Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Vài nét vế văn học dân gian Khmer Nam bộ (Châu Phát)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN KHMER NAM BỘ

* Châu Phát       

Nói đến văn học dân tộc Khmer Nam bộ, người ta thường liên tưởng ngay tới một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú, biểu hiện ở sự có mặt khá đầy đủ của các thể loại, phản ánh việc sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Khmer như:

– Rương bô – ral (truyện thần thoại)

– Rương p’riêng (truyện cổ tích)

– Sô – phia – xách (tục ngữ)

– Piếk bon – đăm (câu đối)

– Kom – nap (thơ ca)

– Kắ – tế – lốk (ngụ ngôn) v…v…

Người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long dùng văn xuôi chủ yếu để kể truyện. Có 2 thể loại truyện kể bằng văn xuôi: Rương bô-ral: (truyện thần thoại) và (Rương P’rêng) (truyện cổ tích).

Điều đáng lưu ý là Rương P’rêng (truyện cổ tích) không chỉ gồm có những tích truyện về thân phận con người trong cuộc sống hàng ngày, với những nhân vật thường là thú vật (con thỏ, con hổ, trâu, gà, cáo, v..v…) mà người Khmer Nam bộ còn xếp vào Rương P’rêng kể cả những tích truyện về Đức Phật Thích Ca hay liên quan đến đạo Phật, ít nhiều mang ý nghĩa hoằng giáo. Từ những đặc điểm như thế, những truyện kể ít nhiều mang tính chất bình dân hay dân gian.

Rương bô-ral: Loại truyện thần thoại thuộc kho truyện cổ được chép trong sách xắ-tra (sách chép trên lá Thốt nốt, ghi lại về truyện cổ tích, trò chơi, cúng tế v…v…) nay được sao chép lại bằng sách giấy gọn tốt hơn (đa số nhà chùa lưu giữ bảo tồn kỷ lưởng). Đây là khối lượng truyện lớn, nội dung nói về lý, thông qua các truyện ngụ ngôn, truyện kể sự tích các thần, sử thi (Ream-kê)…

Các truyện được thể hiện bằng lối truyền khẩu hoặc qua các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc trên tường hay các công trình khác trên chùa (như: tháp, Sa-la, tăng xá, cổng chùa…). Có thể nói, mỗi biểu tượng ở chùa, mỗi lễ tết hàng năm của người Khmer đều chứa đựng một sự tích thần kỳ, tác động sâu xa đến tinh thần của dân chúng.

Ví dụ: tượng “đầu thần 4 mặt” thường đặt trên đỉnh ngọn tháp ở chùa có liên quan đến một truyện thần thoại gần với một nghi lễ quan trọng của tết Chôl-Chnăm-Thmây trong đó có lễ tiết rước Ma ha Săng K’ran vào ngày đầu của tết Chôl-Chnăm-Thmây (vào năm mới). Đại ý câu truyện nói đến trí thông minh của hoàng tử Thom-ma-bal nhân danh con người có bản lĩnh đã chiến thắng vị thần tối thượng Ma-ha P’rum đại diện cho lực lượng siêu nhiên “vĩnh cửu” sự khẳng định chiến thắng, niềm vinh quang dành cho con người đã làm cho ngày Tết của đồng bào dân tộc Khmer mang đậm ý nghĩa nhân văn – xã hội sâu sắc. Lễ rước (là hình thức) đầu thần bốn mặt Ma-ha-P’rum (hiện người Khmer lấy Ma-ha-Săng Kran “Đại lịch hoặc Phật lịch” tượng trưng đầu thần 4 mặt) kẻ chiến bại được cử hành lễ vào ngày đầu năm của tết chính là mang nội dung mừng chiến thắng của nhân dân, của con người. Vì vậy, tết Chôl Chnăm Thmây còn mang ý nghĩa kỷ niệm mừng chiến thắng thường niên của người Khmer. Và về mặt nào đó huyền thoại còn phản ánh cuộc đấu tranh dai dẳng bằng cả trí, lực với thiên nhiên và các lực lượng huyền bí của người Khmer.                                                                                                            

Trong xã hội Khmer đồng bằng sông Cửu Long, các thể loại văn học mà đồng bào ưa thích nhất là loại văn xuôi truyện kể Rương P’riêng (truyện cổ tích).

Rương P’riêng: Loại truyện cổ tích này bao giờ cũng phong phú về số lượng, giàu về đề tài, nhưng tựu trung có 2 khối lớn:

Một là: Truyện nói về đạo Phật, đạo Bà La – Môn hay về những nhân vật quen thuộc như ông vua, bà Chúa v..v…

Hai là: Truyện phản ánh thế sự: Gắn liền với địa phương mang tính bản địa, xác thực hoặc gắn chặt với cuộc đấu tranh diễn ra trong xã hội giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên.

Người Khmer (Nhà văn) phân loại truyện kể trên ra như sau:

     – Rương rao: Truyện cổ nói chung

     – Rương Sắth-Bắk-Xây: Truyện có nhân vật là cầm thú

     – Rương P’rêng: Truyện kể về thú vật và con người.

     –Rương Báp-Pắ-Kăm: Truyện cổ về tội lỗi (có ma quỷ và thần tiên)

Đáng chú ý và có khối lượng lớn phải kể là loại truyện ngụ ngôn (Kắ tế lốp), truyện nói về thú vật và Truyện cười.

Truyện ngụ ngôn phát triển cũng dễ hiểu vì Phật giáo có nguyên tắc truyền thống là dùng lối kể truyện cổ theo phương pháp ẩn dụ để giảng đạo thay cho lối giảng nguyên lý khô khan, tức là dùng hình tượng văn học cụ thể thay cho khái niệm triết lý trừu tượng, vừa hấp dẫn, vừa phù hợp với đối tượng cần truyền đạt là người bình dân.

Con Thỏ có riêng một cốt truyện dài, vì con Thỏ đối với người Khmer được coi là con vật tinh khôn, đã từng biểu lộ lòng hy sinh tuyệt đối cho Phật giáo. Ngoài ra Thỏ đã từng là một kiếp hoá thân của Đức Phật.

Truyện cười không chỉ hấp dẫn đối với bà con Khmer mà bao giờ nó cũng tạo nên niềm thích thú kéo dài và thường xuyên đối với người nông dân của mọi dân tộc trên trái đất. Truyện cười của con người Khmer gây được tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, khi cần châm biếm những thói hư tật xấu ở đời, khi thì thầm đã kích bọn quan lại, nhà giàu về thói đạo đức giả. Truyện cười Khmer là một trong những thể loại truyện phong phú nhất và tập trung tiêu biểu là hàng loạt truyện móc xích nhau của một nhân vật như Thô-Minh-Chi (tương tự như nhân vật Trạng Quỳnh của người Việt). Bằng sự thông minh hóm hỉnh. Thô-Minh-Chi làm cho bọn quan lại, nhà giàu đau đầu và đem đến cho dân chúng những nụ cười thoải mái. Ngoài ra còn có truyện về nhân vật A-Lêu (tương tự nhân vật Cuội của người Việt) cũng thuộc loại này. Truyện cười đã phản ánh được cuộc đấu tranh một cách mạnh mẽ và cũng biểu hiện được trí thông minh và óc tưởng tượng phong phú của nhân dân.

 

Trong xã hội Khmer đồng bằng sông Cửu Long có một thể loại văn học mà đồng bào ưa thích không kém lối văn kể truyện đó là Kom – Nap (vần, thơ). Nó đích thực là thơ ca dân gian và rất hấp dẫn đối với người Khmer có thể nói trong cuộc sống hằng ngày mọi sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc anh em nhất là nông dân Khmer, thường tỏ tình thơ ca trong trường hợp có cảm xúc hay ứng xử vào dịp phù hợp có liên quan đến các thời điểm diễn ra sự việc. Thể loại văn vần trong khối Kom – Nap xin được điểm qua mấy thể loại mang tính phổ biến như:

* Châm-riêng (ca hát) là lời ca gắn với làn điệu dân ca, dù là dân ca trữ tình chung chung châm riêng pro-chia prây (bài hát mọi người ưa thích) hay các dạng dân ca mang sắc thái riêng như hát:

A – day đôi nam nữ vừa hát vừa múa đối đáp nhau (lời văn vần) thông thường nữ hát đặt vấn đề đưa ra câu hỏi hoặc câu đố nam hát đáp lại bằng lời giải thích nói lên ý nghĩa dễ hiểu và lời hát mở đầu bao giờ cũng là câu trêu ghẹo, trào phúng, hài hước tạo tiếng cười vui nhộn và sảng khoái phù hợp với đối tượng mang tính đại chúng, đặc biệt là giới trẻ thanh niên rất khoái và thích, chẳng hạn có lời hát như: (trích lời trêu ghẹo trào phúng)

+ Nữ hát chọc tức Nam:

              Người gì mắt lé mắt lương

              Càm ngang giống ếch ểnh ương buồn sầu

              Bụng to no cỏ giống trâu

              Tóc xoăn chí rận đầy đầu vì dơ

– Châm riêng Chà-Pây (bài ca đàn dây) có nghĩa là bài ca có tiếng đàn (chà pây) đệm (1 người vừa hát, vừa đàn), khác với A-day đôi nam nữ vừa hát, vừa múa với nội dung bài hát, nữ đặt vấn đề nam trả lời, ngược lại Châm – riêng Chà – pây một người vừa đàn vừa hát với nội dung thường là hát kể truyện cổ, xưa (bằng văn vần) với lối hát đàn này đa số là giới trung niên và các cụ già thích hơn, các cụ có thể ngồi chẫm chệ nghe đàn hát cả buổi mà không biết mệt mõi.

– Bớth Ch’riêng (bài dân ca)

Văn vần trong dăn ca Khmer bao giờ cũng phong phú, đa dạng và rất nhiều đề tài sinh hoạt

–Hát dịp lễ hội, phong tục như: Trong đám cưới cũng lắm bài hát. Ngày xưa khi đưa chú rể đến nhà cô dâu, mọi người hát một bài để tiễn có tên là Đâm Rây Plúk Tôl đại ý như sau:

              Con voi một ngà                      Đến gần càng to

              Nàng ơi đừng lo                       Đó là voi anh

Khi đến nhà đàn gái thì có bài hát Ch’riêng bớt rô bon (hát mở rào) Ch’riêng bốs kăn Têl(hát quét chiếu) v.v…

– Hát trữ tình và sinh hoạt: Lọai hát trtữ tình, sinh hoạt của người Khmer cũng như các dân tộc khác, thường chiếm số lượng bài lớn trong dân ca Ch’riêng Che châng (điệu hát hoa tình) được đa số nam nữ thanh niên Khmer đặc biệt ưa thích. Thí dụ:

              C’ro pơ kh’nong tức bon minh xâu hean chắp

              Cro pơ ngóp xrắp bo chắp ôi ôl plem

(Cá Sấu dưới nước anh không dám bắt

Cá Sấu chết ngắt anh bắt cho em ngay)

Ngoài ra có những khúc hát ngắn gọn, giai điệu đẹp, lời chất phác, ca ngợi thiên nhiên, bộc lộ tình yêu lao động và quê hương.

Như: Bờ Neang bốc x’râu còm chôil kòn tốc

         Kòn tốc túc chinh chăm ch’ruốc lốk bal lui dang ngey

(Nếu nàng đâm lúa (xây giã) xin đừng bỏ cám

Cám để nuôi heo bán được tiền dễ dàng)

Văn học dân gian của người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long là một kho tàng phong phú vô cùng quí giá. Một số được lưu truyền trong dân gian qua con đường truyền khẩu, số khác được lưu giữ trong sách  Sắ-tra ở các chùa Khmer. Ngoài thể loại văn học được kể ở phần đầu (Rương Prêng, rương bô ral, Ka tế lốk…) còn có ca dao tục ngữ, câu đố, câu nói lái. Văn học dân gian phản ánh cuộc sống, tư duy, chuẩn mực và cách ứng xử của đồng bào Khmer đối với thiên nhiên, xã hội và con người.

Cập nhật ( 19/07/2012 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Về chữ hiếu (Trương Minh Đạt)

Hoằng pháp đến các vùng sâu vùng xa (HT. Thích Giác Toàn)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 520
  • 3.119
  • 188.958

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học