Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Vai trò và vị trí của văn hóa (GS.TS. Tô Ngọc Thanh)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN HÓA – VĂN NGHỆ DÂN GIAN TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC

* GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh

1. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam bao gồm 54 tộc người anh em. Mỗi tộc người đều có nền văn hóa và tiếng nói riêng, phong phú và độc đáo . Tính chất đa thành phần tộc người ghi nhận từ thuở bình minh của đất nước với sự gắn kết của hai nhóm tộc người lớn là Lạc Việt và Âu Việt mà ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là tổ tiên của hai nhóm Việt – Mường và Tày –Thái , chủ nhân của nước Âu Lạc. Do hoàn cảnh lịch sử mỗi tộc người nói riêng và Việt Nam chung, nền văn hóa cổ truyền của phần lớn các tộc người nước ta là văn hóa văn nghệ dân gian. Ở một số ít tộc người có chữ viết Kinh, Tày- Nùng, Dao hoặc Thái – Lào, Khơ Me Nam Bộ, thì cũng chỉ ở người Kinh và một phần nào ở người Chăm mới phát triển thành văn hóa chuyên nghiệp. Ở các tộc khác tuy đã bắt đầu xuất hiện một vài cá nhân nhà tri thức dân tộc, nhưng nhìn tổng thể thì văn hóa văn nghệ dân gian vẫn chiếm tỷ lệ trọng lấn át.

         Ở những tộc này văn hóa dân tộc chỉ gồm một thành phần là văn hóa văn nghệ dân gian. Ngay ở người Kinh thì văn hóa chuyên nghiệp cũng chỉ tồn tại trong tầng lớp nho sỹ, quan lại và triều đình phong kiến, còn trong nông thôn và trong đông đảo nhân dân thì văn hóa văn nghệ  dân gian vẫn là chủ đạo. Vì thế, có thể nói rằng văn hóa văn ngệ dân gian các tộc người Việt Nam là lực lượng chủ yếu  đảm trách nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa tộc người nói riêng và quốc gia nói chung trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc .Vì thế, muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa của mỗi tộc cũng như của cả dân tộc Việt, trước hết và chủ yếu là phải tìm hiểu văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam.

2. Tác giả của văn hóa văn nghệ dân gian là những người nông dân các tộc người Việt Nam, họ sáng tạo ra những hoạt động, nhu cầu chuẩn mực, những giá trị văn hóa văn nghệ dân gian nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển của xã hội đương thời. Vì thế, văn hóa văn nghệ dân gian là thứ văn hóa gắn liền và là thành tố không thể cắt rời của các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đời thường của người nông dân. Văn hóa văn nghệ dân gian là văn hóa của cuộc sống và nằm ngay trong lòng cuộc sống đó. Căn cứ mối quan hệ giữa con người với đối tượng cụ thể, văn hóa văn nghệ dân gian có thể được chia thành những lĩnh vực khác nhau:

+ Văn hóa sản xuất thể hiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên và môi trường sinh thái. Để sản Xuất ra của cải vật chất cung cấp cho sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải tìm hiểu, thích ứng với những đặc điểm của môi trường. Lĩnh vực này bao gồm toàn bộ tri thức về khí hậu, thổ nhưỡng, quần động vật, thảm thực vật, các quy trình sản xuất cây trồng và chăn nuôi.

          + Văn hóa xã hội thể hiện mối quan hệ của con người với cộng đồng mà họ thuộc về. Lĩnh vực này bao gồm toàn bộ những quy định, quy ước, luật tục, luật pháp nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển ổn định của  cộng đồng.

          + Văn hóa sinh hoạt thể hiện mối quan hệ của con người với những nhu cầu sinh học của chính mình.  Chúng ta tìm thấy ở lĩnh vực này những ứng xử của con người  đối với những nhu cầu sinh học như ăn, mặc, ở, ngủ, tắm giặt, tình dục, bài tiết. Văn hóa tâm linh thể hiện mối quan hệ của con người với những điều trông thấy, không sờ mó nhưng được con người tin là có thật và là điều linh thiêng đối với họ. Lĩnh vực này bao gồm những hành động và ứng xử tín ngưỡng, tôn giáo, những quan niệm về cõi sống và chết, về thế giới, về vũ trụ, trời đất…

+ Văn hóa nghệ thuật thể hiện mối quan hệ của con người với cái đẹp. Lĩnh vực này bao gồm toàn bộ sáng tạo văn học nghệ thuật, các văn hóa, các hình trang trí trên trang phục, vật dụng.

          Như vậy, văn hóa nghệ thuật dân gian bao trùm mọi nẻo của cuộc sống làm cho mọi hoạt động, mọi hành xử của con người điều mang hàm lượng văn hóa theo thị hiếu và sắc thái riêng của mỗi tộc người. Hiển nhiên là đối với những tộc người chỉ có văn hóa nghệ thuật dân gian thì văn hóa văn nghệ dân gian đồng nghĩa với văn hóa tộc người.       

Ở nước ta nhân dân sống trong những làng, bản, buôn, pơlây, phum – sóc. Đó là những đơn vị kinh tế – xã hội mang tính tự cung cấp rất cao. Đây cũng là khuôn viên và môi trường cho sự sáng tạo, thực hành, truyền bá và bảo lưu các văn hóa văn nghệ dân gian và vì vậy, làng, bản, buôn, pơlây… trở thành những pháo đài văn hóa dân tộc. Không chỉ một lần kẻ thù xâm lược đã phải công nhận rằng “chúng chỉ quản lý được các trấn, các lỵ sở, còn nơi thôn xóm thì dân vẫn theo luật Việt”

          3. Là sáng tạo của người nông dân, văn hóa văn nghệ dân gian phản ánh những hiểu biết, nguyện vọng, những suy nghĩ và cảm xúc của mình thông qua các biểu tượng, các hoạt động cụ thể. Vì thế, văn hóa văn nghệ dân gian của mỗi dân tộc người chính là bức tranh toàn diện về con người, cuộc sống và lịch sử của tộc người đó. Tuy nhiên, do cùng là người làm nông nghiệp, lại cùng chung số phận lịch sử của đất nước nên văn hóa văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam có những nét chung mang tính Việt Nam. Chẳng hạn, trong văn hóa văn nghệ dân gian của hầu hết các tộc người đều có những ứng xử đối với con trâu . Người Kinh thì coi trâu như bạn.

          “Trâu ơi ta bảo trâu này,

          Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

          Cày cấy vốn nghiệp nông gia,

          Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

          Mặc dầu một số tộc người ở Tây Nguyên  có tục hiến tế trâu, nhưng đấy lại chính là một hành xử tốt đẹp nhất với trâu, coi  trâu như một sinh mệnh quý giá nhất để dâng hiến thần linh. Đó còn chưa kể, theo một số nhà nghiên cứu, trâu có khả năng là vật tổ của một số tộc. Họ hiến tế trâu, đồng thời cho các thành viên nam của cộng đồng ăn gan trâu sống để “tiếp thêm nguồn sinh lực của vật tổ cho con cháu. Còn đồng bào Tày – Thái thì không bao giờ quên lễ thức “cúng vía trâu” (hất khoăn vài hoặc xên khoăn quái) khi bản mở hội Lồng tang đầu xuân. Bởi vì với đồng bào, con trâu không chỉ là bạn đồng hành trong đời sống nông nghiệp, mà ở nhóm địa phương của các tộc này, lễ thức “cúng vía trâu” còn được thực hiện trong lễ tang khi dẫn hồn người chết về với thế giới tổ tiên (đẳm). Những cái chung như thế không thể kể hết được. Tuy là cái chung Việt Nam, nhưng chúng lại được thể hiện theo sắc thái, cách đánh giá và cách biểu tượng hóa  rất khác nhau ở từng văn hóa tộc người. Đó chính là một nền văn hóa thống nhất đa dạng.

          Ngoài ra còn phải kể đến những giá trị độc đáo chỉ có ở văn hóa từng tộc người hay từng nhóm tộc người và ngay trong những giá trị này chúng ta cũng thấy tính thống nhất đa dạng được thể hiện. Chẳng hạn, cả người Tày – Nùng và người Thái đều có hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Then, nhưng lại được thể hiện bằng nội dung và hình thức khác nhau, thậm chí, với những tên gọi khác nhau (Then, Pưt, Mo, Một).

          Trong nội bộ nền văn hóa dân tộc, văn hóa văn nghệ dân gian có mối quan hệ hữu cơ với thành phần văn hóa chuyên nghiệp. Thông thường văn hóa văn nghệ dân gian là cơ sở và tiền đề cho những sáng tạo văn hóa chuyên nghiệp.  Truyện Kiều được viết bằng thể thơ sáu tám nên có thể nói không có thơ sáu tám thì không có Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du. Nhưng khi sử dụng thể thể thơ này, bằng tài năng của mình, cụ Nguyễn Du làm đa dạng hóa các thủ pháp ngôn từ khiến cho thơ sáu tám có  một sức diễn tả mới, phong phú  hơn trước rất nhiều. Qua đó có thể thấy văn hóa văn nghệ dân gian là cơ sở sáng tạo của văn hóa chuyên nghiệp và ngược lại, văn hóa chuyên nghiệp góp phần trau chuốt làm giàu, làm đẹp hơn cho văn hóa văn nghệ dân gian.

          4. Văn hóa văn nghệ dân gian được lưu giữ chủ yếu bằng trí nhớ con người và được lưu truyền bằng phương pháp truyền miệng, truyền nghề, truyền ngón. Do đó, vai trò của các nghệ nhân dân gian rất quan trọng, mang tính quyết định đến sự còn  – mất của văn hóa văn nghệ dân gian. Trên  thực tế, các nghệ nhân là bộ nhớ của toàn bộ lịch sử sáng tạo văn hóa của nhân dân lao động các tộc người Việt Nam. Tôn vinh và tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân có cơ hội truyền dạy lại cho thế hệ trẻ toàn bộ vốn di sản văn hóa mà họ đã từng sáng tạo, thực hành và lưu giữ là trách nhiệm của chúng ta.

          5. Ngày nay, Đảng chủ trương “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Hiển nhiên, văn hóa văn nghệ dân gian phải đóng vai trò nền tảng vì nó là hiện thân; đồng thời là kho lưu trữ toàn bộ tinh hoa văn hóa cổ truyền được ông cha sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử. Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là phải làm hai việc song hành và tương hỗ lẫn nhau. Đó là, một mặt, phải bảo tồn văn hóa cổ truyền vì chúng là chứng nhân của lịch sử sáng tạo văn hóa của nhân dân lao động các tộc người. Mặt khác, thừa kế mọi mặt trong truyền thống ông cha cộng với nhận thức của thời đại, tiếp tục sáng tạo, tiếp nối và bổ sung cho truyền thống và lịch sử; tạo nền tảng cho những sáng tạo đương thời. Nhưng văn hóa luôn là một bộ phận của lịch sử xã hội, đòi hỏi phải vận động theo chiều vận động của xã hội. Điều quan trọng là phải phát triển trên cơ sở thừa kế những giá trị và bản sắc văn hóa cổ truyền, đảm bảo cho truyền thống không bị đứt đoạn. Tính biện chứng của hai nhiệm vụ này là bảo tồn để làm cơ sở thừa kế những giá trị được bảo tồn. Trong hai nhiệm vụ lớn của chúng ta, văn hóa văn nghệ dân gian vừa là đối tượng phải bảo tồn; đồng thời lại là nền tảng để trên cơ sở đó thừa kế và phát triển, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đương đại theo mục tiêu của Đảng.

          Tóm lại, trong quá khứ văn hóa văn nghệ dân gian đã phản ánh cuộc sống Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa của nhân dân các tộc người Việt Nam và chiếm một tỷ trọng lớn trong truyền thống văn hóa chung. Ngày nay, văn hóa văn nghệ dân gian tham gia vào việc xây dựng nền tảng cổ truyền, vừa là thành tố không thể thiếu trong sự vận động của văn hóa nói riêng và của xã hội nói chung nhiệm vụ bảo tồn- phát huy, kế thừa – phát triển gia tài văn hóa văn nghệ dân gian đã và đang được thực hiện tích cự. Tuy nhiên, công việc của chúng ta chưa thấm vào đâu so với vóc dáng của đối tượng. Vì thế, chúng ta cần tiếp tục nhiệm vụ với một tần suất và tốc độ cao hơn.

Cập nhật ( 17/04/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Lễ nhạc Phật giáo trong thời đại mới (TT Thích Lệ Trang)

Đại sư Pháp Đĩnh (Thích Vân Phong)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 584
  • 3.119
  • 189.022

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học