VÀI SUY NGHĨ VỀ HOẰNG PHÁP VỚI TỪ THIỆN XÃ HỘI * Thích Nữ Hạnh Trí Năm 1923, năm Dân Quốc thứ nhất, trong một bài diễn văn tại đại học Sư phạm Nam Kinh, ông Âu Dương Cánh Vô – một học giả nổi tiếng đương thời đã xác định ý nghĩa và quan điểm đúng đắn của Phật giáo là: “Phật pháp không phải là tôn giáo, chẳng phải là triết học, mà là nhu cầu tất yếu của thời đại. Đồng với ý niệm này, Albert Einstein (1879 – 1955), một khoa học gia vĩ đại của TK20, đã nói về tính khoa học của Phật giáo như sau:” Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. Và nếu có bất cứ một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của nền khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo vậy”. Rõ ràng, Phật pháp là nền giáo dục chí thiện, viên mãn nhất mà đức Phật muốn chỉ dạy trực tiếp cho mọi chúng sanh trong pháp giới này. Nền giáo dục ấy nhằm giải quyết đời sống của con người và môi trường sống của con người. Nói cách khác, chúng ta phải giáo dục song phương, đồng bộ cả nếp sống chánh báo (bản thân con người) và y báo (môi trường sống xã hội), sao cho có văn minh, tiến bộ trong vấn đề cơm áo, nhà ở, thuốc thang, và giáo dục. Giáo dục có chân chính thì xã hội mới thuần lương, nhân tài mới xuất chúng. Đạo Phật có cả một hệ thống giáo dục đồ sộ, đa dạng, phong phú và nhiệm mầu như: Ngũ giới, thập thiện, nhân quả – nghiệp báo, tứ vô lượng tâm, (từ, bi, hỷ, xả,). Đó chính là nền tảng cho một xã hội văn minh, chan hòa sự cảm thông và thương mến, và đó cũng chính là phương thuốc giáo hóa nhân loại rất nhiệm mầu. Và theo con, muốn đưa đạo Phật vào đời, thì hoạt động từ thiện xã hội là khả thi nhất. Trong lời nguyện thứ mười một, Đức Phật Dược Sư đã phát nguyện rằng: “Nếu có chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn mà phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ no đủ và sau mới đem các pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn” (Kinh Dược Sư). Và trong “Nhị thập nan”, đức Phật dạy rằng: “Bần cùng học đạo nan”, nghĩa là nghèo khổ quá cũng khó học đạo. Thực tế cho thấy, hoàn cảnh sống tác động không nhỏ đến đời sống tâm linh của con ngời. Nếu rơi vào hoàn cảnh túng thiếu bức bách, thì con người chỉ nghĩ đến cơm, áo, gạo, tiền; bấy giờ những giá trị đạo đức, nhân bản…sẽ chỉ là những xa xỉ phẩm đối với họ. Còn nói đến việc thăng hoa đời sống tâm linh để “siêu phàm nhập thánh”. Từ đó cho thấy, do nhu cầu cấp thiết “có thực mới vực được đạo”nên tài thí phải đi đầu. Hiện nay, hầu như tất cả các chùa đều có hoạt động từ thiện, mà phương tiện hoạt động cũng ất rộng rãi như: đi cứu trợ đồng bào bị bão lụt, đi cứu trợ đồng bào miền núi hoặc vùng sâu vùng xa; mở tuệ tĩnh đường; mở phòng thuốc y học dân tộc khám và phát thuốc cho dân nghèo; mở lớp học tình thương, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật; và cũng không ít chùa thành lập bếp cơm từ thiện ở các bệnh viện… Cho đến nay, công tác từ thiện của Phật giáo đã hoạt động tích cực, có nhiều thành quả cao, thể hiện vai trò lớn mạnh của mình trong tiến trình phát triển của đất nước, làm giảm thiểu gánh nặng của xã hội, ích nước, lợi nhà, tốt đạo đẹp đời. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ “nhường cơm sẽ áo, lá lành đùm lá rách”, thì công việc từ thiện của chúng ta đem lại lợi ích cho bản thân đối tượng không nhiều, và chưa đúng với tinh thần bố thí của Phật giáo. Vì pháp bố thí theo Phật giáo có ba: Tài thí, pháp thí và vô úy thí; trong pháp thí thắng mọi thí. Nương vào hoạt động từ thiện để thực hành hoằng pháp thí cũng có nghĩa là đưa giáo lý Phật giáo vào đời, nhằm bổ sung và cao đẹp hóa nền giáo dục Việt Nam và thế giới hiện nay. Sự cải tạo của xã hội chỉ là một cái sắc trong toàn thể giáo lý của đức Phật. Sự cỉa tạo xã hội chỉ có thể là một thành quả của sự cải tạo con người. Tình hình suy thoái đọa đức trong xã hội hiện nay, bình tĩnh khách quan mà nhận xét thì phải nói là nghiêm trọng, đến mức có người vô phương cứu chữa. Đức Phật đã truyền lại cho chúng ta một bức thông điệp đầy ý nghĩa và cao quý. Ngài nhấn mạnh điều căn bản mà con người cần ghi nhớ là “sự quan trọng của vấn đề phát triển đạo đức này bao gồm trong sự thọ trì năm giới cấm của Phật dạy: 1- không sát sanh, 2- không trộm cắp, 3- không tà dâm, 4- không nói dối, 5- không dùng các chất gây nghiện. Sự thực hành rất cần thiết. Như nền đất cần được dọn sạch trước khi muốn xây cất những vật liệu mới. Tánh xấu cần được diệt trừ trước khi muốn tánh tốt có thể thực hiện. Sự cải đổi năm tánh xấu này sẽ hướng dẫn con người thành nhân vật đạo đức, trở nên một công dân toàn hảo của xã hội. Bởi vì, con người thành nhân vật đạo đức, trở nên một công dân toàn hảo của xã hội. Bởi vì, con người là căn bản của xã hội, nên hành động của con người sẽ chi phối tất cả màu sắc đời sống cá nhân và xã hội. Nghĩa là tùy theo sự hoạt động của “con người” mà xã hội chuyển biến, hoặc là tiến bộ hoặc là suy thoái vậy. Chỉ trong năm giới thôi, nếu cá nhân hoặc gia đình ấy có an lạc hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, tin yêu thuận thảo. Nếu mọi người trong xã hội ứng dụng triệt để năm giới của người Phật tử tại gia thì xã hội ấy sẽ văn minh, chan hòa sự cảm thông và thương yêu. Hiện nay, nhìn vào xã hội ta thấy: có tình trạng cướp giựt gây án mạng cá vụ phạm pháp ở lứa tuổi thanh niên ngày càng nhiều và lan rộng. Về văn hóa, thì nạn mãi dâm, cờ bạc, rượu chè tràn lan, văn hóa đồi trụy tràn ngập thị trường… không thể kể xiết. Trước tình hình ấy, đố chiếu với năm điều giới của đạo đức Phật giáo thì chúng ta thấy rõ ràng chính yếu của năm điều giới ấy là những cái cần thiết để ngăn chặn dòng thác lũ phi đạo đức, duy trì và củng cố nền tảng của đạo đức nhân loại và dân tộc. Yêu cầu của năm giới ấy cũng sẽ là cơ sở để chúng ta xây dựng nền đạo đức xã hội hiện thời. Vậy thì, mỗi người Việt Nam phải sống, làm việc và hưởng thụ đúng theo năm nguyên tắc đạo đức nhân bản của đạo Phật. Đó là: 1- Phải tôn trọng sự sống và quyền sống căn bản của mỗi người trên bình diện giới không sát sanh để giữa mình và người đều chung sống, chung hưởng một nếp sống hòa bình và chấm dứt mọi hình thức mâu thuẩn, xung đột. Với con mắt trí tuệ, đạo Phật thấy sự sống tồn tại khắp mọi nơi và có nhiều dạng. Con người chỉ là một dạng sống bên cạnh nhiều dạng sống khác. Gây thiệt hại cho mọi dạng sống đều phải trả giá nặng hay nhẹ, ít hoặc nhiều. 2- Phải tôn trọng quyền sở hữu và tài sản của mỗi người, không tham lam trạm quyền, đều dựa trên cơ sở không trộm cắp. Nghĩa là, có sống, có làm việc, và có lợi nhuận công bằng, hợp tình hợp lý. 3- Phải có nếp sống hôn nhân yêu thương và quí trọng lẫn nhau trên tiêu chuẩn bình đẳng. Nghĩa là, phải ăn ở thủy chung tới đầu bạc răng long, không ngoại tình trên giới diều không tà dâm, trên tinh thần độc thuê chớ không đa thuê. Chỉ như vậy thì mới có một nếp sống ấm êm và hạnh phúc; vì thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. 4- Phải tôn trọng tự do phát biểu những lời nói có tinh thần xây dựng và hòa cảm, lợi mình lợi người. Theo giới cấm của Phật, thì chúng ta không nói bậy, không nói thô bạo trước mặt hoặc sau lưng, nhằm thể hiện thân tâm và ngôn ngữ của chúng ta đều trong sáng, lịch ựử và có văn hóa giáo dục. 5- Không nên dùng rượu chè, ăn chơi bừa bãi và cũng không được dùng những chất gây nghiện làm mê mờ trí tuệ, có thể làm bằng hoại và một cuộc đời của giới thanh thiếu niên nam nữ, có ảnh hưởng tiêu cực và suy yếu tới khắp mặt đời sống của dân tộc Việt Nam đương tiến bộ vươn lên, để xứng đáng với truyền thống cao đẹp của nòi giống Tiên Rồng, yêu nước, anh hùng và văn minh tiến bộ. Tóm lại, hình thức sinh hoạt của đời người, (xin nhớ là gồm cả con người), theo Phật pháp có hai chiều: sinh hoạt suôi dòng theo dục vọng và bản năng mà không một chút có sự chỉ huy nào của lương tâm và lương tri, thì đó chính là tất cả nguyên nhân của sự phá sản sự sinh tồn của con người. Ngược lại, sống một cuộc sống có ý thức biết tự nghĩ đến hạnh phúc của mình và nghĩ đến hạnh phúc chung, thì đó là sự sinh hoạt đúng với nguyên lý của nó. Sống theo chiều thứ nhất, thì dầu có dán nhãn hiệu Phật tử vào đời mình cũng vẫn là người thế gian. Còn sống theo chiều thứ hai, biết đem Phật pháp hoán cải sự sinh hoạt, thì sống như vậy mới được gọi là một cư sĩ tu tại gia. Cho nên, khi làm một người cư sĩ tu tại gia, là ta đã làm một cuộc tái sinh cho đời ta, rẽ hai đời ta ra, từ bỏ cuộc đời xuôi dòng mông muội, bước vào cuộc sống có lý tưởng và chân thật và hữu ích. Với lợi ích của năm điều giới Phật chế đối với đời sống của con người là không nhỏ như thế, thì người hoằng pháp với hoạt động từ thiện xã hội phải bằng mọi cách phổ cập trong quần chúng nhân dân. Và phải làm sao cho họ thẩm thấu được để ứng dụng triệt để trong cuộc sống đời thường của mình. Bởi vì, năm điều giới ấy là căn bản làm thềm thang cho sự tu tập của con người, để từng bước siêu phàm nhập thánh. Có như thế, thì hai chữ từ thiện mới đầy đủ ý nghĩa của nó. |
Cập nhật ( 02/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com