TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
* GS.TS. Nguyễn Xuân Kính
I. Quá trình sưu tầm, công bố truyện thơ các dân tộc thiểu số
Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sư, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi. (1)
1. Điểm lại việc sưu tầm, tuyên bố truyện thơ các dân tộc thiểu số theo từng thập niên
Lịch sử và truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được bắt đầu vào nửa cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Tác phẩm nào có vinh dự được công bố đầu tiên? Đó là truyện thơ thái Xống chụ xon xao (tiễn dặn người yêu). Năm 1957, bản dịch truyện thơ này do Điêu Chính Ngâu thực hiện được xuất bản ở Hà Nội. (2) Năm sau, cũng tác phẩm này, được Sở Văn hóa khu tự trị Thía Mèo xuất bản, do Điêu Chính Ngâu, Hà Hem, Cầm Biêu khảo đính.
Theo lời của ngà văn Mạc Phi, Bản tiếng Việt do sở văn hóa Khu tự trị Thái Mèo xuất ản dài hơn bản do nhà xuất bản Hội Nhà văn công bố là 30 câu. (3) Cả hai lần công bố điề là bản dịch tiếng Việt. Như thế, lần đầu tiên truyện thơ của dân tộc Thái được đến với bạn đọc cả nước. Cũng theo lời nhà văn Mạc Phi, tác phẩm này chưa hề được nói đến trên sách báo thời Pháp thuộc.
Năm 1960, Hà Hem, Lò văn Cậy, Mạc Phi khảo đính, biên soạn một bản Xống chụ son sao (Tiếng Thái), gọi tắt là bản 1960. Bản này có dung lượng dài hơn tiếng Việt đã công bố năm 1975 (tại Hà Nội), 1958 (tại Tây Bắc); diễn biến của cốt truyện và của tâm trạng nhân vật có sự nhất quán rõ rệt, tất cả những chỗ lầm lẫn đã phát hiện đều đơ]cj so sánh, sửa lại. Nam 1961, Nhà xuất bản Văn hóa (thuộc viện Văn học) công bố bản tiếng Việt dựa trên bản tiếng Thái năm 1960. Trong bản dịch này, nhà văn Mạc Phi đã thực hiện công việc khảo dị, chú thích hết sức kỷ lưỡng và cẩn thận. Còn nguyên bản tiếng Thái Xống chụ xon xao được sở văn hóa Khu tự trị Thái Mèo xuất bản năm 1962 (không in phần dịch tiếng Việt).
Năm 1961, Ty Văn hóa Cao Bằng xuất bản Nam Kim – Thị Đan (Truyện thơ tày) do Vũ Khoanh sưu tầm, Hoàng Hưng hiệu đính. (1)
Năm 1962, Nhà xuất bản văn hóa công bố tập Văn học thiểu số trong bộ Hợp tuyển thơ văn việt an. Tập này do nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi, Hoàng Thao, Hà Văn Thư biên soạn. tập này có mục “Truyện thơ”, với bản tiếng Việt các tác phẩm sau: Nam Kim – Thị Đan (dân tộc Tày, do Nông Minh Châu trích dịch và chú thích), Út lót – Vi Điêu (Dân tộc Mường, do Đinh Sơn sưu tầm và trích dịch), Hùy Nga – Hai Mối ( dân tộc Mường, do Đinh Sơn sưu tầm vad trích dịch, tài liệu của Ty văn hóa Hòa Bình), Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu, dân tộc Thái, trích bản tiếng Viêt của Mạc Phi đã được Nhà xuất bản Văn hóa công bố năm 1961), Khun Lú náng Ủa (Chàng Lú – nàng Ủa, dân tộc Thái, trích bản dịch của Mạc Phi). Nh] thees nawm 1962, Khum Lu – náng Ủa chỉ mới được trích dịch. Theo nhà văn Mạc phi, những bản sách cổ Khun Lú – náng Ủa là sách được người Thái chép bằng bút lông, mực Nho trên giấy rướng, một thứ giấy mà đồng bào gọi là “chỉa năng sa”. Đây là một thứ giấy bản bản làm bằng vỏ cây trướng (một loại dó) do nhân dân địa phương tự sản xuất. Cho đến năm 1964, chỉ tính riêng bản sách quý còn trọn vẹn từ trang đầu đến trang cuối được lưu trữ tại sở văn hóa – Thông tin Khu tự trị Tây Bắc cũng đãcó tới trên hai chục bản. Tất cả các bản sách này “đều không có ghi một chỉ dẫn nào về chủ sách, người chép sách, sách sao theo bản nào, được tiến hành tại đâu, vào ngày tháng năm nào?” (1). Tháng 8 1962, Sở văn hóa Khu tự trị Tây Bắc) đã cho công bố một văn bản Chàng Lú – nàng Ủa in máy, nguyên văn tiếng Thái, dài 1912 câu, sách dày 80 trang, khổ 13 x 19 cm. Đây là bản in đầu tiên của tác phẩm. bản in này lấy một bản chép tay sưu tầm được ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La làm bản chính. Trong khi hiệu đính, những người soạn có đem so sánh, khảo dị với nhiều bản chép tay khác. “ Nói chung, văn bản được xác lập một cách nghiêm túc, có công phu”(2). Năm 1964, bản dịch Chàng Lú – nàng Ủa của mạc Phi được xuất bản tại nhà Văn học, Hà Nội. Cũng giống như bản dịch Tiễn dặn người yêu, bản dịch nà được nhà văn tiến hành khảo dị, chú thích rất kĩ lưỡng.
Năm 1964, Nhà xuất bản Văn học công bố hai tập Truyện thơ Tày – Nùng, do nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu. Trong hai tập thơ này có bản dịch bảy tập thơ: Nam Kim – Thị Đan (bản dịch của Nong Viết toại, Hà Vũ Khoanh, Hoàng Rạng); Lưu Đài-Hán Xuân (bản dihcj của Hoàng An Định); Kim Quế (bản dịch của Hoàng Tuấn nam); Truyện chim sáo (bản dịch của Hoàng An Định); Đính Quân (bản dịch của Nông Minh Châu), Quảng Tân – Ngọc Lương (bản dihcj của Hoàng Quyết. (1)Việc in ấn được thực hiện chính xác, khoa học, nhiều từ ngữ, chi tiết khó hiểu được giải thích thỏa đáng đối với người đọc tiếng phổ thông.
Về truyện thơ Mường, năm 1964, Nhà xuất bản văn học in cuốn sách Truyện thơ mường với bản dihcj bốn tác phẩm: Út Lót – Hồ liêu, Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm – chàng Bồng Hương, Nàng Con Côi, do Minh Hiệu và Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch và giới thiệu. (2) Khâu xử lí dị bản được tiến hành khoa hoc. Thí dụ, có nhiều bảnÚt Lót – Hồ Liêu, minh Hiệu ghi được sáu bản có đủ từ đầu đến cuối cốt truyện. Nhưng mõi bản lại có những điểm khác nhau, về số lơngj, có bản ngắn chỉ độ 150 câu, bản dài nhất gần 500 câu, có đoạn ở bản này được kể tới gần một trăm câu thì ở bản khác lại chỉ tóm lại trong vài câu. Ngoài sáu bản trên, Minh Hiệu còn ghi được hàng chục đoạn lẻ tẻ, khá chi tiết từ lời kể cuarnh]ngx người nhớ không đầy đủ. Trong khi dịch, Minh Hiệu đã so sánh, đối chiếu và chắp nối, chỉnh lí lại, để có một bản tương đối hoàn chỉnh. Sau đó, người biên soạn đem đọc cho một só nghệ nhân và cán bộ người dân tộc Mường nghe. “Những người học hỏi ý kiến đều nhất trí thừa nhận bản dịch này và giữ nội dung thống nhất, vừa đầy đủ chi tiết, và trật tự việc xảy ra cũng hợp lí hơn. Về lời thơ được chọn lấy ở các bản khác nhau để dịch vào bản này cũng làm được tương đối thỏa đáng”.(1)
Về truyện thơH`mông, năm 1964, truyện thơ Lù chạ u nhăng (tiếng hát làm dâu), do Bùi Lạc Sưu tầm, Bùi Lạc và Mạc Phi dịch, chú thích, được nhà xuất bản Tây Bắc công bố. lúc này, tác phẩm được gọi là “dân ca”. Đáng chú ý, đây là mọt truyện thơ được công bố đồng thời cả bản dịch tiếng vIệt và bản phiên âm tiếng dân tộc. Đáng quý hơn nữa, công việc này lại domotj nhà xuất bản địa phơng thực hiện.
Năm 1967, Nhà xuất bản Văn học công bố tâp Dân ca Mèo (2) do Doãn Thanh sưu tầm, biên dịch. Sách không có phần phiên âm tiếng dân tộc. Ở đây có truyện thơ Nàng Nhàng Dợ – chàng Chà Tăng. (3)Truyện này khá phổ biến ở vùng Sa Pa (Lào Cai).
Như vậy, ở đây những năm 60 của thế kỉ XX, bên cạnh truyện thơ Tày – Nùng, truyện thơ h`mông, truyện thơ Mường dược xuất bản.
Năm 1973, truyện thơ Xống chụ xon xao do Mạc Phi dịch được Nhà xuất bản văn học xuất bản, có sửa chữa. Ở đây chỉ có bản dịch tiếng Việt. (4)
Cùng năm 1973, Nhà xuất bản Văn hóa công bố truyện thơ Mường Đang vần va do Đinh Văn Ân sưu tầm và dịch. Truyện này còn có một tên gọi khác là Vườn hoa núi Cối. Người Mường ở Hòa Bình có lưu truyền truyện này. Bản di Đinh Văn Ân sưu tầm và dị bản của người Mường ở bản thải, châu Phù yên,tỉnh sơn La. Sách này không có phần phiên âm tiếng dân tộc.
Cũng trong năm 1973, truyện thơ Thái Khăm Panh (do Bùi Văn Tiên, Vương anh, Hoàng Anh Nhân phiên âm, dịch) đươch Ty Văn hocaThanh Hóa xuất bản. Tuy đây là một quyển sách do địa phương xuất bản nhưng có cả phần phiên âm tiếng Thái và bản dịch tiếng Việt. Để công bố tác phẩm này, Tiểu ban Văn nghệ dân gian của tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành việc đối chiếu các văn bản tiếng Thái với lời kể của các nghệ nhâ. Sau khi bản phiên am và các bản dịch được hoàn thành, bản thảo đã được trình bày tại hai cuộc tọa đàm được các nghệ nhân và các vị lãnh đạo ngời dân tộc đọc ại, góp ý rất chi tiết. (1) Đây là mọt cách làm việc khoa học.
Năm 1976, Tráng Đồng (tập truyện thơ dân gian dân tộc Mường) do Mai Văn Trí, Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch, chú thíc và giới thiệu được nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội công bố. tập sách gồm ba truyện thơ Tráng Đồng, Cun Đủ Lang Đà, Vườn hoa núi Cối ) được sưu tầm ở Hòa Bình. Đáng chú ý là, nếu những người sưu tầm, biên dịch khác cho rằng Út Lót – Hồ Liêu và Nàng Nga – Hai Mối là hia tác phẩm riêng rẽ thì nhomsbieen dịch này căn cứ vào “nhiều mói liên hệ trùng lặp và bằng vào sự kể lại của một số nghệ nhân am hiểu nhiều truyện”, đã xếp chúng vào một tác phẩm và lấy tên là truyện “Cun Đủ Lang Đà”. (20 Sách Tráng Đồng không có phần phiên âm tiếng Mường.
Năm 1977, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc tái bản Xống chụ xon xao (bản dịch của Mạc Phi), Khăm Panh (bản dịch của Bùi Văn Tiên, Vương An, Hoàng Thanh Nhân).
Năm 1978, Nhà xuất bản Văn hoasdaan tộc công bố truyện thơ Tần Chu (tức Trần Châu) của người Tày, do cần slao Slec chú thích, Nông Phúc tƯớc giới thiệu. (1)
Năm 1979, Nhà xuất bản Văn học in lần thứ haitaapj VI có tên là I Văn học dân tộc ít người của bộ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam. Ở lần xuất bản này, tập thể tác giả được ghi như sau: “Nông Quốc chấn chủ biên, giới thiệu; Hoàng thao, Hà Văn Thư, mạc Phi Trần Văn Tấn biên soạn chú giải”. Đúng như ban biên soạn đã viết, kể từ tháng 5 năm 1962 (khi tập Văn học dân tộc thiển số ra đời) đến khi họ chuẩn bị bản thảo để xuất bản lần này, đã hơn 15 năm qua. Trong thời gian ấy, việc sưu tầm và giới thiệu vốn cổ văn học dân tộc ít người càng được đẩy mạnh, tiến hành có hệ thống và khoa học hơn. Bằng chứng là sự ra mắt độc giả hàng loạt cuốn trường ca, truyện thơ, các loại dân ca, truyện cổ… của nhiều dân tôc do các nhà xuất bản ở trung ương cũng như ở địa phương các tỉnh tren miền bắc ấn hành”. Tuy rằng văn học coortruyeenf của nhiều dân tộc ở miền nam “chưa được khai thác và giới thiêu thỏa đáng” (do đất nước bị chia cắt tới 304/1975) nhưng “chúng ta đã có nhiều cố gắng về amwtj này”. (2) So với tuyển tập ra đời năm 1962, tuyển tập Văn học dân tộc ít người ra mắt nawm1979 dồi dào hơn và mới hơn về tư liệu. Do đó, “thực chất cơ cấu tuyển tậpVăn học dân tooccj ít người lần này khác cuốn thứ nhất rất nhiều”. (1) Tuyển tập lần này in thành hai quyển. Ở quyển hai có 16 truyện thơ của năm dân tộc được trích in. Đó là bốn truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ liêu (Minh hiệu sưu tầm, dịch), Hùy Nga – Hai mối (M.T.dịch theo bản sưu tầm của Đinh Công Niết), Nàng Ờm – chàng Bòng Hương (Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch), Vần va (Đing Ân sưu tầm, dịch); năm truyện thơ Tày – Nùng: Truyện chim sáo (Hoàng An Định sưu tầm, dịch) Nam Kim – Thị Đan (Nông viết Toại Sưu tầm, dịch) Quảng Tân – Ngọc Lương (Nông Minh Châu sưu tầm, dịch) Trần Châu (Hoàng Quyết sưu tầm, dịch); bốn truyện thơ Thái: Tiễn dặn người yêu (Mạc Phi Dịch) Chàng Lú – nàng Ủa ( Mạc Phi dịch), Khăm Panh (Bùi Văn Tiên, Vương anh, Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch)Tóng Đón- Ăm Ca (Lò Văn Sỹ dịch); một truyện thơ Giáy: Pi Ít Trai Phù Sỹ (Thèn Sèn sưu tầm, dịch); hai truyện thơ H`mông: Nhàng Dợ và Chà Tăng (Doãn Thanh sưu tầm, dịch),, Tiếng hát làm dâu (Bùi Lạc, Mạc Phi sưu tầm, dịch).
Như thế ở trên những năm 70, bên cạnh việc tái bản những tác phẩm đã in từ thập kỷ trước, cả hai dân tộc Thía, Mường đều tiếp tục công bốtruyện thơ mới được sưu tầm. Cho đến những năm 70, ngoài truyện thơ của bốn dân tộc Thái, Tày, Mường, H`mông, có thêm truyện thơ của dân tộc Giáy được người đọc cả nước biết đến; tuy rằng việc giới thiệu truyện thơ của dân tộc này còn hạn chế: chỉ mới tóm tắt nội dung và trích dịch. (2)
|
Cập nhật ( 31/01/2018 ) |