VAI TRÒ HOẰNG PHÁP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI TÂY NGUYÊN
* Thích Minh Đăng Năm 2010 đã qua với nhiều sự kiện lịch sử Phật giáo trong và ngoài nước với nhiều thiên tai lũ lụt, nhiều mất mát hy sinh, nhiều mảnh đời bất hạnh. Cũng không vắng những mưu mô, thủ đoạn, những độc ác hận thù, những giết hại lẫn nhau. Trong bóng đêm vô minh đó, thì ánh sáng Phật Pháp lại sáng tỏ hơn bao giờ hết bởi đạo Phật là đạo của sự thật, cúa ánh sáng khoa học với tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha vì vậy sức cuốn hút với tất cả thành phần trong xã hội rất mạnh mẻ, không phân biệt. Đặc biệt trong thế kỷ, này tinh thần đạo Phật nhập thế với khẩu hiệu Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật được phát huy mạnh mẻ hơn bao giờ hết. Vì vậy mục tiêu của chúng ta là mang ánh sáng Phật pháp đến cho tất cả mọi người bằng mọi phương tiên là nhiệm vụ vô cùng lớn lao, nhưng cũng đầy khó khăn thách thức. Nhất là các vùng sâu vùng xa, những vùng có đồng bào dân tộc anh em sinh sống mà chưa biết đến đạo Phật, nếu có biết thì cũng rất hạn chế và không thể là hạt nhân cho sự phát triển Phật Pháp Đồng bào miền núi nói chung về đời sống vật chất lẫn tinh thần và tâm linh đều vô cùng thiếu thốn. Mặc dù trong những năm gần đây đã có phần được cải thiện. Tuy nhiên đời sống tâm linh vẫn còn nhiều vấn đề. Vì thế trong ba loại bố thí thì hiện tại pháp thí là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Nhu cầu hóa độ đồng bào anh em giúp họ chánh tín, quy ngưỡng Tam Bảo, tu tập Phước Huệ là trách nhiệm vô cùng lớn lao của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Đức Phật đã dạy: “Trí tuệ sanh muôn hạnh lành Ngu si sanh ngàn tội lỗi” Hoằng pháp cho dân tộc ít người là việc phải tiến hành gấp rút. Nhưng Hoằng pháp bằng cách nào là một việc vô cùng nan giải. Bởi Tây nguyên nói chung và Đaklak nói riêng, thì số lượng người đồng bào như Êđê, Mnông, Dao, Thái, Tày, Nùng không đông đảo như người Kinh, nhưng lại ở rải rác khắp nơi trong các vùng sâu, vùng xa, địa lý phức tạp, hiểm trở vì vậy đời sống của đồng bào rất là thiếu thốn về mọi mặt như y tế, trường học điện nước, lương thực nhất là mổi khi giáp hạt hoặc có thiên tai,bảo lụt Những vấn đề trên, đã góp phần làm cho dân trí của họ không cao, đời sống thấp kém. Đảng và Nhà Nước cũng rất quan tâm rất nhiều về vấn đề này và cũng tạo mọi điều kiện về tài chính, kinh tế, nhân lực để giúp đở cho đồng bào vượt khó, nhưng cũng không làm sao đáp ứng được tất cả. Lợi dụng vấn đề này cho nên các tổ chức tôn giáo, xã hôi không chân chính với âm mưu thâm độc đã lợi dụng mọi danh nghĩa từ, từng bước gieo rắc sự bất đồng chia rẻ trong cộng đồng người dân tộc và người dân tộc, người dân tộc với người kinh. Hệ lụy của nó là sự bất an trong xã hội, gây ảnh hưởng đến đời sống của người đồng bào vì bỏ nương, bỏ rẩy không chăm lo lao động sản xuất. Vì vây, đời sống của người đồng bào càng khó khăn thêm. Khi một con người mà đời sống của họ còn thiếu thốn, thì con đường tâm linh Phật Pháp sẽ rất xa với họ Nhưng bằng cách nào để đưa Phật Pháp đến cho nguời đồng bào lại là một chuyện không phải dể dàng. Bởi ngay cả người Kinh khi quy y rồi mà làm sao để cho họ luôn giử vững lòng tin Tam Bảo, tôn kính Phật, giử gìn đạo đức căn bản của người Phật tử là cũng đã khó, không phải ai cũng làm được chưa nói đến sự dấn thân phụng sự Phật Pháp mà không sợ gian nguy, không chấp công. Có những lúc chúng ta vô vùng đồng bào dân tộc để tặng quà bên cạnh chúng ta còn làm công tác bố thí pháp là cho băng đĩa, kinh sách v.v.. thì chúng ta có cảm nhận như vậy là tròn trách nhiệm. Nhưng sự thực, thì không giống như ta nghĩ . Không phải ai cũng xem kinh, đọc sách Phật hay xem băng đĩa mà ta vừa tặng. Không phải họ chê, nhưng sự thực là không phải ai cũng có đầu đĩa, màn hình để xem, không phải ai cũng biết chử phổ thông để đọc. Thậm chí ngay chử của người đồng bào không phải ai cũng đọc được. Nếu có đọc được, thì cũng không hiểu vì có những cái mà người kinh cũng còn chưa hiểu nổi thì làm sao đồng bào hiểu được như vậy sự bố thí pháp của chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp và ánh sáng Phật Pháp vẫn còn xa lắm với người đồng bào dân tộc Trong phạm vi giới hạn của tham luận nên không thể nói được hết. Vì vậy BHP Phật Giáo tỉnh Đaklak chúng con xin mạn phép chư Tôn Đức Tăng Ni và các Đại Biểu đóng góp một số ý kiến mà BHP chúng con đã làm và nhằm phát triển công tác hoằng pháp với đồng bào dân tộc: 1. Phải thực sự thương yêu người đồng bào dân tộc bằng tất cả tình thương của lòng từ bi như lời Phật đã nói cần phải đem ánh sáng Phật Pháp đến với những chúng sinh do thiếu phước mà sinh ra nơi chốn xa xôi. biên địa. Chúng ta phải xem họ như huynh đệ ruột thịt, không phân biệt, chia rẻ. Bởi bản chất của người đồng bào là rất thật thà, nên họ rất mặc cảm nhất là khi đưa họ về chùa trong các dịp lể lớn, nếu chúng ta không quan tâm chăm sóc họ trong những lúc đó, thì họ thực sự rất buồn và không nuốn tới chùa nữa. Vì vậy chúng ta cần tổ chức một đội ngũ Tri Khách nhiệt tâm tại các chùa mổi khi có đồng bào về. Tổ chức chu đáo nơi ăn uống, nghĩ ngơi nếu cần thì người kinh phải nhường chổ cho họ một cách vui vẻ. Ân cần nói chuyện tạo cho họ sự gần gủi mật thiết. Không nên để họ sinh hoạt một nơi, người kinh một nơi. Khi lễ Phật trong chánh điện hoặc nghe thuyết pháp thì nên hướng dẫn họ ngồi lên trên, không nên để họ ngồi phía sau và người kinh dành ngồi phía trước. Khi vào bửa ăn, nên ngồi chung mâm với họ để có sự chăm sóc và tạo môi trường thân thiện. 2. Thiết lập, huấn luyện một lực lượng cư sĩ hoằng pháp với sự dấn thân không mệt mỏi, không chấp công, không vụ lợi vào các nơi mà có đông đảo đồng bào sinh sống để truyền bá đạo pháp, hướng dẫn tu tập cho họ biết lể Phật, tọa thiền, tụng kinh làm công đức. Luôn bám sát các vùng đồng bào dân tộc đã quy y. Thường xuyên đi vào buôn làng ít nhất một tuần một lần, bởi sau khi quy y mà chúng ta không vào buôn làng thường xuyên thì chỉ sau một tháng thậm chí là một tuần thì họ sẽ bỏ chúng ta đi theo đạo khác. Chúng ta cần thấy rỏ rằng các đạo khác họ cũng không thua mình về công tác hoằng pháp có thể nói là hơn hẳn về các phương pháp tiếp cận truyền bá giáo lý, khả năng tài chính. Chỉ có giúp cho đồng bào tu tập và hiểu rỏ giáo lý Phật Pháp thì người đồng bào mới vượt qua được mặc cảm, không bị kẻ xấu mua chuộc làm ảnh hưởng đến lao động sản xuất, tự vươn lên trong cuộc sống tạo ra của cải vật chất không còn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người nửa. 3. Phải tạo điều kiện cho các tu sĩ, cư sĩ học tiếng đồng bào, trang bị trình độ giáo lý Phật pháp sao cho phù hợp với tầm nhận thức của đồng bào không nên nói xa quá, cao quá, khó hiểu. Nên xem lại việc in sách, kinh bằng tiếng dân tộc bởi không phải người dân tộc nào cũng biết chử của họ. Số biết rất ít. Chưa kể là tại Việt 4. Băng đĩa thuyết pháp cho người đồng bào thì cần lựa chọ nội dung cho phù hợp với họ và cần dịch qua tiếng của từng dân tộc, có minh họa hình ảnh cho sinh động. Nếu có thể Ban Hoằng Pháp sẽ sắp sếp lại bài giảng cụ thể đúng trình độ sơ cơ của họ. 5. Nạn phá rừng, giết hại động vật hoang dã là nguồn gốc của thiên tai, bảo lụt, hạn hán mất mùa. Cho nên chúng ta cần dùng Phật Pháp để vận động bà con dân tộc chấm dứt các vấn nạn trên cũng là một hình thức hoằng pháp theo tinh thần từ bi yêu thương của Đức Phật. Đừng để cảnh bà con cứ tiếp tục phá rừng còn chúng ta cứ tiếp tục vận động quyên góp tiền bạc, vật chất đem cho. Thời gian tới đây nếu cây rừng không còn, dẩn đến hạn hán nặng … đến cây lúa không sống nỗi, thì ngay chúng ta cũng khó sống chứ đừng nói đến giúp đỡ cho ai. 6. Nên áp dụng dung hòa yếu tố tập quán phong tục với tín ngưỡng tâm linh. Tiếp cận sinh hoạt để tìm hiểu tập quán, thấy điểm nào gần giống thì phát huy, điểm nào là hủ tục mê tín ta tìm cách hóa giải dần. Chẳng hạn như lập đàn dược sư cầu an đầu năm hoặc chúng ta hướng dẫn thực hiện các nghi lễ tôn giáo cho họ thông qua các lễ ma chay. Bên cạnh đó, nghi lễ cũng là một phương tiện hữu hiệu nhất để đưa Phật giáo vào lòng người ví dụ như lễ Hoằng Thuận là dịp tốt để đưa thuyết giảng về Tam Quy – Ngũ Giới. Muốn vậy phải đào tạo Ban nghi lễ cho các Phật tử đồng bào dân tộc ít người. 7. Xây dựng chùa cho đồng bào dân tộc ít người vùng xâu, vùng xa. 8. Tổ chức các lễ hội văn hóa và Phật giáo để thay thế các lễ hội đâm trâu, ăn cơm mới, bỏ mả… 9. Hoằng pháp kết hợp từ thiện. 10. Phải có sự đồng thuận, giúp đở của các cấp Nhà Nước, Giáo Hội từ Trung Ương đến địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất để các cư sĩ thực hiện công tác hoằng pháp trong đồng bào dân tộc không nên để xảy ra cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hoặc chỉ mang tính phong trào, phô trương chạy theo thành tích mà không có chiều sâu. Chỉ có như vậy thì sự phát triển Phật Pháp trong đồng bào dân tộc mới được mở rộng Người đi bố thí pháp và người nhận bố thí đều được thực hành được lời phật dạy. Nếu chúng ta cùng mang ánh sáng Phật Pháp đến cho đồng bào dân tộc mà qua đó làm cho một cộng đồng người dân tộc sống an vui, chăm lo sản xuất thúc đẩy kinh tế thì hiệu quả hoằng pháp của chúng ta hết sức tốt đẹp. Những số tiền mà nhà nước hàng năm chi vào công tác dân vận người dân tộc là rất lớn nếu không phải lo công việc này nửa thì số tiền đó sẽ được xây dựng trường học, bệnh viện, an sinh xã hội thì trong đó sự góp phần của Phật Giáo là không nhỏ. |
Cập nhật ( 08/04/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com