. II/ Theo Quan điểm Của Phật Giáo : Làm lễ tang theo quan điểm của người xưa thật là hao tốn vật chất công sức của thân bằng quyến thuộc, của bà con làng xóm láng giềng, đó là những hủ tực mê lầm của nhân gian. Tuy nhiên, đó là những phần cốt lõi của đạo đức dân gian. Tập quán của dân tộc Việt Sanh, lão, bệnh, tử là định luật vô thường của người đời không dai trách khỏi, dù có khóc than kể lể cũng không làm cho người chết tỉnh lại được, trái lại còn làm cho vong linh quyến luyến, trở lại vòng luân hồi khổ đau, không có cơ hội siêu độ được. Nhiều người hiểu lầm, người tu phật, chư tăng ni ở chùa, chi trông chờ khi có người chết rồi đến tụng kinh cho vong linh siêu thoát, suy nghĩ đó là hiện tượng suy đồ của phật giáo vì phật giáo chủ trương độ sanh, làm việc gì cũng hướng về sự lợi ích của chúng sanh, nhân quàn xã hội, còn tụng kinh cho người chết là việc phụ đạo.
Khi có người thân từ trần, con cháu chạy kiếm thầy coi ngày giờ chết có kỵ con cháu hay không và lựa ngày giờ tận liệm, an tang cho thật tốt đặng con cháu làm ăn khác. Ngoài ra coi năm nay chết phạm cung nào, con cháu làm ăn khá hay không? Nếu thầy bảo năm nay chết thì con cháu ly tán làm ăn suy sụp, hoặc ngày trùng thì hoảng hốt về lo cầu cúng thầm linh, nhờ thầy pháp ếm đối (một hình thức sát phạt lẫn nhau đối với người chết) dù rằng lúc bình thường hà tiện không dám ăn tiêu hay chi tiền phụng dưỡng cha mẹ. họ sẽ nghe lời của ông thầy vật heo, làm gà vịt để khấn vái không ngại tốn kém, thật là phu đạo lý! Theo quan điểm của phật giáo thì gieo nhơn nào thì phải gặt lấy quả đó. Làm thiện thì được phước, làm ác thì chiêu họa. ai làm nấy chịu, không ai có thể thay thế mình được. thế thì tại sao ngày giờ chết của người thân lại ảnh hưởng đến sanh mạng của con cháu được? nếu có kỵ giờ thì kỵ với người chết, chớ không kỵ dới người sống. vì theo âm dương thời tiết của ngày đêm, khí hậu thay đổi khi nóng khi lạnh , khi oi bức, khiến cho người bệnh vì quá yếu không chịu đựng nổi phải bức hơi mà chết. trường hợp nầy, người thầy thuốc giỏi hoặc vị sư có kinh nghiệm đều có thể đoán trước được, chớ ngày giờ chết không ảnh hưởng gì đến thân nhân đang sanh tiền. nói kỵ tuổi con cháu lại càng vô lý hơn; tuổi mang tên con trâu, con chó, chon heo…v..v.. là những tín hiệu tượng trươngcủa các nhà toán số á-đông đặt ra cho dễ nhớ năm sanh, tháng đẻ mà thôi, chớ khôgn có chuyện tuổi người chết kỵ với tuổi người sống. trong khi người âu châu tính năm sinh theo dương lịch, người theo đạo thiên chúa không biết gì về tuổi tý, sửu, dần, mẹo… nà họ đâu có kỵ gì với người chết đâu? Đúng ra nếu có kỵ là kỵ mặt, chớ không có kỵ tuổi. nghĩa là khi còn sanh tiền, có giận ghét thù oán ai, đến khi bệnh nặng hay sắp chết nên tránh không cho gặp người đó vì nếu gặp sẽ gợi lại trong trí nhớ có phiền não cũ rồi long căm tức càng tăng lên khiến dễ bị đứng tim chết, do vậy vong linh sẽ vấn vít theo người bị giận ghét để báo oán. Tức là kỵ mặt chớ không kỵ tuổi. Giờ tận liệm, di quan và hạ huyệt nên chọn giờ thích hợp cử hành cho thuậ tiện, như buổi sang di quan cho mát mẻ, hoặc ở thành thị chọn giờ tránh nạn kẹt xe, hoặc chọn giờ xế chiều, chớ đừng di quan vào gờ ngọ, giữa trưa nắng gắt dễ gay cảm bệnh cho người đi đưa và không sao tránh khỏinhững lời trách của bang dân thiên hạ. Khi tới phần mộ, cúng bái xong thì hạ rộng, chớ khỏi phải chờ giờ như lệ cũ. Hoặc giả khi chôn rồi, lại đi cầu thầy coi phong thủy, và bảo “chôn vất phương hướng không tốt, con cháu làm ăn không vượng…” khiến phải đào xới mồ mã để quay trở quan tài hướng khác? Sau khi chết khoảng 8 tiếng đồng hồ là đã tận liệm được. nên liệm ban ngày hay đầu hôm, tránh giữa đêm bất tiện cho bên nhà đồ, chư t8ang và cho bà con láng giềng. Đôi khi có trường hợp chết trùng thì do trùng hợp ngẩu nhiên do già, bệnh hay tai nạn chớ không phải bị thần trùng bắt chết . người xưa có câu: “sanh bất trạch nhựt, tử hà trạch nhựt” là lúc sanh sao không chọn ngày giờ tốt mà sanh, đến khi chết lại đi lựa ngày giờ tốt làm sao được. VẤN ĐỀ ĐỐT GIẤY TIỀN VÀNG MÃ GỞI CHO NGƯỜU CHẾT ĐANG Ở CÕI ÂM PHỦ: Một số người trong đó có phật tử, kể cả những phật tử thuần túy nằm chiêm bao thấy người chết sinh tiềnvàng bạc, quần áo, vật dụng tiêu dung… Đối với phật giáo, đó là do ào tưởng của chính mình, thường nhớ nghĩ đế người quá cố và lo cho họ thiếu thốn lạnh lẽo,nên khi ngũ, những ảo giác ấy hiện ra trong giất mơ thấy như vậy, chớ không phải thật có ngườichết đòi hỏi cung cấp của sản tiêu dung nơi thế giớ âm phủ. Vì người chết, tức là thân tứ đại như: – thịt gân xương đã trở về với đất – máu càc loại nước trong cơ thể trở về với nước – hơi nóng trong thân trở về với lửa – hơi thở trở về với không khí – tâm thức trở về với hư không … chẳng còn gì để thấy thiếu thôn và đỏi hỏi người còn sống trên dương diang đốt tiền vàng bạc bằng giấy, kho bạc bằng giấy gởi cho họ. Trừ trường hợp đặc biệt, ba bốn người đồng chiêm bao thấy như vậy trong 3, 4 ngày liền thì giất mơ đó mới đúng. Thí dụ như người bị chết oan ức, hay bị tan nạn tử thương mà thân nhân không biết thì vong linh báo mộng chỉ chổ cho đi tìm để gặp được xác. Đôi khi vì thần thức còn mê, ít tội ít phước mà chưa đủ duyên đi đầu thai lại không ai thờ cúng, vong linh cứ lảng vảng nơi đầu cây ngọn cỏ ngoài đồng hoang mồ vắng, lạnh lẽo đói khác nên báo mộng nhiều lần, thì thân nhân nên cúng cơm canh áo quần cho họ hưởng rồi tụng kinh cho thần thức nương lực của người sống để giải nghiệp mà siêu thoát giúp cho họ được mãng nguyện. Điểm chính của việc này chỉ là phương tiện làm cho an lòng cho người sống, xưa bày nay vẻ; thật ra không có tác dụng đối với người đã chết.đồng thời đối với nhà phật, việc làm ở trên là vì tùy thuận người đời trogn tính ngưỡng dân gian và khẳng định đó là một hủ tục văn hóa dân gian.
Trong một xã hội tiến bộ, điều cần thiết là trên các địa bàn dân cư, phải thực hiện những mếp sống có văn hóa, văn minh, trong cộng đồng. mọi sinh hoạt, không nên là hao tốn tiền bạc, tổn hao công sức của người dân, để dành cho cuộc sống hợp thời, hợp lẽ. việc tang chay là điều cần thiết để nối lên sự quan tâm của xã hội, gai đình dôi với những người đã qua đời, nhất là gìn giữ những truyền thống văn hóa dân gian văn hóa đạo đức của một dân tộc được nổi tiến trên thế giới, không thể bị mai một. Tuy nhiên, những tổ chức lễ tang linh đình, trổi nhạc lễ rườm rà, hủ tục đốt giấy tiền vàng mã, đốt kho lẫm bằng giấy, vật dụng tiêu dung bằng giấy quá lâu, cần xem xét lại và phải hạn chế đến mức độ cần thiết về thời gian tính. Thiết nghĩ, lễ tang nên tổ chức gọn, trong vòng 48 đồng hồ và sẽ phổ biên trong đồng bào Phật tử, nhân dân bá tánh, tinh giảm những hủ tục lễ nghi rườm rà, thực hiện chương trình tạo nên nếp sống có văn hóa, văn minh lành mạnh trên các địa bàn dân cư. |
Cập nhật ( 23/02/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com