TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO – MỘT NGUỒN CẢM HỨNG CỦA NGHỆ THUẬT * GS VS Hồ Sĩ Vịnh Nội dung tư tưởng Phật giáo hết sức đa dạng, hết sức phổ biến; phổ biến hơn cả đạo giáo và Nho giáo. Có thể nói tôn giáo của người Việt Tứ diệu đế là: Khổ, tập, diệt, đạo được coi là bốn chân lý: Đời là bể khổ; nguồn gốc của cái khổ chính là dục vọng (tập); phải làm mất nguyên nhân sinh ra cái khổ (diệt ); con đường dẫn đến giải thoát mọi nỗi khổ (đạo ). Tuy cách giải thích “Tứ diệu đế” còn có chỗ khoảng trống huyền bí, nhưng phải thừa nhận rằng, các tín đồ Phật giáo từ đại đức, tăng ni, tín đồ Phật tử đến kẻ chân tu đều hiểu rằng, sự khổ của con người không chỉ là cái khổ của tâm lý, sinh lý, cá nhân mà còn hiểu được cái khổ lớn nhất là cái khổ do nguyên nhân xã hội: nghèo đói, áp bức, chiến tranh, phân biệt đẳng cấp, chủng tộc, hủy hoại môi trường sống. Còn Thập nhị nhân duyên là mười hai nhân duyên: lão, sinh, hữu, thủ, ái, thụ, xúc, lục nhập, hình danh, thức, hành, vô minh thì ngoài việc giải thích theo ý nghĩa sinh học ( có thân tất có lão, bệnh, tử ); theo qui luật tâm sinh lý; thủ là ý muốn kéo dài sự sống đời người; ái, thụ, xúc là những nhân duyên thường tình của con người. Còn thức (ý nghĩa về bản ngã); hành là làm cho con người hành động, vọng động, vọng hành; vô minh là thiếu sáng suốt không biết đúng – sai … đều gắn với ý thức con người và thực tiễn xã hội. Phật giáo vào việt “Các phương tiện giải mê, các đường lối để soi rõ lối sống, chết, chính là đại giác của Đức Phật, còn giữ cái cân để làm mực cho hậu thế, nêu khuôn phép cho tương lai …” (2) Mặc dầu không được coi trọng như Nho giáo, dưới thời Nguyễn, Phật giáo vẫn đi vào đời sống tinh thần của quảng đại nhân dân, cảm hóa được trí tuệ và tâm hồn của các bậc vương giả. Minh Mạng có lần xem đàn chay ở chùa Thiên Mụ đã bảo quan rằng: “Nhà Phật dùng thần học để dạy đời … Sinh ra trong vòng trời đất, nên làm việc thiện tránh ác. Đối với đạo Phật dạy người bằng thuyết họa phúc, báo ứng, ta không nên nhất khái cho là dị đoan. Một việc khuyên người làm việc thiện của nhà Phật, dẫu thành nhân cũng không thể bỏ”. (3) Lần theo lịch sử quốc học, văn chương nghệ thuật dân tộc, chúng ta biết rằng Phật giáo là bạn đồng hành là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nhân, chí sĩ. Dưới thời Lý – Trần có một dòng văn học được sáng tác do các nhà sư tài năng chịu ảnh hưởng triết học Phật giáo. Nhiều bài thơ, bài kệ như Hư không của Đạo Hạnh, Nguyên hòa, Thủy chung của Khuông Việt, Thủy hỏa của Huệ Sinh, Tâm không của Viên Chiểu, Sinh, lão, bệnh, tử của Lý Ngọc Kiều, Chân tính của Hứa Đại Xá … phản ánh cảm hứng và thị hiếu nhuốm màu Phật học mang đậm triết lý sắc – không. Thời đó, trong thơ ca, ngay cả khi nhà thơ lấy đề tài khác ngoài Phật giáo cũng có thể mang dấu ấn giáo lý nhà Phật. Tác giả Một bức tranh quê với bốn câu thơ mà cũng vận dụng văn phong biện chứng thực – hư : vô – hữu; Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý qui ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền Dịch nghĩa: Xóm trước thôn sau tựa khói hồng; bóng chiều dường có lại dường không; sáo vẳng trâu về hết; cò trắng từng đôi hạ xuống đồng. Tính biện chứng thường đưa lại tâm trạng lạc quan có giá trị nhân sinh rất có ích cho nhân tâm, thế đạo. Một câu thơ của sư Mãn Giác: Đừng tưởng xuân tàn, hoa rụng hết; Đêm qua sân trước một nhành mai; Một câu nói của Vương Hải Thiều: “Mọi người điều thấu hiểu vô vi là vui. Nếu được vô vi mới coi đó là nhã” …là đều bắt nguồn từ nhân sinh quan tiến bộ Phật học có thể chiêm nghiệm được. Tư tưởng Phật giáo được phản ánh ở các cung bậc khác nhau trong nghệ thuật dân gian. Dưới thời Trần, người ta đã chỉnh lý các huyền thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, cổ tích, các điệu múa, các bài hát theo tinh thần Phật giáo. Thần Mang Nương từ trước được coi là vị thần thiên nhiên (Thờ Đá) – Một biểu trưng về khát vọng sức sống của con người, của nghề nông – đã biến thành vị Phật ( có nơi thờ phiến đá được rước vào điện được gọi là Thạch Quang Phật). Cô Tấm trong truyện cổ Tích Tấm – Cám biến thành nàng Ỷ Lan sùng Phật, nên Tấm biến thành Phật Quan Âm. Bà mẹ Thánh Gióng biến thành Phật Bà. Huyền thoại về những con người thời Hùng Vương tái hiện dưới hình tượng nhà sư Dương Không Lộ có công lao khai phá đất đai, vượt sông trừ thủy quái, thu gom đồng về đúc vũ khí (tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm – Đông Triều; tháp báo thiên – Hà Nội; Chuông Quy điền – Chùa Diên Hựu; Vạc Phổ Minh – Nam Định). Nghệ thuật chèo lúc sơ khai là hát cửa đình sau chuyển thành chèo nhà Phật; bài hát cửa đền thờ Hùng Vương được “Phật hóa” thành điệu Lý Liên dâng sen cho Đức Phật. Việc xây dựng chùa, dựng tháp, tạc tượng, đúc chuông và các bố cục hệ thống đồ thờ, nghi thức tụng kinh, Niệm Phật … thường theo những quy chuẩn của Phật giáo. Tuy nhiên, tín ngưỡng Phật giáo khi đi vào dân gian cũng có những biến đổi phù hợp với nhu cầu, hoài vọng của Phật tử: cứu giúp người tai qua, nạn khỏi (cầu an), làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tươi tốt (cầu phúc), ban lộc cho người làm ăn lương thiện (hái lộc đầu xuân), cứu độ cho linh hồn người chết được siêu thoát (cầu Siêu) … Nghệ thuật tạo hình ở nhiều thời kỳ lịch sử cũng chịu ảnh hưởng giáo lý nhà Phật. Cảm thức về khiến thức của Phật giáo là sự tìm đến thiên nhiên, mà bây giờ các nhà kiến trúc học gọi là Kiến trúc cộng sinh (symbiose) tức là đưa thiên nhiên vào bố cục kiến trúc chùa chiền, đền tháp … Quan niệm Thiên nhân hợp nhất được thể hiện trong sự hòa nhập kiến trúc Phật giáo với cảnh quan thiên nhiên. Các chùa tháp danh tiếng bao giờ cũng được xây dựng gắn liền với địa danh có phong cảnh hữu tình, có khí thiêng sông núi. Cảnh Bụt, bầu trời hòa quyện với nhau, có mây gió, trăng sao, cỏ cây, hoa lá, chim muông … là một biện pháp giải thoát, lãng quên trần tục, bụi đời và những ham muốn vật chất tầm thường. Vào thế kỷ XV, ở đại thi hào Nguyễn Trãi (1380 -1442), anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, bên cảnh những cảm hứng lớn lao, bi hùng, hào sảng về đại thắng anh liệt của dân tộc, người đời sau tìm thấy cảm hứng nơi cửa Thiền, đất Phật. Bài thơ Đề chùa Hoa Yên ở núi Yên Tử với bút chấm phá nhiều thắng cảnh, nổi lên chùa Yên Hoa ở trên đỉnh, tận nơi hư không. Vua Trần Nhân Tông ở đó thờ Phật, chính là vị Trúc Lâm đệ nhất tổ. Cũng dòng cảm hứng đó, những bài thơ tặng tăng Đạo Khiêm về ở núi, Tức hứng đều là những cảnh quan “Trung thi hữu họa”. Ở đây có đời tục lụy, chuyện Thiền Lâm, cảnh Côn Sơn, tuổi già có thiền tâm, cửa sài quét sạch, chim kêu báo khách … Trong Ức trai thi tập, có ít nhất là hai bài Du Sơn tự (Đi chơi chùa trên núi) và Đề Nam Hoa thiền phòng (Vịnh đề buồng chùa Nam Hoa) nói lên tâm trạng thanh thản của người ẩn sĩ nơi “núi quang bóng trúc đài” giữa chốn Phật đài thanh tịnh: Chèo ngăn buộc bóng xế / Vội lên viếng Phật đài / Mây sương lạnh / Hoa rụng suối hương trôi. (4) Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với các tác phẩm văn chương nổi tiếng, rõ rệt nhất vào thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Truyện kiều của Nguyễn Du (1766 – 1820); Cung oán gia khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798) là những ví dụ tiêu biểu. Trong Truyện Kiều, nhà sư Tam Hợp thuyết minh số phận nàng Kiều thực chất là triết luận của Nguyễn Du về đạo trời và lòng người. (sư rằng, phúc họa đạo trời, Cột nguồn cũng ở lòng người mà ra;Có trời mà cũng tại ta; tu là cõi phúc, tình là gây oan). Cái nghiệp duyên qua phát ngôn của sư nữ chính là Thuyết nhân quả của nhà Phật, cho rằng cái quả ngày nay là do cái nhân duyên của kiếp trước. Trong cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều (Người đã chỉ đạo xây dựng tháp chùa Thiên Tích ở Bắc Ninh) đã xây dựng hình tượng người cung nữ với nỗi oán hờn, phẫn nộ chiến tranh với cuộc sống cô đơn, tù hãm, coi cuộc đời là cõi ảo mộng … phải chăng là bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân đạo của đạo Phật? Còn trong chinh phụ ngâm chủ nghĩa nhân văn mới của thời đại đó được thể hiện ở nhu cầu tự do cá nhân, khát vọng hạnh phúc “sánh nhau cùng gian díu chữ duyên”. Quan niệm của quả – Phúc của Phật giáo cũng được lý giải thiết thực hơn: Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau. Ở thế kỷ XX cảm hứng sáng tạo từ đất Phật, cửa thiền được nhiều chí sĩ yêu nước, những nhà văn hóa lớn tìm đến với lòng ngưỡng mộ thành tâm. Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (1867 – 1940), vào những năm hoạt động ở Trung Quốc đã viết ba truyện anh hùng liệt sĩ của cách mạng Việt Nam, trong đó có tấm gương lẫm liệt Tước thái thiền sư (nhà sư ăn rau) Trần Thiện Quảng, một con người hành động, dám xoay chuyển càn khôn, ấp ủ trong lòng một ý chí quật cường để mưu đồ sự nghiệp dân tộc, mặc dầu trải qua muôn vàn hiểm nguy. Nhà sư tiến hành cuộc hành trình vạn dặm đi cầu phép Phật và cứu thế, cứu tổ quốc, đồng bào đang lầm than dưới ách thống trị của ngoại bang. Nhà sư đã nhịn ăn, chỉ vài miếng rau, quả là qua bữa. nhà sư như con thuyền độc mộc lướt trên biển cả, vượt núi băng ngàn … Cuối cùng vị “Đường Tăng nước Cảm hứng sáng tạo nghệ thuật bắt nguồn từ tư tưởng Phật giáo còn tìm thấy ở một số nhà thơ đầu thế kỷ XX: Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) với bài Hương Sơn phong cảnh ca; Nguyễn Nhược Pháp viết Chùa Hương; Nam Trân có Chùa Thiên Mụ; J, Lleiba (Lê Văn Bái) đượm mùi Phật trong bến giác; nhưng tất cả các bài thơ trên chỉ là tức cảnh, mượn bầu trời cảnh Bụt để nói lên tâm trạng của nhà thơ, tình yêu của nhân vật trữ tình, có bài rất điêu luyện, giàu tình cảm thiên nhiên gắn bó với non sông đất nước. Các nhà Văn, nhà hoạt động sân khấu hiện đại tìm nguồn cảm hứng từ đức tin từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn. Có thể nói Quan Âm Thị Kính (chèo), Ni cô Đàm Vân của Học Phi, Sư già và em bé của Kính Dân … Đây là đề tài lớn xin bàn ở một chuyên đề khác. Phật giáo là niềm tin thiêng liêng, dù có khoảng trống huyền bí, song khi đi vào đời sống nhân dân, vì lợi ích của dân tộc, của tôn giáo mình thì cái thiêng và cái tục, cái đạo và cái đời, duy lí và duy cảm, trí tuệ và tâm linh đều hướng tới cái Thiện, cái Mỹ, những chân lý của Phật giáo vừa là của đại đa số nhân dân và của nhân loại tiến bộ. Tư tưởng Phật giáo Việt ————————— 1. GS Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám, Tập I, Ý thức hệ phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử. NXB, KHXH, 1973, tr. 475. 2. Sdd, tr. 494 3. Sdd, tr. 504, 505 4. Nguyễn Trãi, Thơ và đời, NXB văn học, 1997, các trang: 580, 581,487, 503. 5. Chương Thâu, Nghiên cứu Phan Bội Châu, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 257,258 6. Sdd, tr. 377 |
Cập nhật ( 14/01/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com