VAI TRÒ CỦA PHẬT TỬ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC * Thiện Thông Cư sĩ là một trong những tứ chúng của đức Phật có nhiệm vụ hộ trì Tam bảo xương minh Phật pháp giáo hội muốn có một đội ngủ như vậy và phát triển bền vững cần có số đông, số nhiều phật tử thuần thành nắm vững giáo lý biết cách áp dụng huyền xảo vào cuộc sống và có tinh thần gắn bó với ngôi già lam trụ xứ của mình ảnh hưởng sâu rộng nếp sống đúng chánh pháp. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên khoa học và hạt nhân nguyên tử vật chất đang làm chủ toàn cầu chỉ cần một cái bấm phím hoặc nhắt chuột chúng ta có thể biết mọi thông tin trên hành tinh nầy. Chuyện mà thế kỷ trước người ta còn tưởng như trong mơ mỗi giai đoạn con người phải thích nghi với cuộc sống cùng thay đổi mỗi tùy lúc thùy nơi. Vậy chúng ta tìm hiểu xem trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay vai trò của người con Phật phải làm gì? Sống như thế nào để phù hợp?. Đạo Phật hiện hữu cùng nhân loại trên 25 thế kỷ. Riêng ở Việt Nam đạo Phật ăn sâu vào lòng người, thấm sâu vào lòng dân tộc giáo lý của Đức Phật dạy con người tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn và cuối cùng là thoát sanh tử luân hồi. Ngài là một hoàng tử xứ Ấn thời bấy giờ sống trong đầy đủ lâu đài điện ngọc thích nghi cho cả bốn mùa nào là: Cung phi, mỹ nữ ngày đêm ca múa, trước cảnh tưng bừng nhộn nhịp của hoàng cung Ngài không đắm mình trong thế giới vui sướng đó mà còn sáng suốt tỉnh giác để thấy rằng đó không phải là chân ý sự thật của cuộc đời, sống không phải bon chen hơn thua danh lợi mà sự thật của cuộc đời là cảnh sanh, già, bệnh, chết. Nếu con người còn sống trong dục vọng, đam mê thì mãi mãi là lữ khách trong màn đêm dày đặc nhận chân được sự hải hùng của luân hồi sinh tử. Ngài đã từ bỏ hết tất cả cái phù hoa giã tạm hiện có để tìm ra chân lý vì thái tử không nghĩ cho riêng mình mà thao thức làm sao để cho nhân loại cần thoát ra bể khổ trầm luân giải thoát sinh tử. Tư tưởng tiến bộ vượt bạc của Ngài: “Không có giái cấp trong dòng máu đỏ và nước mắt cùng mặn”, mãi cho đến ngày nay, con người khoa học vân xdang tìm cầu học hỏi tư tưởng đó. Chúng ta đang sống và mang nhiều thị kiến khác nhau. Mang nhiều phân biệt, cố chấp, bè phái, chủng tộc, địa phương,… Vì vậy chính chúng ta đã tạo ra nhiều mâu thuẩn và phi lý trong xã hội loài người. Người con Phật. Chúng ta thừa nhận lời dạy của Đức Từ Phụ là Chân Thiện Mỹ. Đời sống của Ngài là một tấm gương mà thế giới nhân loại đang noi theo. Vì vậy vai trò của Phật tử trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chúng ta phải nhận biết: Gia đình và xã hội!? Trong xã hội: Chúng ta sống trong một đất nước đầy khổ đau vì ngoại bang xâm lấn. Vết thương chiến tranh còn hằn sâu vết sẹo. Nhưng chúng ta đã xóa bỏ hận thù: “Lấy ân báo oán sẽ tiêu tan, lấy oán báo oán oán sẽ chất chồng” Trong phấn đấu vươn lên, chúng ta phải đương đầu với bao cám dỗ: Tiền tài, danh vọng. Đó là sợi dây vô hình, nhưng đã ràng buộc chúng ta thật chặt. Để rồi, nếu không có lập trường kiên định. Chúng ta sẽ bị nhận chìm trong khổ đâu và tham vọng hiện đời. Khi sa chân, lỡ bước chẳng những chúng ta là gánh nặng trong gia đình, làm khổ người thân mà con cái là những người gần gũi và thân thương nhất. Người Phật tử phải có “Bi Trí Dũng”. Tự lợi và lợi tha. Luôn nhớ câu: “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm” coi đó là phương châm xử thế. Trong gia đình: Đối với con cái. Người Phật tử chúng ta phải luôn quan tâm sát cánh với nhà trường để cùng thầy cô chủ nhiệm hướng dẫn giúp trẻ thực hiện “Lục hòa cộng trụ” để trở thành con ngoan trò giỏi, là những công dân hữu dụng sau nầy (Công cha nghĩa mẹ ơn thầy, con ngoan trò giỏi ơn nầy chớ quên). Chẳng những “Tự lợi”. Người Phật tử còn phải “Lợi tha” đến những hoàn cảnh cơ nhỡ, những mảnh đời bất hạnh trong cô nhi viện, những trẻ cơ nhỡ đường phố… Gia đình là tế bào của xã hội. Người ta đặc niềm tin và hy vọng ở gia đình, vì đó là cơ cấu căn bản của xã hội. Là người con Phật với lý tưởng phải chọn: Bổn phận làm người và học đạo giải thoát. Chúng ta không thể làm ngơ, mà không áp dụng những yếu chỉ có cách nhân bản giáo dục như giàu lòng khoan dung, sống cuộc sống giản dị – Ý chí tự lực tự cường để giáo dục, sửa đổi huấn luyện con cái chúng ta. Mỗi Phật tử trong mỗi gia đình đều ý thức cao tròn việc giáo dục con cái, xã hội sẽ bớt đi gánh nặng. Ngày nay, trong đà phát triển của nhân loại. Đời sống vật chất được áp dụng đầy đủ, nhưng thiếu vắng một nền đạo lý nhân bản để làm chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn con người: Có đủ trầm tỉnh và tự tin…Khỏi bị cuốn hút vào những cơn lốc của thời đại gây nên những thảm kịch, mà báo chí hằng ngày đã đề cập. Chúng ta không thể vô tâm, khi mà những đứa trẻ phạm pháp ngày càng nhiều, những con em đáng thương đó, đang chạy lạc vào vòng tay lêu lỏng của bạn bè chúng. Để chúng ta thấy rằng sự uốn nắn một con người, thật có quá nhiều phức tạp. Đòi hỏi người Phật tử chúng ta phải kiên trì, nhẫn nhục khoan dung và độ lượng. Tóm lại: Trong một xã hội phát triển và hội nhập, yêu cầu của cuộc sống ngày càng cao, đa dạng và phức tạp. Thì vai trò của người Phật tử cũng phải đa năng, để thích nghi vào cuộc sống, mà không bị đồng hóa bởi những chất nhưng không để bị lệ thuộc hoàn toàn vào những tiện nghi, tự biến mình thành công cụ của chúng. Để hiểu biết Phật pháp, nhận định sâu sắc về chân giá trị đạo đức trong nền tảng giáo lý của Đức Phật đem an lạc, hạnh phúc cho vạn loài chúng sanh với phương châm: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”. Con kiến nghị với Ban trị sự với giáo hội thường xuyên thuyết giảng giáo lý cho quý Phật tử, đem ca từ Phật pháp phổ nhạc để gần gủi và bớt cô đọng cho Phật tử trẻ. Mở các lớp giáo lý căn bản đến nâng cao để Phật tử hiểu chân thật về giáo lý Phật Đà, kết hợp với các lớp tu cần mở các trại hè, giúp các Phật tử trẻ có nơi thư giản lành mạnh. Thường xuyên mời các vị giảng sư trong và ngoài tỉnh luân phiên đến thuyết giảng, kết hợp với các công tác từ thiện trên tinh thần từ bi vô ngã. Kịp thời khen thưởng quý Phật tử có thành tích tốt trong tu học, trong cuộc sống và cống hiến cho Tam bảo. Các kinh tụng phải được Việt dịch để Phật tử dễ hiểu, các nghi lễ khóa tụng phải đơn giản nhưng phải thật trang nghiêm, khi tụng phải hòa âm nhịp nhàng thống nhất, các trại hè cần phải được mở ra và kết hợp chặt chẽ với các trụ trì nhất là ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất chỗ ăn nghĩ cho các trại sinh phải chu đáo nhưng không quá tốn, với kế hoạch truyền thừa Phật pháp lâu dài, ở mỗi trụ xứ phải Phật hóa gia đình và tăng ni ở trụ xứ đó phải là rường cột kim chỉ nam, để Phật tử noi theo, xứng đáng là đạo của ông bà, là đạo của từ bi trí tuệ, mỗi Phật tử khi xa quê hương nơi chôn nhau cắt rốn họ nhớ mãi cái vị ngọt của nồi kiểm, cái vị mặn của chao chùa, hồi chuông ngân nhè nhẹ và khói hương trầm lan tỏa vào trong tâm thức để cuộc sống với cái – Chân – thiện – mỹ, dù cho cuộc đời đầy bôn ba cám dỗ, qua bao trăng trầm của thế cuộc Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc, mong rằng Phật pháp mãi cửu trụ ta bà, khắp đất nước nhờ sự chí thành hoằng pháp lợi sanh của các bậc sứ giả Như Lai. |
Cập nhật ( 30/04/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com