Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Vài ý kiến về công tác hoằng pháp (NT Thích Nữ Tịnh Phường)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

VÀI Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP

* Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Phường

Phó Phân ban Đặc trách Ni giới TW Chuyên trách Hoằng pháp.

          Hoằng pháp là một ngành có thể nói đi đầu trong tất cả các ngành công tác Phật sự  khác, bởi lẽ chúng ta mang tính chất đặc thù “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”,  đây chính là bổn hoài của người Xuất gia kế thừa đạo nghiệp của chư Phật, chư Tổ. nhưng muốn làm tốt công tác Hoằng pháp phải có con người, có khả năng Hoằng pháp, am tường Kinh, Luật, Luận, có giới đức, Tâm đức và Tuệ đức, có kinh nghiệm tu tập của bản thân, nghĩa là khi giảng về pháp môn nào thì bản thân của giảng sư phải có sự hành trì và những thành tựu ít nhiều trong sự nghiệp tu tập của pháp môn đó và nhất là phải có tinh thần cầu tiến, không ngại khó nhọc gian lao. Ngày nay, xã hội văn minh kỷ thuật khoa học tân tiến, Tăng Ni trẻ theo đó cũng đã hòa nhập vào xã hội trang bị nhiều kiến thức khoa học, kỹ thuật, ngoài kiến thức Phật học để chuẩn bị dấn thân vào con đường phục vụ.

Bên cạnh đó, sự có mặt của các lớp Phật học gia giáo, Phật học Hàm thụ, lớp giáo lý hàng tuần, khóa tu “Một ngày an lạc”, chương trình “Ánh sáng Phật pháp”, những buổi tọa đàm, những hội thuyết giảng cho đến những vần thơ khúc hát, những vở tuồng trên sân khấu có nội dung lồng ghép giáo lý nhân quả, cách sống mang tính nhân bản  cùng nhiều kinh sách, băng từ, phim ảnh, đĩa giảng pháp của chư tôn đức phát hành khắp nơi đã giúp cho kiến thức Phật học của người Phật tử hiện nay được nâng cao rất nhiều, hướng con người đến dần với chân – thiện – mỹ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành hoằng pháp nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

          Quy luật tất yếu của xã hội là tre tàn măng mọc, nhưng măng có mọc tốt và phát triển lâu dài hay không còn tùy thuộc vào khả năng của người chăm sóc. Thời gian qua Ban Hoằng pháp tuy đã tạo một lực lượng giảng sư hùng hậu nhưng chưa tạo được môi trường hoạt động cho họ nhất là đối với chư Ni dấn thân vào đời hóa độ cũng như đứng trên pháp tòa giảng Phật pháp. Hình ảnh chư Ni còn hiếm hoi, một số khác thì chưa có cơ hội tham gia vào các tổ chức của Giáo hội.

          Nhiều vị Ni trẻ đang học hoặc đã tốt nghiệp Phật học lẫn Thế  học với nhiều bằng cấp khác như tin học, ngoại ngữ… nhưng dường như họ không có mục đích rõ ràng, họ lúng túng, bi quan và không đủ tự tin  để vươn tới sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, thượng cầu hạ hóa. Vì vậy, họ sống không có định hướng… Hoặc tìm cách đi du học nước này nước khác mà chưa biết về đâu. Giờ đây các tỉnh thành trong cả nước điều có Phân ban Đặc trách Ni giới, Chư tôn đức Ni trong Phân ban Đặc trách Ni giới là những cánh chim đầu đàn, cần gần giũ chư Ni nhiều hơn và  và có kế hoạch kết nối và sử dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chư ni phát huy khả năng sáng tạo và đạo hạnh của mình, không nên đối sử phân biệt theo tình cảm cá nhân hoặc tông phái.

Để tăng cường đội ngũ giảng sư hiện nay, Ban Hoằng pháp tỉnh thành cần rà soát lại số lượng chư Ni đã tốt nghiệp các lớp Cao – Trung Cấp giảng sư, Học viện Phật giáo Việt Nam, Cao – Trung Cấp Phật học của Thành phố, cũng như chư Ni đang Hoằng pháp tại tỉnh thành để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và phân bố giảng dạy tại các đạo tràng có nhu cầu.

          Thống kê số lượng những nơi đã mở đạo tràng tu tập và những nơi chưa có điều kiện mở đạo tàng, phân bố giảng sư xuống tận nơi để tổ chức mở mang đạo tràng niệm Phật, thọ bát Quan Trai, Thiền tập, khóa tu Phật thất cho Phật tử tham gia tu học, để có sự đồng nhất trong việc hướng dẫn tại các đạo tràng. Ban Hoằng pháp Phân ban Đặc trách Ni giới các tỉnh thành phải sinh hoạt thường xuyên hàng tháng, nhằm xây dựng kế hoạch xây dựng kế hoạch hoạt động của tháng của quí và cả năm. Ít nhất 1 năm 2 lần, Ban Hoằng pháp phải tập trung để thảo luận và chọn đề tài chung cho mỗi tháng, mỗi quí, Chư Ni các tỉnh Thành phải đoàn kết và hỗ trợ chư tôn đức Ni cùng chung lo phát triển ngôi nhà Phật pháp.

          Để hỗ trợ Phân ban Đặc trách Ni giới làm tốt nhiệm vụ Hoằng pháp, Giáo hội cần có quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện dễ dàng cho chư Ni đi giảng pháp ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao nguyên, dân tộc thiểu số và có những buổi họp định kỳ để các trưởng, Phó BHP Phân ban Đặc trách Ni giới có thể đề bạc ý kiến, trao đổi kinh nghiệm, hoặc những thông tin cần thiết. Một giáo trình Hoằng pháp thật cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng, từng lứa tuổi, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, với nội dung sinh động Hoằng pháp được nhịp nhàng và đồng bộ.

          Chư Ni tốt nghiệp các lớp Cao – Trung giảng sư, Học viện Phật giáo Việt Nam, Cao – Trung Phật học của Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi về địa phương cần lên hệ với Phân ban Đặc trách Ni giới TW và các tỉnh thành để cấc phân ban có kế hoạch xắp xếp cơ cấu vào các tiểu Ban của Phân Ban, để thực hiện sứ mạng cao cả của mình.

          Hòa mình vào không khí đổi mới, đi lên của Phật giáo nói chung và của Ni giới nói riêng, con đường Hoằng pháp còn có nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức. Với tâm nguyện đoàn kết xây dựng và phát triển ngôi nhà Phật pháp, chúng con mạo muội  trình bày một vài ý kiến  trong bài tham luận của mình, nếu có điều gì chưa chính xác hoặc chưa phù hợp, kính ngưỡng quí ngài từ bi lượng thứ chỉ dạy cho. Trước khi dứt lời chúng con kính chúc chư tôn giáo phẩm pháp thể khinh an, các vị đại biểu vô lượng an lạc.

Kính chúc hội thảo tành công tốt đẹp.

Cập nhật ( 18/03/2011 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Bất ly giữa dân tộc và đạo pháp (Thích Viên Trí)

Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc (Thích Thiện Duyên)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 1.648
  • 2.190
  • 199.618

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học