04/06/2008 |
VAI TRÒ CỦA SƯ NGUYỆT CHIẾU TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN NAM BỘ
* Tiến sĩ Trần Diễm Thúy Sư Nguyệt Chiếu tên thật là Lưu Hữu Phước, người Bạc Liêu, người nổi tiếng học giỏi chữ Hán từ năm lên 10 tuổi và trở thành huyền thoại trong giới tăng ni Phật tử cũng như trong giới văn nghệ sĩ cổ truyền đất Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh Bạc Liêu. Nói về sự hình thành và phát triển Nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ, có lẽ cũng cần nhìn nhận lại một số giá trị liên quan. Sự tồn tại từ giữa thế kỷ thứ I của trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã chứng tỏ sự hiện diện của Phật giáo ở nước ta từ rất sớm. Câu chuyện về Chữ Đồng Tử với nhân vật Phật Quang huyền diệu có lẽ còn là một sự minh chứng sớm hơn nữa về sự có mặt của Phật giáo ở nước ta. Vì nhiều lý do tự nhiên thuận lợi mà Giáo hội Phật giáo Việt Vậy, nhạc lễ Phật giáo có xuất hiện cùng với Phật giáo ở Việt Thông thường, bất kỳ tôn giáo nào cũng có ít nhiều những hình thức nghi lễ suy tôn thần linh. Từ những tôn giáo nguyên thủy sơ khai cho đến nay, nghi lễ luôn gắn liền với tính nhạc. Vậy, tính nhạc có đi ngược lại với giáo điều nhà Phật không? Thưa không, âm nhạc luôn trong sạch vì nó giúp con người dễ tiếp nhận những ý tưởng, tình cảm mà Phật giáo muốn truyền dạy cho con người, hơn thế nữa, nó làm tăng thêm tính uy nghiêm chứ không làm giảm đi tính trang nghiêm vốn cần có của nghi lễ. Chính vì vậy mà nhạc lễ tồn tại trong Phật giáo Việt Nhạc lễ tồn tại trong hành đạo Phật giáo có chức năng gì? Thứ nhất, nhạc lễ như chiếc cầu nối tâm linh giữa con người với thế giới của Đức Phật. Nhiệm vụ lớn nhất của Phật giáo là an ủi và dạy con người hướng thiện. Con người Việt Về màu sắc của nhạc lễ Việt Nam, có nhiều nghiên cứu tôn giáo đã chứng minh rằng, nhạc lễ Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng Trung Quốc và có màu sắc chan hòa Nho – Phật – Đạo. Nhưng khi đến vùng đất Nam Bộ, do những điều kiện tự nhiên mới hình thành của vùng đất mới mà nhạc lễ ở Nam Bộ có những chuyển biến mới mà chính Sư Nguyệt Chiếu là người đã dày công khai phá, sưu tầm, sáng tạo, lưu truyền và truyền dạy lễ nhạc cổ truyền Nam Bộ. Nam Bộ vốn là vùng đất mới mà con người vốn từ nhiều vùng đất khác đến đây tụ họp. Tính cách phóng khóang, cỡi mở, đời sống tình cảm, sống chân thành,…gần gũi, thân thiện,…đã khiến Nhạc lễ Nam Bộ có những nét khác biệt. Ta biết rằng, như một số loại hình nghệ thuật khác, nhạc lễ tồn tại dưới hình thức đôi khi phức hợp gồm nhiều nghi thức, dòng nhạc, dòng diễn. Khác với nhạc lễ trong các tôn giáo tín ngưỡng khác, nhạc lễ trong Phật giáo dùng âm thanh nhạc điệu hơn là dùng lời ca, nói cách khác, là một loại thanh nhạc mà khí nhạc là để phụ họa cho lời tán tụng. Đó đồng thời cũng là điểm khác biệt giữa lễ nhạc và đờn ca tài tử sau này. Song song với việc sưu tầm, hiệu đính, góp nhặt và sáng tạo lại những bản nhạc, điệu nhạc lễ truyền thống, Sư Nguyệt Chiếu đã tạo nên những âm sắc mới phù hợp với hoàn cảnh mới, tâm tình của con người ở vùng đất mới (có thể kể cả yếu tố thiên nhiên, môi trường cảnh quan, hoàn cảnh cộng cư, sự phức hợp về văn hóa và cả điều kiện dung hợp văn hóa nữa) mà nhạc lễ của Sư Nguyệt Chiếu đóng góp vào kho tàng nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ có những nét đặc thù: vừa bảo vệ được những yếu tố truyền thống, vừa phát huy tính ưu việt của dòng nhạc dân gian vào dòng nhạc lễ cổ điển, khiến nó vừa thoát khỏi sự gò bó, khô cứng vốn có của nhạc lễ cố điển (tồn tại ở Bắc Bộ), vừa chan hòa nhạc lễ cung đình Huế vốn là “gốc” ban đầu của nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ, tạo ra những âm sắc mới mang tính nghệ thuật cao, hài hòa và chứa chan tình người, thấm nhuần đạo hạnh. Phải nhìn nhận tính sáng tạo ở Sư Nguyệt Chiếu là rất cao khi người đã làm cho nhạc lễ phương Nhạc lễ Phật giáo ở Nam bộ có phần nào thích nghi với hoàn cảnh sống mới, thể hiện khá đậm nét trong các hình thức tán, tụng mang màu sắc gần gũi với dân gian Nam bộ, lời ca tình cảm của con người Nam bộ, mà nói như Giáo sư Trần Văn Khê là “mang tính tổng hợp cao”, “dung hòa hai thái cực trong tình cảm con người”. Sư Nguyệt Chiếu là một trong nhừng thiền sư ở Nhạc lễ Phật giáo gồm bốn bộ phận chính: Ai nhạc khiến lòng người buồn thương; Hòa nhạc khiến tâm hồn thư thái, Quân nhạc kích thích lòng tự hào, hào khí nơi con người vì nghĩa lớn và Thánh nhạc giúp con người dịu lại trong thanh tịnh. Cho nên có thể nói, lễ nhạc là sự liên thông giữa đạo và đời, lễ nhạc khiến lòng người thương cảm, thanh tịnh. Chính âm điệu thiền vị, hay nhạc khúc trần hùng của nhạc lễ đã có tác động chuyển hóa tâm trí, an tâm thần, trị liệu thâm tâm, giúp con người an nhàn, thịnh lạc. Bởi vậy, Phật giáo Việt Người Nam Bộ vốn rất yêu thích âm nhạc, sự lưu giữ lại được các văn bản nhạc lễ cổ truyền có ý nghĩa to lớn trong vịêc tạo ra những sáng tác mới do đó có thể nói Sư Nguyệt Chiếu không chỉ có công lao sưu tầm mà có công lao rất quý báu cho việc hiệu đính và đặc biệt là sáng tạo các giai điệu mới vừa kế tục được dòng nhạc lễ cổ truyền của cả nước vừa góp phần tôn vinh thêm các yếu tố nhạc lễ mới phù hợp với tâm hồn tính cách, tư tưởng, tình cảm của con người Nam Bộ. Có thể nói, nếu không có sự tiếp nối kịp thời của Sư Nguyệt Chiếu thì không hiểu nhạc lễ Nam Bộ sẽ khó khăn thế nào trong sự kế truyền hay chấp nhận sự đứt đọan? Nhạc lễ Nam Bộ chủ yếu là Tán – Tụng. Có ý kiến cho rằng, nhạc lễ thế kỷ thứ 17, 18 mang âm hưởng hát bội còn nhạc lễ ở thế kỷ 20 mang âm hưỡng của cải lương. Điều đó sẽ không có gì khó hiểu nếu như ta hiểu về vai trò của nhà sư trong việc góp phần phát triển thể loại đờn ca tài tử Nam Bộ mà Bạc Liêu là chiếc nôi của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Chính Sư Nguyệt Chiếu trong một lần hội ngộ cùng với Nhạc Khị đã đặt tên cho bản “Dạ cổ hòai lang” của Cao Văn Lầu khi mà người Thầy của ông (Nhạc Khị) hỏi ý kiến. Cho đến nay, “Dạ cổ hoài lang” đã là tên gọi quen thuộc của một bản trong dòng nhạc tài tử phương Tóm lại, Sư Nguyệt Chiếu đã có công lớn trong việc duy trì, thừa kế, phát triển nhạc lễ phương – Nhạc lễ Nam Bộ là sự kế tục nhạc lễ Việt Nam, đặc biệt có nguồn gốc từ ca nhạc cung đình Huế nhưng có lối cách tân, bắt nhịp hòa với dòng nhạc dân gian Nam Bộ tạo nên những âm sắc, nhịp điệu riêng khiến nó da diết hơn, phù hợp với tâm hồn con người vùng đất mới. – Phần lễ trong nhạc lễ ít bị gò bó, cứng nhắc và có tính cổ kính hơn so với nhạc lễ nơi khác nhưng vẫn trang nghiêm mà tình cảm, nên dễ đi vào lòng người hơn, do đó, tăng tính thuyết phục hơn. – Phần nhạc thì có lúc nhặt lúc khoan, vừa giống với âm hưởng dân ca Nam Bộ, vừa hợp với thể thức nhạc Tán (tán thiền, tán dẫn, tán trạo… giống điệu thức chèo ghe Nam Bộ, hợp với Tụng khiến nhạc lễ Nam buồn nhưng không bi lụy, vui nhưng hướng đến thanh nhàn trong tâm hồn con người. Như vậy, qua Sư Nguyệt Chiếu, nhạc lễ thực sự là phương tiện hoằng pháp, là phương tiện hành đạo cho Phật gần hơn với chúng sinh, an ủi và cải hóa nhân gian, do đó tỉnh Hội Phật Giáo Bạc Liêu nên có hướng kế tục và phát triển sự nghiệp Sư Nguyệt Chiếu, ví dụ, mỡ lớp truyền dạy nhạc lễ, in ấn tác phẩm về nhạc lễ… Các cơ quan hữu trách địa phương cần có những biện pháp tích cực hữu hiệu cho việc kế thứa và phát huy vốn văn hóa văn nghệ cổ truyền độc đáo này. Trước mắt, việc ghi nhận những đóng góp to lớn của Sư Nguyệt Chiếu bằng việc phổ biến sư nghiệp của người như hội thảo hôm nay và việc đặt tên đường Sư Nguyệt Chiếu là một việc đáng cần làm, nên làm ngay. |
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com