23/06/2008 |
VAI TRÒ CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH TRONG VIỆC THIẾT LẬP VÀ XÂY DỰNG TRIỀU LÝ “Mái chùa che chở hồn dân tộc Như chúng ta đã biết, đạo Phật du nhập vào Việt Nam với tinh thần nhập thế đến đỉnh cao trào và mạnh mẽ nhất, Phật giáo thực thụ đi vào lòng dân tộc là vào thời đại Lý – Trần và thời cận đại. Bấy giờ, đạo Phật và dân tộc Việt Chính sự tồn vong của quốc gia cũng là sự thịnh suy của phật giáo, nên người tu sĩ và mái chùa là nơi che chở hồn dân tộc cũng là bảo vệ lá cờ Phật giáo, bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc. Điển hình như Thiền sư vạn Hạnh là một chứng nhân hùng hồn cho con người nhập thế của Phật giáo. Ngài đã xây dựng lên một triều đại nhà Lý thật hoàn hảo lẫn cả về mọi mặt. Ngài đã chủ trương đem đạo vào đời nhập trần bất nhiễm, tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên, thực thi tiếng gọi của Thế Tôn: “Này các Tỳ kheo, hãy ra đi! Đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người, đem lại hạnh phúc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời. Hãy đem lại sự tốt đẹp, sự lợi ích, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người. mỗi người hãy đi một ngã. Này các tỳ kheo, hãy hoằng dương chánh pháp hoàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Hoàn hảo cả hai: văn và nghĩa. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, vừa hoàn thiện, vừa trong sạch. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao thâm. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các con đã hoàn tất nhiệm vụ.” [1] “Một hiện tại khôn ngoan bao giờ cũng biết dùng tinh hoa của quá khứ, nâng bước đi hôm nay để vươn tới ngày mai.” [2] Chúng ta là những người đang sống trong một đất nước vốn có bề dày lịch sử với bốn nghìn năm văn hiến, hàng tăng ni muốn “Nhập Thế” một cách hữu hiệu, trước hết chúng ta phải nghiên cứu những mối liên quan của đạo phật với dân tộc, về quá trình phát triển và những tác động của Phật giáo việt nam với tất cả những ưu điểm, khuyết điểm, xuyên qua những trang sử vàng. Từ đó chúng ta mới có ý thức và xác định đúng hướng, đúng mục tiêu lý tưởng về con đường tu đạo và hành đạo của mình, nên ghi nhận những gì đã đạt được trong mấy thế kỷ qua, nhằm vạch ra cho mình mục tiêu hướng đến giác ngộ giải thoát cho tự thân và tha nhân. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là những bản trường ca bất hủ, những trang vàng chói lọi để lại cho con cháu muôn đời, là hành trang cho thế hệ sau tự hào bước tiếp. Nhìn vào những trang vẻ vang ấy của lịch sử dân tộc, tất cả chúng ta đều thừa nhận triều đại nhà Lý là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất của lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy? Chắc chắn là sẽ có nhiều nguyên nhân, ở mỗi góc độ nghiên cứu và phân tích ta lại thấy có những nguyên nhân sâu xa khác nhau. Mặc dù vậy, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của phật giáo trong những thành tựu rực rỡ của triều đại nhà Lý. Bởi đạo phật với dân tộc việt nam thật là sự hòa hợp như bóng với hình, trong tâm hồn dân tộc người việt đã sẳn có mầm mống Phật giáo. Phật giáo đời Lý đã vận dụng mối dung hòa đó mà đưa sự phát triển và chấn hưng văn hóa dân tộc, một thời vàng son của lịch sử Phật giáo. Với ý thức trách nhiệm của hàng hậu học trong tương lai với tư tưởng: “Phát triển đạo pháp và dân tộc” người viết bài thu hoạch cho cuối mùa xuân này cũng xin được hát lên điệp khúc hào hùng lịch sử trong công cuộc phát triển đạo pháp và chấn hưng văn hóa dân tộc của Phật giáo việt nam thời Lý, qua vai trò của Thiền Sư Vạn Hạnh, thời mà các nhà sử học cho là thời vàng son sáng ngời nhất trong sử sách Việt Nam. 1. Tình hình nước Đại Cồ Việt trước triều đại nhà Lý: Sau chiến thắng Bạch Đằng (439) Ngô Quyền và lập ra triều đại nhà Ngô kể từ đây đất nước bước sang thời kỳ độc lập tự chủ, năm năm sau Ngô Quyền mất. các người con của Ngô Quyền không đủ uy lực để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha ( em vợ của Ngô Quyền) đã âm mưu cướp ngôi. Từ đó làm cho nhà nước suy vong nghiêm trọng. Nhân cơ hội đó các lảnh chúa nỗi lên, hình thành các cát cứ. Đất nước rơi vào thế hoản loạn của nhiều tướng lãnh tranh giành sự thống lãnh các cát cứ. đến năm 965, cả nước còn lại 12 thế lực, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Tình hình này khiến đất nước suy yếu, khiến cho các thế lực ngoại bang dòm ngó và can thiệp vào nội bộ của nước ta. Dẹp loạn 12 sứ quân và tái lập nền thống nhất quốc gia trở thành một nhu cầu cấp thiết của đất nước đương thời. Cho nên triều đại nhà Đinh đứng lên để dẹp 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên để dẹp 12 sứ quân, được tôn vinh là Vạn Thắng Vương, cho đến năm 967, loạn 12 sứ quân hoàn toàn bị tiêu diệt. Đất nước thống nhất. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế xưng vương là Đinh Tiên Hoàng, lấy hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị Phúc Hoàng Hành và Đỗ Thích giết chết. Từ khi đó thì nhà Đinh bị suy vong nên nhà lê lên thay, Lê Long Đỉnh ( Lê ngọa triều) . Bỏ bê triều chính làm cho tình hình đất nước ngày càng suy yếu và hổn loạn, các vị vua cuối cùng có sự tha hoá, các quan đại thần cũng bỏ bê triều chính theo. Dưới sự cai trị bạo ác của chế độ Lê Long Đỉnh dân tộc ta bị kéo lê lết, lầm lũi đi xuống vực thẳm, họa nội chiến chực xô đẩy dân tộc xuống đồng lầy, nạn ngoại xâm chực đạp đầu dân tộc xuống bùn đen. Như lời của Đào Cam Mộc tâu với Lý Công Uẩn rằng: "Trong lúc chúa thượng u mê, bạc nhược, làm nhiều điều bất nghĩa, trời chán ghét ông ta thất đức đến nỗi phải mệnh yểu! Con nối dõi còn thơ ấu, chưa thể kham nổi tình thế hết sức khó khăn; mọi việc trong triều chính rối như tơ vò, toàn dân nháo nhác ngóng trông một vị chân chúa ra đời”. [3] Sau thời kỳ loạn lạc suy tàn của ba chế độ pháp trị và bạo trị ngắn ngủi Ngô, Đinh, Lê, tất cả đều phải được làm lại, tất cả đều phải được bắt đầu lại, đó là sứ mạng của thời đại. Trước họa nội chiến, trước nạn ngoại xâm, trước chế độ độc tài, tàn bạo, dân tộc cần được cứu nguy, đất nước cần được quang phục, con người cần được giải phóng. Đó là tiếng kêu, đó là nhật lịnh của lịch sử. Năm 1009, Ngọa Triều chết lúc mới 24 tuổi, điện tiền Lý Công Uẩn lên thay, lập ra nhà Lý. 1.1 Tiểu sử Thiền sư Vạn Hạnh : Vạn Hạnh thiền sư họ Nguyễn, năm sinh không rõ, [4] nhưng theo Lê Mạnh Thát cho rằng, ngài có thể sinh vào năm 932 hay sau đó một thời gian [5]. Ngài là người làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức [6]. Thiếu thời, Ngài rất thông minh, siêu dị, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật Giáo, xem giàu sang xe ngựa không vào đâu. Năm 21 tuổi ông xuất gia, cùng tu học với bạn là thiền sư Định Huệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ, siêng năng ngày đêm. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên thực tập về Tổng trì Tam ma địa, và sau đó hễ nói lời gì đều được thiên hạ cho là sấm. Vua Lê Đại Hành rất sùng kính ông. Năm 980, Hầu Nhân Bửu của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng xâm chiếm việt nam. Vua triệu Vạn Hạnh vào và hỏi nếu đánh thì quân ta thắng hay bại? Ngài tâu: chỉ trong ba, bảy ngày thì giặc tất rút lui. Sau quả nhiên như vậy. Ngài rất giỏi về sấm ngữ và độn số, vua Đại Hành rất tôn kính và thán phục. Năm Thuận Thiên thứ 9 (1018) ngài không đau ốm gì mà thị tịch. Vua Lý Thái Tổ rước ngài lên hỏa đàn rồi thâu hài cốt xây tháp để thờ. Ngài có bài kệ trước khi thị tịch rằng: “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô, Nhậm vận thạnh suy vô bố úy, Thạnh suy như lộ thảo đầu phô”. 1.2 Tiểu sử Lý Thái Tổ (1010 – 1088). Ngài tên húy là Công Uẩn, con nuôi vị sư chùa Cổ Pháp là Lý Khánh Văn, sau thọ giáo với thiền sư Vạn Hạnh, lớn lên ngài theo thiền sư vào Hoa Lư làm quan với nhà Lê đến chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Khi vua nhà Lê mất thì ngài đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán thù nhà Tiền Lê lắm, nên ở trong triều có bọn ông Đào Cam Mộc, cùng với tăng thống Vạn Hạnh lập mưu tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Thái Tổ nhà Lý, đóng đô ở thành Thăng Long (Hà Nội) lấy niên hiệu Thuận Thiên. Lý Thái Tổ trị vì được 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi. [7] 2. Thiền sư Vạn Hạnh khai sáng vương triều Lý. 2.1 Tư tưởng Phật giáo. Vạn Hạnh thiền sư đã làm một cuộc đảo chính êm đẹp, có thể nói là vô tiền khoáng hậu, để đưa vương quyền từ nhà Tiền Lê vào tay nhà Lý và ngài chủ trương dời kinh đô của hai triều đại Đinh Lê từ Hoa Lư lên Thăng Long, rồi từ đó các vua nhà Lý đã thúc đẩy dân tộc đi khá xa trên con đường tiến hóa. Với tư chất thông minh từ nhỏ ngài đã có kiến thức phật học sâu sắc, ngài học khắp Tam giáo. Nghiên cứu cả Bách Luận và chuyên tập pháp Tổng trì Tam ma địa (Dharani Samadhi). Thiền sư còn lại giỏi về khoa độn giáp, nên có khả năng biết trước được mọi việc và được vua Lê Đại Hành tôn kính.. Nhờ vào tư tưởng Phật học khi thiền sư trông thấy Lý Công Uẩn, biết ngay là người quý tướng: “Đứa bé này không phải là người thường, lớn lên có thể giải nguy, gỡ rối làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. 2.2 Tư tưởng yêu nước. Vạn Hạnh đã dấn thân vào những hoạt động chính trị để đem lại những ảnh hưởng tốt đẹp cho nhà Lý. Và, tất cả những vàng son của Phật giáo Việt nam, của Dân tộc Việt nam đều do những bàn tay của các Thiền sư Tóm lại, qua hoạt động của các Thiền sư, nhà Lý đã bắt đầu một giai đoạn tự chủ dân tộc thực sự của lịch sử Việt nam và Vạn Hạnh chính là người gây ý thức hệ dân tộc, đặt nền móng tâm linh của người Việt nam, thể hiện sự ưu liệt của các tính và đặc chất của Phật giáo và Dân tộc Việt nam. Nhưng có điều cần lưu tâm đặc biệt là, dù có dấn thân hay không dấn thân, dù có hoạt động chính trị hay không, các Thiền sư Việt nam bao giờ cũng đem Đạo phụng sự cuộc đời, phụng sự Dân tộc và phụng sự Quốc gia. Lý, Trần là hai triều đại sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo và Dân tộc Việt nam, đã chứng tỏ một cách hùng hồn thế nào là bản sắc của một dân tộc, ý nghĩa sinh tồn của một quốc gia. Điều đó quá rõ ràng, rõ ràng đến nỗi hễ bất cứ ai còn có chút tình đối với quê hương tất phải cảm nghiệm được. Nơi đây, chúng tôi chỉ xét đến khía cạnh sự thành hình của văn hóa Việt nam, công cuộc đặt nền móng tư thái cho người Việt nam của hai triều đại này. Và điều tất nhiên là nền tảng của văn hóa Việt nam là văn hóa Phật giáo. Tất cả đều bị ảnh hưởng của nền văn hóa này, và đây là niềm hãnh diện của Phật giáo Việt nam vì đã cố gắng liên tục, kiên trì làm hậu thuẫn và tự mìh đóng góp một cách tích cực cho nền văn hóa đó. 2.3 Chuẩn bị nhân sự trong cuộc cách mạng Để chuẩn bị cho cuộc cách mạn thành công, Vạn Hạnh đã dùng các phương sách vận động chính trị bằng tuyên truyền một cách chính xác và hữu hiệu, tận dụng hết khả năng và uy tín của mình đối với nhân dân và nhất làbiết liên kết một cách chặt chẽ. Vạn Hạnh lo về mưu lược chỉ đạo, còn Đào Cam Mộc lo thi hành kế sách – vì lúc đó, họ Đào có thể lực binh quyền trong tay. Đào Cam Mộc tự biết phận mình nên không có lòng tham dùng bạo lực chiếm đoạt ngai vàng. Đó là điều quí. Lý Công Uẩn, đã làm quan rất lớn trong triều Tiền Lê, tới chức Tả – Thân – Vệ – Điện – Tiền – Chỉ – Huy – Sứ, là người thừa tư cách và khả năng phục vụ quốc gia. Chính Lý Công Uẩn là vị quan duy nhất ở tại triều, sau khi vua Lê Trung Tôn bị Lê Long Đĩnh hạ sát; còn các quan khác thì sợ sệt chạy tứ tán hết. Chính vì chuẩn bị nhân sự một cách có ý nghĩa là hợp với lòng dân, thuận theo ý trời nên cuộc cách mạng thành công. 3. Cuộc vận động của Thiền sư. Trước khi có cuộc cách mạng năm 1009, Thiền Sư Vạn Hạnh đã đóng một vai trò quan trọng trong triều đình như là cố vấn của nhà vua. Khi quân Tống sang xâm lăng nước ta năm 980, Vua Lê Đại Hành hỏi Thiền Sư nếu đánh thì thắng hay bại, thiền sư trả lời là nội trong ba, bảy ngày thì giặc phải thua chạy. Rồi năm 982, khi quân Chiêm Thành bắt hai sứ giả của ta, Thiền Sư đã khuyên Vua cấp tốc xuất quân Hai việc chính sự kể trên mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã tham dự đều xảy ra dưới thời Vua Lê Đại Hành, là một vị minh quân. Đến thời Lê Long Đỉnh, sử sách không nói gì đến vai trò của Thiền Sư, có lẽ Thiền Sư đã đứng ra cố vấn cho minh quân Lê Đại Hành, nhưng đến thời hôn quân bạo chúa Lê Long Đỉnh, lên ngôi làm những việc bạo ác và dã man, xúc phạm nặng nề đến Phật Giáo như dùng dao róc mía trên đầu các sư, nên Thiền Sư đã rút về ẩn trong bóng tối để âm thầm chuẩn bị một cuộc đại hành hoạt đưa dân tộc đến kỷ nguyên ánh sáng. Chính Thiền Sư Vạn Hạnh là linh hồn của cuộc cách mạng bất bạo động vào năm 1009, Thiền Sư đã âm thầm, kiên trì chuẩn bị và vận động cuộc cách mạng nầy từ lâu. Từ thuở Lý Công Uẩn còn là một chú bé tóc để chỏm đi làm chú tiểu ở Chùa Cổ Pháp, gặp chú tiểu nầy, Thiền Sư bằng tuệ giác đã biết sau nầy chú bé sẽ trở thành một minh quân, một bậc vĩ nhân của dân tộc. Sử chép rằng Lý Công Uẩn là con nuôi của Thiền Sư Lý Khánh Vân, trụ trì Chùa Cổ Pháp và là đệ tử của Thiền Sư Vạn Hạnh từ thuở còn thơ. Bằng sử liệu đơn sơ nầy, ta có thể quả quyết rằng Lý Công Uẩn từ thuở bé đã lọt vào mắt xanh của Thiền Sư Vạn Hạnh và đã được Thiền Sư giáo dục, un đúc, hướng dẫn để trở thành một con người lịch sử, làm tròn sứ mệnh mà dân tộc và đạo pháp đã giao phó. Khi làm như thế, Thiền Sư Vạn Hạnh không phải làm vì Phật Giáo, vì thời đó, qua ba chế độ độc lập Ngô, Đinh, Lê thì Phật Giáo đã là quốc giáo ở Việt Nam, rõ ràng Thiền Sư đã làm là vì dân tộc, vì muốn chuyển hóa xã hội bạo trị thành một xã hội đức trị, biến một Quốc Gia Việt Nam mong manh, suy vi thành một Quốc Gia Việt Nam hùng cường, hưng thịnh. Thiền Sư đã ra tay hành động, vừa là để tránh cho dân tộc khỏi rơi vào vực thẳm, khỏi trầm luân trong đầm lầy và vừa để xây dựng trên đống tro tàn, gạch vụn đổ nát của thời Bắc Thuộc và thời chiến tranh, loạn lạc, độc tài, bạo trị, một lâu đài Việt Nam nguy nga, tráng lệ, một sự nghiệp Việt Nam trường tồn bất tử ngàn năm. Tuy đã âm thầm chuẩn bị và vận động cuộc cách mạng 1009 từ lâu và chuẩn bị trên mọi mặt, từ sự giáo dục bản thân Lý Công Uẩn, biến cậu bé khôi ngô tuấn tú, thông minh khác thường nầy thành một người tài đức vẹn toàn, đồng thời thấm nhuần chánh pháp để có thể trở thành một Quân Vương Bồ Tát, để trị quốc an dân theo chánh pháp, đến sự khai thị nhân tâm, chuẩn bị dư luận quần chúng, tuyên truyền vận động chính trị bằng sấm truyền về vai trò lịch sử tất yếu của Lý Công Uẩn, qua việc thăm dò, móc nối và tổ chức nhân sự để thực hiện cuộc đảo chánh và sau đó là để tiến hành cuộc cách mạng. Trong thời kỳ tiền cách mạng, chính Thiền Sư đã làm tất cả thể theo một kế hoạch dài hạn, với một kỷ thuật siêu việt, nhưng đến khi cách mạng xảy ra thì Thiền Sư không làm gì cả. Người ta không thấy Thiền Sư cầm quyền lãnh đạo. Thiền Sư chỉ ngồi yên, mỉm cười bên chén trà hay lặng lẽ cuốc đất hay đã biến mất vào hư không. Sử ghi lại rằng ngày cuộc cách mạng xảy ra thành công tốt đẹp và Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm Hoàng Đế thì Thiền Sư Vạn Hạnh đang ngồi uống trà ở Chùa Lục Tổ. Thiền Sư đã biết trước việc nầy và nói cho mọi người trong chùa nghe. Họ vội vàng chạy về kinh đô để nghe tin, thì quả đúng như lời Thiền Sư nói. Sử sách và thế gian chỉ ghi rằng Lý Công Uẩn lên làm vua, Đào Cam Mộc dẹp yên các phe phái trong triều đình và quần chúng ủng hộ cuộc cách mạng. Còn Thiền Sư Vạn Hạnh, người như hạc vàng, đã bay vào vô tận, không để lại dấu vết, hình tướng, chỉ để lại hương thơm muôn thuở trong lòng người và lòng dân tộc. Không những đối với cuộc cách mạng năm 1009, và đối vớt tất cả sự nghiệp vĩ đại khác mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã làm như dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, kiến thiết kinh thành Thăng Long, Thiền Sư đều làm với tinh thần vô kỷ, vô công, vô danh và vô hành. Giúp dân dựng nước hay hoằng pháp độ sanh, Thiền Sư đều làm một cách bình dị, tự nhiên như uống trà, cuốc đất, thở ra, thở vào, nằm, ngồi, đi, đứng. 4. Diễn tiến cuộc thay đổi triều đại từ Lê sang Lý Sau khi đã chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt thì diễn tiến của cuộc cách mạng thay đổi từ triều đại Lê sang Lý. Với sự tàn bạo của vua Lê Long Đỉnh, hoang dâm vô độ, tính thích giết người, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt để cho cỏ cháy gần chết; hoặc sai người kép hát, người nước tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn, dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng, người ấy đau đớn kêu gào, thì Thủ Tâm nói đùa rằng: Nó không quen chịu chết. Vua cả cười đi đánh dẹp bắt được thù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên thì ngập nước mà chết, hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao, rồi chặt góc cho cây đổ người rơi xuống chết. Vua thân đến xem lấy làm thích lắm. Từng đi đến sông Ninh, sông ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạn thuyền, đi lại giữa dòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bò lợn muốn làm thịt thì phải tư tay vua cầm dao chọc tiết trước, rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Từng róc mía trên đầu sư Quách Ngang gỉa lỡ tay lưỡi dao trược xuống đầu nhà sư cho chảy máu. Hoặc nhân yến tiệc giết mèo cho các vương ăn, ăn xong lấy đầu mèo dơ lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra trầu, tách sai bọn khôi hài hầu hai bên, vua có nói câu gì thì người nọ người kia nhao nhao pha trò để cười, để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy con Thạch Sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn..v.v… [8] Ngày Quý Sửu, Lý Công Uẩn tự lập làm vua. Trước đấy, ở Hương Duyên Uẩn Châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người làng ấy nhận kỹ dấu xét đánh, có những chữ “Thụ căn diểu diểu. Mộc biểu thanh thanh. Hòa đao mộc lạc. Thập bát tử thành. Đông a nhập địa. dị mộc tái sanh. Chấn cung kiết nhật, Đoài cung ẩn tịnh, lục thất niên gian, Thiên hạ thái bình “ nghĩa là Gốc cây thẳm thẳm, Ngọn cây xanh xanh, Cây hòa đao rụng, Mười tám hạt thành. Cành đông xuống đất, Cây khác lại sanh. Đông mặt trời mọc, Cây sao náu hình. Khoảng sáu bảy năm. Thiên hạ thái bình. Mấy câu này ý nói vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh. Họ Lê mất thì họ Lý nổi lên, thiên tử ở Phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trãi qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình. Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: “Mới rồi tôi trông thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông, là người nhân từ khoan thứ lại được lòng dân chúng, mà binh quyền nắm trong tay, người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai đương nổi nữa! Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông như thế nào. Thật sự là may, muôn năm mới gặp một lần.” Ông Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song, từ đấy cũng lấy thế tự phụ mới nảy ra lòng gấp ghé ngôi vua mà người ta cũng quy phụ. Ngọa Triều từng ăn hột nậm, mới tin lời sấm ngữ, ngẫm tìm người họ Lý giết đi, mà Công Uẩn hầu ở bên cạnh hầu, cũng không biết. Đến khi Ngọa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê, mỗi người đem 500 người binh Tùy Long [9] canh giữ. Khi ấy, chi hậu là Đào Cam Mộc do biết Công Uẩn có ý muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng người hỏi để gợi xem: “mới rồi chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, chưa đáng cán nổi tình thế khó khăn, mọi việc phiền nhiễu, bách thần không ưa, dân chúng ngong ngóng mong tìm chân chúa. Sao ông không nhân lúc này vận dụng mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của Thang Vũ, gần thì xem việc làm của Đinh Lê. Trên thuận lòng trời, dưới theo lòng dân mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì?”. Công Uẩn nghe thấy Cam Mộc nói thế trong bụng thích, nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu kế gì khác, mới giả cách mắng ông rằng: “sao ông lại nói như thế, tôi bắt ông nộp quan”. Cam Mộc ung dung bảo Công Uẩn rằng: “Tôi thấy thì trời việc người như thế, cho nên tôi nói ra câu ấy, nay ông lại muốn cáo giác tôi, thì tôi không phải là người sợ chết.” Công Uẩn nói: “Tôi đâu nỡ cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết, nên răn ông đó thôi.” Hôm khác, Cam Mộc lại bảo Lý Công Uẩn rằng: “người trong nước ai cũng bảo họ Lý sẽ phát, mà lời sấm đó hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che giấu được nữa: chuyển họa làm phúc thì trong buổi mai, buổi hôm. Trong lúc trời cao người theo, ông còn ngần ngại gì nữa?” Công Uẩn nói: “Tôi đã hiểu rõ ý ông cùng với Vạn Hạnh không khác gì. Nếu thực như lời ấy, thì nên tính kế thế nào?” Cam Mộc nói: “Ông là người công minh dung thứ khoan hồng nhân từ, lòng người phụ thuộc. Hiện nay trăm họ khốn khổ, dân không chịu nổi, ông nhân thế lấy ân đức mà vỗ về thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, ai có thể ngăn lại được?” Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ để chậm sinh ra biến mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan ai cũng vui lòng theo cả, ngay ngày hôm ấy đều họp cả ở trong triều bàn nhau rằng: “Hiện nay dân chúng khác lòng, trên dưới lìa ý, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối, mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ [10] bọn ta không nhân lúc này cùng nhau tôn phù thân vệ làm thiên tử, phúc chốc có sảy ra tai biến, chúng ta có thể giữ được đầu không?” Bấy giờ, cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử lên ngôi. Trăm quan đều lại rạp ở dưới sân, ngoài đều hô vang “vạn tuế” vang dậy cả trong triều. Đại xá cho thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận Thiên năm thứ 1. Đốt chài lưới [11], bãi ngục tụng, ban chiếu rằng từ ai có việc tranh kiện nhau, cho đến tâu bày, vua thân giải quyết Bầy tôi, dân tôn hiệu là: Phụng thiên chí lý ứng vận tự tại thánh minh long hiện duệ văn anh vũ sùng nhân quảng hiếu thiên hạ thái bình khâm minh quang thạch chuyên ming vạn bang hiển ứng phù cảm uy chánh phiên man duệ mưu thần trợ thánh trị tắc thiên đạo chính hoàng đế. [12] 5. Dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. 5.1. Lý do dời Đô. “ Ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu tức là ngày 21 tháng 11 năm 1009, được thế lực Phật giáo đứng đầu là nhà sư Vạn Hạnh cùng các triều thần ủng hộ, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Ông thấy Hoa Lư chật hẹp, kinh tế nông công thương còn thấp kém, giao thông vận tải gặp rất nhiều khó khăn, vị trí giao thông của Sông Đáy giảm sút “ không đủ để làm chổ ở của đế vương, muốn dời đô đi nơi khác” [13]. Bởi vậy công việc đầu tiên là dời đô ra Đại Việc dời đô ra Thăng Long là một việc làm có tính chiến lược lâu dài của Vua Lý Thái Tổ, trong việc xây dựng và vảo vệ đất nước. Đọc kỹ văn chiếu dời đô, mới thấy tầm quan trọng của việc làm này. Thiên đô chiếu (遷都詔) là chiếu do vua Lý Thái Tổ tự tay viết và ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư [14] ra thành Đại La [15] Chiếu dời đô này dài đúng 214 chữ.
遷都詔 昔商家至盤庚五遷,周室迨成王三徙。 PHIÊN ÂM : Thiên đô chiếu Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên,
DỊCH : Chiếu dời đô Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô,
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Huy Duy (hiệu đính), Đào Duy Anh (thực hiện), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nxb Văn Hóa – Thông Tin 2. Ngài Mật Thể, Việt Nam Sử Lược, nxb Tôn Gíao, năm 2004. 3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, nxb Văn Học, Cty Phát Hành Hà Nội, năm 1992. 4. Nguyễn Đăng Thục, Phật Giáo Việt Nam, Mặt Đất xb. 1974 5. Thích Mãn Giác, Vạn Hạnh Kẻ Đi Qua Cầu Lịch Sử, nxb Tôn Giáo, năm 2003. 6. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, nxb Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh. 7. Lê Mạnh Thát Lịch Sử Phật Giáo Việt 8. Lê văn Siêu, Ngài Vạn Hạnh và ý thức tự chủ của dân tộc – tư tưởng, số 6, 7 – Viện Đại học Vạn Hạnh, 1972. 9. Minh Chi, Tính Chất Thống Nhất Của Phật Giáo Dưới Thời Lý – Trần, Học Viện Phật Giáo Việt Nam, 2001. 10. Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992 11. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt 12. Trần Ngọc Thêm, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, nxb Giáo Dục, 1998. 13. Hoàng Thiệu Khang, Tuổi Trẻ Thẩm Mỹ, nxb Trẻ, 1987. 14. Đặng Thai Mai, Mấy Điều Tâm Đắc Về Một Thời Đại Văn Học, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977. 15. Nguyễn Khắc Thuần, Đại Cương Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam, nxb Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh, 2002. 16. Nguyễn Khắc Thuần, Nước Đại Việt Thời Lý – Trần, nxb Thanh Niên, 2002. 17. Các Tạp chí, Nguyệt San, Báo Giác Ngộ… Thích nữ Diệu Thuận |
Cập nhật ( 12/07/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com