Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tư tưởng nhập thế của Thiện Chiếu (Nguyễn Ngọc Phan)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Tư tưởng nhập thế của sư Thiện Chiếu qua tác phẩm “Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật”

* Nguyễn Ngọc Phan

1. Giáo thọ Thiện Chiếu (1898 – 1974), còn có tên là Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Giảng, bút hiệu là Xích Liên (tức hoa sen đỏ), pháp danh là Thiện Chiếu, sinh năm 1898 tại làng Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là ấp An Ninh, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Từ thuở nhỏ, ông xuất gia tu hành tại chùa Linh Tuyền (Vĩnh Hựu). Năm 1923, ông về trụ trì chùa Linh Sơn (Sài Gòn). Tại đây, ông vừa mở lớp dạy học và thuyết giảng giáo lý đạo Phật, vừa cổ súy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giới Tăng ni, Phật tử. Sau khi xuất bản “Phật hóa tân thanh niên”  kêu gọi giới trẻ xuất gia và Phật tử cần phải nắm vững Phật học và xã hội học để làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà Phật và đất nước…chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn ra lệnh trục xuất ông khỏi chùa Linh Sơn. Sau đó, ông liên tiếp bị trục xuất ra khỏi các chùa Chúc Thọ, Hanh Thông Tây, Hưng Long… Ông vẫn tiếp tục dạy học, thuyết pháp, viết sách và tranh luận về mối liên quan giữa đạo với đời trên báo Tân Phong và một số tờ báo khác.

Năm 1926, ông và một số nhà sư cấp tiến tổ chức lễ truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh. Sau đó, ông cùng với các Hòa thượng Khánh Hòa (Bến Tre), Từ Nhẫn (Long An), Chân Huệ (Mỹ Tho), Trí Thiền (Rạch Giá) thành lập Hội Nghiên cứu Phật học và Hội Chấn hưng Phật giáo Nam kỳ. Ông còn là người sáng lập và là cây bút chủ lực của tờ báo “Tiến Hóa” – một tờ báo tiến bộ của giới Phật giáo Nam kỳ.

Năm 1927, ông được Hội cử ra miền Bắc để thảo luận với các nhà lãnh đạo Phật giáo Bắc kỳ trong việc xúc tiến thành lập Hội Phật giáo Thống nhất. Sau đó, ông trở về Nam, dồn hết trí tuệ và công sức cho phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam kỳ. Năm 1928, ông được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1930, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.  Sau đó, ông đi khắp Nam kỳ xây dựng cơ sở Đảng trong các nhà chùa. Năm 1934, ông chuyển sang hoạt động bí mật và là cán bộ của Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1936, ông về Rạch Giá hoạt động. Tại đây, ông cùng với Hòa thượng Trí Thiền – trụ trì chùa Tam Bảo – thành lập Hội Phật học kiêm tế; và cho tái bản báo “Tiến Hóa”, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối giải phóng dân tộc của Đảng và giáo dục, giác ngộ cách mạng cho quần chúng.  

Năm 1940, ông cùng với nhiều nhà sư yêu nước khác vận động đồng bào Phật tử nổi dậy, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Sau đó, với tinh thần “Từ bi có thể sát sanh để độ chúng sanh”, ông tổ chức xưởng sản xuất vũ khí tại chùa Tam Bảo. Mật thám Pháp ở Rạch Giá phát hiện được, bắt bớ một số nhà sư; riêng ông thoát được và chuyển về Sài Gòn hoạt động. Đầu năm 1943, ông bị địch bắt và bị đày ra Côn Đảo. Sau khi Cách mạng tháng Tám -1945 thành công, ông được rước về đất liền, tham gia Ủy ban  Hành chánh Kháng chiến tỉnh Gò Công. Năm 1947, ông vào chiến khu, làm công tác biên tập báo “Tiền Đạo”. Sau đó, ông được điều về chiến khu 8 rồi chiến khu 9 làm công tác tuyên huấn. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1956, được Nhà nước cử sang Trung Quốc làm chuyên gia khảo cứu, công tác tại Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh, chức vụ Trưởng ban dịch thuật Văn hóa Trung – Việt. Năm 1961, trở về nước làm chuyên viên nghiên cứu Triết học tại Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Năm 1965, do tuổi cao sức yếu, ông được nghỉ hưu rồi qua đời tại Hà Nội năm 1974, ông thọ 76 tuổi.

Các tác phẩm của ông gồm: Chân lý của Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo, Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật, Phật học vấn đáp, Tranh biện….Ông còn dịch Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Cú, Phật Giáo Vô Thần Luận của thiền sư Thái Hư…

2. Đối với cuộc vận động chấn hưng Phật Giáo, sư Thiện Chiếu quan niệm tăng sư phải thông suốt nội điễn (trí giáo lý) và ngoại điễn (trí xã hội học). Đạo Phật phải là đạo nhập thế không phải đạo yếm thế. Tăng ni phải biết “ngũ minh” tức phải biết các nghề nghiệp cho phép, không được trông chờ bá tánh hiến cúng. Ông phê phán những kẻ lợi dụng tôn giáo ru ngủ tín đồ hoặc lợi dụng việc mê tín để trục lợi. Câu nói nổi tiếng của sư Thiện Chiếu là “con rắn không thay da không thể sống mãi. Tinh thần không thể biến đổi đặng nữa, cũng không thể gọi là tinh thần”. Có lẻ đây cũng là tư tưởng chủ đạo của ông khi viết “Tại Sao tôi đã cám ơn đạo Phật”.

Quyển sách vỏn vẹn có 50 trang, in khổ nhỏ, ra đời tháng 10 năm 1936, do nhà xuất bản Nam Cường – Mỹ Tho ấn hành. Ngoài lời nói đầu, sách có 15 mục: 1/ Cái lầm của phái duy tâm, 2/ Phong trào tôn giáo ở Nam kỳ và nguyên nhân của nó, 3/Phái Phật giáo vô thần chịu ảnh hưởng của phong trào quốc gia, 4/Bác cái thuyết thượng đế tạo vật. 5/ Bác cái thuyết linh hồn không chết, 6/ Nhân duyên giả hợp, 7/Phật tức tâm, 8/Hoài nghi, 9/Tại anh muốn vợ, 10/Tại muốn ăn thịt, 11/Mâu thuẩn, 12/Mâu thuẩn của niết bàn, 13/Mâu thuẩn của nhân quả, 14/Mâu thuẩn của giới cấm, 15/Biết đi đường nào.

Trong lời đầu quyển sách, bằng lời lẻ đanh thép, ông nhấn mạnh “Đánh đâu thua đó mà không chịu đổi chiến lược, thì ta biết nhà cầm binh thất sách, cũng trái hẳn với cái mục đích hoặc chiếm cứ lãnh thổ của kẻ khác, hoặc giữ gìn đất nước của mình.

Thay đổi phương châm, thay đổi cách hành động, hoặc thay đổi luôn học thuyết, cũng như bỏ hẳn đạo Phật, theo cái chủ nghĩa khác mặc dầu, miễn đạt được cái mục đích “chúng sanh hết khổ được vui”, ấy mới phải là người học Phật, nghĩa là không trái với cái tôn chỉ của Thích ca Mâu ni”

Chính vì vậy mà ông phê phán “cái lầm của phái duy tâm”, phê luôn cả phong trào tôn giáo ở Nam kỳ, phái Phật giáo vô thần, bác cái thuyết thượng đế tạo vật, thuyết linh hồn không chết…rồi đi đến lý luận duy vật biện chứng “Cái trí khôn cũng biến đổi luôn luôn: Nay hiểu thế nầy, mai hiểu thế kia, hồi nhỏ khác lớn lên lại khác; cái trí khôn thuở trẻ không giống như lúc già. Cái bằng chứng “tinh thần cũng phải biến đổi như vật chất” đã rõ ràng như vậy, mà còn tin cái “linh hồn không chết” không chịu vứt đi, ấy là họ không chịu dùng đến lý trí…” (Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật, tr.20).

 

Quyển “Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật”, sở dĩ được ông đặt là Mâu thuẩn tùng thơ 1 (tome 1) là vì sau khi phân tích và phản bác những cái sai lầm trong nghiên cứu Phật giáo, ông đưa ra các mâu thuẩn từ những vấn đề căn bản của giáo lý Phật giáo: niết bàn,  nhân quả, giới cấm. Song các lập luận của ông không đi sâu vào giáo lý học thuật mà là các dẫn chứng thực tế của những mâu thuẩn xã hội đương thời “Cho vay cắt cổ, bóc lột nhơn công, mới vừa chưởi là kẻ hút máu, rồi liền đó, đối với số tiền rất ít của họ đem ra bố thí – có mua vui nữa – lại tôn lên là một nhà từ thiện. Mâu thuẩn !” Hay như trong Mâu thuẩn của nhân quả, ông  phân tích và mỉa mai nó không khác nào cái thuyết “tự do bình đẳng” ở chế độ tư bản, bởi lẻ “thuyết nhân quả nói rằng kiếp trước bỏn sẻn, không chịu bố thí, nên kiếp nầy phải chịu thân bần cùng; còn người giàu có bây giờ là nhờ kiếp trước họ hay bố thí”. Nếu như vậy, bây giờ đã chịu thân bần cùng, bữa đói bữa no, lấy cái gì mà bố thí ?” Cho nên cái thuyết nhân quả “nó rộng rãi với người giàu có mà lại gắt gao với hạng người nghèo khổ thái quá” (Mâu thuẩn của nhân quả – Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật, tr.42). Từ những phân tích trên, nhà sư liên hệ với thời cuộc “nếu bao nhiêu cái giàu nghèo, tốt, xấu, sang hèn, khôn, dại mỗi mỗi đều cho là nhân quả định, phải đợi luân hồi kiếp sau, không được cải tạo ngay trong đời hiện tại nầy thì làm sao có chánh phủ công nông ở Nga sô viết và làm sao có chánh phủ bình dân ở nước Pháp hiện thời ?”(Mâu thuẩn của nhân quả – Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật, tr.45). Hoặc “ở cái chế độ tư hữu mà nói “niết bàn” được, thật là láo dóc!” (Mâu thuẩn của niết bàn -Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật, tr.40)

Và ông kết luận “Cần gì phải nói nữa, cái xã hội mâu thuẩn, chuyện gì là chẳng mâu thuẩn: Bao nhiêu đạo đức, luân lý, phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật..v…v mỗi mỗi đều mâu thuẩn hết. Bởi hết thảy đều kiến thiết trên cái nền tảng kinh tế – của chế độ xã hội hiện thời đã bị lung lay” (Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật, tr.38).

Quyển sách ra đời trong lúc phong trào Đông Dương đại hội được khởi xướng mạnh mẽ ở Nam kỳ, cho nên tư tưởng cách mạng được bày tỏ công khai nhằm hiệu triệu tín đồ Phật giáo nhập thế, hoằng dương chính pháp phục vụ dân tộc. Có lẻ đây là điểm mấu chốt lý giải vì sao quyển sách nầy bị nhà cầm quyền đương thời cấm lưu hành.

 

Tài liệu tham khảo:

1.Địa chí Tiền Giang (tập 2)-Tỉnh uỷ-UBND tỉnh Tiền Giang.

2.Chân lý của Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo –NXB Nam Cường, Mỹ Tho 1936

3.Tại sao tôi đã cám ơn đạo Phật–NXB Nam Cường, Mỹ Tho 1936

Cập nhật ( 27/11/2011 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Tìm hiểu giới luật trong đạo Phật (Trịnh Nguyên Phước)

Tự tánh Tam bảo (Thích Nữ Chân Liễu)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 94
  • 724
  • 204.029

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học