VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOẰNG PHÁP TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY * Thích Minh Thiện Ban Hoằng pháp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Tông chỉ Phật giáo là chuyển mê khai ngộ mà bổn phận và trách nhiệm của một Tăng sĩ giảng sư luôn hoan hỷ đón nhận và trợ duyên cho bất cứ ai ngưỡng mộ đến đức tin, xây dựng đức tin trên nền tảng của Phật giáo. Gieo trồng chủng tử Bồ đề, hướng dẫn con người trở về cội nguồn chân, thiện, mỹ. Đem hạnh phúc và an lành cho chúng sanh. Sẳn sàng dấn thân vào việc giúp đời, đáp ứng nhu cầu hiện hữu, hầu thắp sáng niềm hy vọng lớn lao và ước mơ chính đáng của chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã đặc niềm tin tưởng ở chúng ta ngành hoằng pháp của giáo hội. Kể từ khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, Ngài bắt đầu chuyển bánh xe pháp và từ đó trở đi chánh pháp được đức Phật và các thánh đệ tử tuyên thuyết, kế sau là các vị tổ sư, chính vì vậy mà Phật pháp trường tồn tại thế gian này hơn 25 thế kỷ nay. Hoằng pháp là vấn đề hết sức quan trọng, có thể nói đó là bao trùm mọi mặt hoạt động của Đạo pháp, của Giáo hội. Trong lịch sử Phật giáo trải qua nhiều thăng trầm, có lúc tưởng chừng như chánh pháp bị tắt lụn đi, nhưng nhờ năng lực hoằng pháp vĩ đại của các bậc tiền bối như: Thế Thấn, Vô Trước, Mã Minh, Long Thọ, La Thập, Huyền Trang… Việt Hiện tại chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, có lẽ đó chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong sứ mệnh hoằng pháp. Trong cuộc sống tùy hoàn cảnh, theo từng địa phương làm sao cho phù hợp với thực tế, hầu bước vào thế kỷ mới. Phật pháp vốn nhiệm mầu cao thâm, mà tâm trí của chúng ta quả thật vô cùng giới hạn, sự nghiệp tu tập chưa là bao, làm sao chúng ta có thể thành tựu được chiều sâu của kinh nghiệm trên con đường hóa duyên hoằng pháp. Do đó, bao giờ ở tận đâu thì hình ảnh và đức hạnh hòa nhập vào kinh nghiệm hoằng pháp của chư tôn thiền đức, tuyệt nhiên sẽ là ánh sáng soi đường cho chúng ta tiến bước. Trước hết chúng ta hãy xác định rõ ràng vai trò của sự nghiệp hoằng pháp là vận dụng những kiến thức sâu sắc về giáo lý của đạo Phật, để phát huy tinh thần trong sáng qua những lời dạy của Ngài, hầu đáp ứng những nguyện vọng thiết tha của tín đồ Phật tử và ứng dụng những lời dạy đó vào bản thân để nâng cao sinh hoạt đời sống hằng ngày, tạo ra sinh khí an vui, hạnh phúc cho nhân loại. Đó chính là nhiệm vụ của hoằng pháp. Chúng ta nhận chân rằng, muốn phát huy những gì trong quá trình hoằng pháp ứng dụng chân lý muôn đời của đạo Phật, trong cuộc truy tìm hạnh phúc cho con người, phải tư duy thế nào để cho hành động của đời không còn đi theo lối mòn của một số sai lầm. Đức Phật đã nhập diệt hơn 25 thế kỷ, nhưng mô hình, kiểu mẫu của Phật luôn khế lý, khế cơ trong mọi tình huống. Tuy nhiên sức sống của đạo Phật trường tồn mãnh liệt và hiện hữu sáng ngời theo dòng thời gian biến chuyển. Chính vì vậy, là người hoằng pháp chúng ta cũng phải đi theo con đường đó. Đức Phật đã dạy rằng mọi người đều có khả năng chuyển hóa thành Phật, tức là đỉnh cao của trí huệ và đạo đức. Nhưng lâu nay cúng ta đã tự đánh mất đi khả năng quý ấy. Vì vậy, tu theo đạo Phật là chúng ta phải làm chủ lấy mình, tự lành mạnh hóa thân tâm, thực hiện an ổn thân tâm. Nếu đi vào giáo hóa chúng sanh, thường nghĩ chúng ta không thể sống một mình, vậy khi hành đạo nên tiến xa hơn nữa là tinh hóa xã hội, tức con người và ế giới con người. Phần mình phải lo xong phần tự giác, tức là tự học hành đủ phươngtiện, dùng nhiều phương pháp để nâng cao hiểu biết con người, khiến họ ý thức được điều nên làm và điều không nên làm. Trên tinh thần ấy phải có sự sáng tạo, phải có kinh nghiệm tùy theo tình hình địa phương, tư tưởng ta phát triển kịp thời với hoàn cảnh hiện tại, áp dụng trong cuộc sống chúng ta, hiểu ý của Phật, thực tế phải hoàn toàn phù hợp thì ta không tồn tại, ta dồn hết mọi nổ lực nâng cao trình độ hiểu biết cao nhất, trí tuệ là sự nghiệp trong đời ta, mọi sự vật trên cuộc đời đều là phương tiện sống, từ đó mà gở mình ra mọi sự khổ đâu. Sống có ý nghĩa lớn lao cho đời mình chính là sống bằng hiểu biết, làm thế nào để Phật pháp cửu trụ, Nếu phù hợp thực tế là phát triển phải tùy người, tùy chỗ, tùy thời. Khi đi vào cuộc đời, tùy hoàn cảnh khác nhau mà sinh hoạt lợi ích, có tính kế thừa sáng tạo. Để thực hiện một cách thiết thực cần phải kết hợp tăng sự, là sự thu nhận, tiếp độ, giáo dục, là đào tạo, hoằng pháp, là truyền bá chánh pháp phải đồng bộ, phải liên kết uyển chuyển, sinh động khéo léo, thực tiễn mới tạo được sinh khí, xây dựng và bảo vệ trường tồn. Vì hoằng pháp là tiếng nói của Đức Phật, cho nên cần phải xuyên suốt mọi lúc, làm thế nào để lợi ích ch mọi tầng lớp Phật rử đạt hiệu quả, năng động xả thân vì đạo, nâng cao trình độ, cần phải có năng khiếu chuyên môn cách ứng xử theo sinh hoạt Phật sự của các tự viện. Giảng sư là người truyền đạt giáo lý đến với tất cả thính chúng tùymỗi giai đoạn tiến bộ của con người mà giảng sư phải đáp ứng nhu cầu của họ. Nhất là bước sang thế kỷ XXI, một kỷ nguyên mà khoa học kỷ thuật đã đạt đến đỉnh cao không thể tưởng tượng nổi. Kinh tế vật chất là đối tượng cho con người đuổi bắt và sẽ xảy ra mãnh liệt hơn. Đó là mối hiểm họa gây ra đạo đức xuống cấp trầm trọng. Người giảng sư ứng dụng giảng dạy giáo lý Phật Đà như thế nào cho phù hợp và có tác dụng đến quần chúng nhân dân. Từ ý nghĩa đó, người giảng sư phải luôn trao dồi giới, định, tuệ học, tư duy sáng tạo phương cách trình bày sáng tỏ và dễ hiểu. Muốn có kết quả tốt về vấn đề kiến thức và đạo hạnh của một giảng sư thì mỗi tỉnh thành cũng như Đoàn giảng sư Ban Hoằng pháp tỉnh phải thường xuyên họp mặt trao đổi kinh nghiệm và có sự ràng buộc trọng trách trong hoằng pháp đối với từng vị giảng sư. Và chúng con trộm nghĩ, sứ mạng của người xuất gia là tiên phong mang ngọn đèn chánh pháp. Vị đó phải thuyết pháp cho mọi người h,thức tỉnh những ai đang ngủ, vị đó phải chấn chỉnh các ý tưởng sai trái, đưa các quan kiến đúng pháp, vị đó đừng chờ người đến với mình mà mình phải đi khắp nơi để hành pháp, dù có khó khăn gian khổ.
Muốn trở thành một giảng sư, vị Sa môn đó phải có đôi chân dẻo dai, ung dung tiến bước trên nến nhẫn nhục, phải ôn hòa không lập dị hay ưa ngang bướng, phải thường xuyên nghĩ đến sắc thái vô tự tánh của các pháp. Tránh tư niệm về các pháp như cái này tốt, cái kia xấu, không để mình vướng kẹt vào bất cứ sự kiện nào, Hãy hướng về mọi người với lòng từ bi vô lượng, lần lượt nói pháp cho bất cứ ai có kiên nhẫn thâm tình. Noi gương đức Phật, truyền bá chánh pháp không chỉ bằng ngôn ngữ (khẩu giáo) mà chứng tỏ bằng cuộc sống của thân mình (thân giáo).
Theo các nhà khoa học phán đoán trên thế giới thì họ cho rằng thế kỷ thứ XXI là thế kỷ văn minh tinh thần. Như vậy, một mặt Dân tộc Việt
1. Ban hoằng pháp hoằng pháp kết hợp ban hướng dẫn Cư sĩ soạn thảo giáo án, giáo trình Phật học trước một năm để chư tôn đức giảng sư đến hướng dẫn. Vì Phật tử ở những vùng sâu vùng xa không gần gũi chư tôn đức, phương tiện tiếp xúc với báo Giác ngộ lại khó khăn.
2. Ban hoằng pháp Trung ương cũng như Ban hoằng pháp tỉnh phải có một đội ngũ giảng sư trẻ được đào tạo ngoài kiến thức chuyên môn (nội minh cần có thêm kiến thức phổ thông và nên chú trọng chất lượng hơn bằng cấp. Nghĩa là giảng sư phải có kiến thức và đạo hạnh.
3. Nên truyền đạt tinh thần Phật pháp cho thế hệ trẻ ngay từ buổi thiếu nhi. Ông bà ta thường nói “Dạy con từ thưở lên ba”. Đó là điều chúng ta cần đáng chú ý. Việc chuyển hướng tinh thần cho các em thiếu nhi có tác dụng nhất là những mẩu truyện đạo. Chúng ta làm thế nào để minh họa các truyện đạo thành truyện tranh để cho các em thêm sự thích thú, đồng vận dụng được các giác quang của các em vào nội dung của truyện, và chúng ta nên có tờ báo dành riêng cho thiếu nhi Phật tử.
4. Vấn đề hoằng pháp chúng ta không nên hạn cuộc trong vùng đô thị mà cần phải kịp thời mở rộng và đáp ứng đến những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người. Ngành hoằng pháp nên có bộ phận nghiên cứu Dân tộc và bồi dưỡng cho các giảng sư kiến thức Dân tộc học để chuyển hiện Phật pháp đến các vùng nói trên.
5. Giáo hội nên xin nhà nước cho được truyền thanh, truyền hình các thời giảng ngắn trên hệ thống thông tin đại chúng. Việc này không những có lợi cho đạo pháp mà còn có lợi cho đất nước, cho xã hội nhân loại. Hiện nay một số nước tiên tiến trên thế giới đã có chương trình này.
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, sự kiện và vai trò của Ban hoằng pháp hết sức quan trọng. Ở đây đã hình thành một đội ngũ tăng ni giảng sư trẻ, mang đầy nhiệt huyết, năng nổ với tinh thần kế thừa, sáng tạo, hiến thân cho công cuộc hoằng pháp. Nhưng thành công hay không vẫn còn phụ thuộc vào sự giúp đỡ quan tâm của
|
Cập nhật ( 17/07/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com