Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Vài nét về PG VN trước ngày thành lập Giáo hội Phật giáo (Phú Nguyên)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Vài nét về Phật giáo Việt Nam trước ngày thành lập Giáo hội Phật giáo

* Phúc Nguyên

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, là sự kế thừa và phát huy truyền thống gắn bó 2000 năm của Phật giáo Việt Nam. Trong quá trình đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam cũng đã trải qua những bước thăng trầm cùng vận mệnh đất nước, đồng thời hòa quyện vào văn hóa dân tộc như một thực thể không thể tách rời, tạo nên một đặc trưng riêng, một dấu ấn riêng của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Trải qua bao biến cố của lịch sử, có những lúc Phật giáo được coi là Quốc giáo, nhiều bậc cao tăng được trọng vọng trong xã hội, nhưng cũng có lúc Phật giáo đứng trước những chướng duyên, thế nhưng “dòng mạch” Phật pháp vẫn không bao giờ đứt.

 

Điều đó có được là do các tín đồ của đạo Phật, dù ở trong hoàn cảnh nào, vẫn luôn có một niềm tin mãnh liệt ở đạo pháp, vào sự thống nhất trong giới tăng ni và sự hoà hợp của đông đảo tín đồ.

Để có được một tổ chức Giáo hội quy mô như ngày nay, để có được một “mái nhà chung” mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) như ngày nay, Phật giáo Viêt Nam đã phải trải qua không ít khó khăn. Từ những tổ chức nhỏ lẻ hoạt động một cách tự phát, chưa có sự thống nhất trong đường hướng hoạt động, trong bộ máy tổ chức, trong các hoạt động lễ nghi tôn giáo…. Giờ đây Phật giáo Việt Nam đã là một thể thống nhất, được kiện toàn về tổ chức, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở, với những vị cao tăng tài năng mẫn tuệ, hết lòng vì đạo pháp, vì lợi ích dân tộc đứng ra gánh vác sự nghiệp chung, đáp ứng lòng mong mỏi của đông đảo, tầng lớp tăng ni, Phật tử trong cả nước. Sự thống nhất của GHPGVN cũng mở ra một trang sử mới trong toàn bộ quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam, điều đó cũng minh chứng cho đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo, vì mục tiêu hoà bình và phát triển của đất nước.

Mặc dù mới thống nhất được tròn 30 năm nhưng GHPGVN là sự kế thừa truyền thống lịch sử 2000 năm của Phật giáo Việt Nam và được tôi luyện qua những thử thách, gian khổ cùng dân tộc. Để đến được những thành công như ngày hôm nay, GHPGVN đã phải trải qua những khó khăn vất vả, thành công đó là thành công của cả một tập thể, của sự quyết tâm, sự gắn bó đoàn kết của giới tăng ni cũng như sự ủng hộ của đông đảo Phật tử trong cả nước.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, biết được sức mạnh và ảnh hưởng vô cùng to lớn của Phật giáo đối với quần chúng nhân dân, chúng đã thẳng tay đàn áp Phật giáo, tăng ni, tàn phá chùa chiền, nghi lễ sinh hoạt Phật giáo bị ngăn cấm. Điều này cũng nằm trong kế hoạch thâm độc của chúng hòng xoá bỏ văn hoá, phong tục tập quán, cũng như tôn giáo truyền thống của người Việt Nam. Mặt khác thực dân Pháp cũng lo sợ nhân dân thông qua Phật giáo để chống lại chúng. Thế nên vừa tìm cách đồng hoá bằng việc thay thế dần văn hoá và lối sống phương Tây, đồng thời thực dân Pháp cũng ra sức truyền bá đạo Công giáo. Có thể nói chưa khi nào Phật giáo Việt Nam lại đứng trước tình thế cấp bách như vậy, đòi hỏi phải có sự chấn chỉnh về mặt tổ chức để tập hợp, đoàn kết tăng ni, Phật tử cùng chèo chống “con thuyền” Phật giáo trước phong ba bão táp, vì thế nhiều người tâm huyết, nhất là các vị cao tăng đã nhất tâm củng cố Phật giáo.

Một lí do nữa khiến Phật giáo được củng cố và phát triển ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX là do tình hình Phật giáo trên thế giới cũng có những thay đổi lớn, đặc biệt là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Trung Quốc, Phật giáo đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, hàng trăm cơ sở thờ tự được xây dựng, trùng tu, nhiều học viện Phật giáo được thành lập nhằm giảng giải kinh sách, giáo lý Phật giáo, đào tạo tăng tài phục vụ cho công cuộc chấn hưng Phật pháp, báo chí Phật giáo cũng được xuất bản ở nhiều nơi để tuyên truyền, phổ biến giáo lý Phật giáo trong dân chúng.

Trong khi đó tại Việt Nam tình hình cũng có nhiều thay đổi, trước xu thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, giặc Pháp đã phải nhượng bộ, chúng cho phép mở các Hội Phật học, tuy nhiên vẫn phải nằm trong sự quản lí kiểm soát của người Pháp. Vào những năm 1930, Phật giáo Việt Nam đã có những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi, bằng chứng là phong trào “chấn hưng Phật giáo” do một số vị cao tăng khởi xướng đã diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi ở khắp mọi nơi. Tại miền Nam, Hòa thượng Thích Khánh Hoà ở chùa Tuyên Linh, Hòa thượng Thích Từ Phong ở chùa Giác Hải, Hòa thượng Thích Hoằng Nghĩa ở chùa Giác Viên… đã mở mang các lớp giáo lý, soạn dịch kinh sách nhằm hoằng dương chính pháp. Tại miền Trung, các vị Hoà thượng Thích Tuệ Pháp ở chùa Thiên Hưng, Hòa thượng Thích Thanh Thái ở chùa Từ Hiếu, Hòa thượng Thích Đắc Ân ở chùa Quốc Ân…. đã thường xuyên mở các lớp giáo lý dạy dỗ cho các tăng ni trẻ, tạo không khí học tập sôi nổi, đồng thời qua đó các tăng ni được thấm nhuần giáo lý Phật đà. Trong khi đó ở miền Bắc, tại các đạo tràng như Vĩnh Nghiêm, Linh Quang, nhiều vị cao tăng đã tổ chức các buổi giảng dạy Phật pháp, tiến hành in ấn kinh sách, dịch các bộ kinh lớn, tổ chức các ngày lễ Phật đản, Vu lan, tập trung tăng ni trong các khoá an cư… đã làm sinh động thêm đời sống Phật giáo. Chính từ sự chấn hưng này mà rất nhiều các tổ chức, hệ phái Phật giáo đã ra đời. Liên tiếp trong nửa đầu của thế kỉ XX, hàng loạt các tổ chức, hệ phái Phật giáo đã ra đời và có nhiều hoạt động tích cực.

Có một điều là các tổ chức Phật giáo ra đời phần nhiều đều tập trung ở những trung tâm lớn, mà cụ thể là ở ba trung tâm là Hà Nội, Huế và Sài Gòn, điều này có những lí do khách quan, đó là những nơi này tập trung đông dân cư, có điều kiện phát triển kinh tế, tập hợp được đông đảo tầng lớp tăng ni, Phật tử nhưng cũng chính vì thế mà các tổ chức, hệ phái này chưa thu hút được đông đảo tăng ni, Phật tử trên khắp các vùng miền của đất nước.

Kết quả của phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam trong các năm 1951, 1958 và 1963 đã diễn ra ba cuộc vận động thống nhất Phật giáo lớn mà kết quả là cho ra đời ba tổ chức Phật giáo. Năm 1951 đánh dấu sự ra đời của “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” tại Huế. Năm 1958 đánh dấu sự ra đời của “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam” tại miền Bắc. Năm 1963 đánh dấu sự ra đời của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” tại miền Nam. Mặc dù các cuộc thống nhất Phật giáo này chưa đạt được những thành tựu viên mãn nhưng nó cũng đã tạo ra những điều kiện tốt, là tiền đề cho sự thống nhất Phật giáo Việt Nam sau này.

Sau năm 1954 đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, ở mỗi miền lại có những sự khác biệt, trong khi miền Bắc đã được giải phóng, nhân dân được sống trong độc lập tự do, thì miền Nam vẫn nằm dưới sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó là chính sách kì thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm cho các hoạt động Phật giáo ở phía Nam, đang trong giai đoạn chấn hưng càng gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa cũng chính từ sự tự phát thụ động đó mà nhiều tổ chức, giáo phái ra đời tồn tại không được bao lâu, sớm dẫn đến tan rã hoặc không có sự chặt chẽ trong khâu tổ chức lãnh đạo, nên nảy sinh những mâu thuẫn.

Mặc dù trong quãng thời gian sau đó, hàng loạt các tổ chức, hệ phái Phật giáo ra đời, song phong trào vẫn chỉ dừng ở mức nhỏ lẻ, tự phát và thụ động. Điều đó khiến cho Phật giáo Việt Nam tuy có lượng tín đồ, Phật tử đông đảo nhưng chưa đáp ứng được lòng mong mỏi chính đáng của đông đảo tăng ni, Phật tử. Điều đó ngoài những nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan là do ở miền Nam lúc bấy giờ đang bị kìm kẹp bởi sự xâm lược của đế quốc Mỹ và sự quản lí của chính quyền tay sai khiến phong trào chưa thể quy tụ và thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo tín đồ, Phật tử.

Năm 1963 cũng là năm đáng nhớ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam khi Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân tại Sài Gòn để phản đối chính quyền Ngụy quyền đàn áp Phật giáo, làm dấy lên phong trào chống chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp thế giới. Ngọn lửa bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức đã làm rạng danh cho những người con Phật ở Việt Nam. Hành động vị pháp của Bồ tát Thích Quảng Đức là hồi chuông cảnh tỉnh cho những thế lực muốn phá hoại, chia rẽ Phật giáo Việt Nam và đồng thời cũng là động lực thúc đẩy Phật giáo Việt Nam gần lại hơn, chuẩn bị cho sự thống nhất Phật giáo sau này.

Sau chiến thắng Mùa Xuân năm 1975, đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất, giang sơn quy về một mối, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Phật giáo tiến hành công cuộc thống nhất trên cả nước, quy tập hết thảy các tổ chức, hệ phái về “ngôi nhà chung”, để có sức mạnh hoằng pháp độ sinh. Trong điều kiện khách quan thuận lợi như vậy, Phật giáo Việt Nam đã có những bước đi, chuẩn bị cho quá trình thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Đầu năm 1980 đã diễn ra cuộc hội ngộ của các vị cao tăng lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc gặp gỡ này, quý vị đã quyết định thành lập “Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam”. Ban Vận động có sự tham gia của các Hoà thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni là những giáo phẩm cao cấp lãnh đạo của các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam và các cư sỹ là những Phật tử có tâm huyết lúc bấy giờ. Ban Vận động đã nhận được sự chào đón và ủng hộ nồng nhiệt của tăng ni, Phật tử Việt Nam. Để chuẩn bị cho quá trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã có nhiều buổi tiếp xúc, làm việc với các bậc tôn túc, các nhà lãnh đạo các tổ chức, hệ phái và đông đảo tăng ni, tín đồ Phật tử trong cả nước. Trong quãng thời gian khoảng một tháng, Ban Vận động đã có ba buổi ra mắt tại ba trung tâm Phật giáo và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn trong cả nước là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ của tăng ni, Phật tử, chuẩn bị cho công cuộc vận động thống nhất để đi đến sự ra đời của một tổ chức Phật giáo chung mang tính toàn quốc của Phật giáo Việt Nam.

Sau thời gian chuẩn bị chín muồi, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã quyết định lấy tháng 11/1981 là năm để tổ chức Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là lần thống nhất với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tập hợp 9 tổ chức hệ phái đại diện cho Phật giáo cả 3 miền đất nước là:

       Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam.

       Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

       Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam.

       Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước thành phố Hồ Chí Minh.

       Giáo hội Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam.

       Giáo hội Thiên thai giáo Quán tông.

       Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

       Giáo hội tăng già Khất sĩ Việt Nam.

       Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ.

       Hội Phật học Nam Việt.

“Hội nghị này đã đánh dấu một giai đoạn vô cùng quan trọng của Phật giáo Việt Nam, vừa tiếp bước truyền thống vẻ vang 2000 năm truyền bá giáo lí của Đức Bổn Sư trên đất nước này, vừa viết lên những trang sử mới trong những năm cuối thế kỉ XX” (Trích diễn văn khai mạc của Hòa thượng Thích Trí Thủ Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đọc tại Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tháng 11/1981).

Từ đây Phật giáo Việt Nam đã có “ngôi nhà chung” mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Và GHPGVN cũng là tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam ở trong nước, trong quan hệ với các tổ chức Phật giáo trong khu vực cũng như trên thế giới. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã chứng tỏ tinh thần đoàn kết hoà hợp của Phật giáo Việt Nam, biểu hiện sự thống nhất ý chí và nguyện vọng của đông đảo tầng lớp tăng ni, Phật tử, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong tình hình mới. 

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Địa Tạng bồ tát (Sưu tầm)

Phật dạy 20 điều khó (Sưu tầm)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 8
  • 1.292
  • 2.190
  • 199.262

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học