Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, 22 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Trau cau trong ca dao (Le Xuan)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

24/12/2009

TRẦU CAU TRONG CA DAO

* Lê Xuân

Sự tích “Trầu cau” không biết xuất hiện từ bao giờ nhưng nó mãi mãi tượng trưng cho khát vọng hôn nhân hạnh phúc. Tục ăn trầu ở ta và một số nước vùng Đông Nam Á có từ lâu đời. Ngay cả truyện ông vua trong truyện cổ tích “Tấm Cám” cũng thích miếng trầu tiêm cánh phượng của cô Tấm. Biết bao câu ca dao về tình yêu chứa đựng hình ảnh của trầu cau. Bởi vì “Miếng trầu là đầu câu chuyện” hoặc miếng trầu nên dâu nhà người”. Trong các lễ cưới hỏi không thể thiếu trầu cau. “Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau” hoặc trong thơ Nguyễn Bính: “nhà gái ăn chín ngàn cau / tiền dâu tiền cưới chừng đâu chín nghìn”. (Giấc mơ anh lái đò).

Trầu cau có mặt trong các chặng đường của tình yêu, từ lúc làm quen tỏ tình đến thách cưới, sum họp hay chia ly. Ta hãy lắng nghe lời đối đáp giữa hai anh chàng đi câu và cô gái hái dâu:

          Sáng ngày mai em đi hái dâu

          Em gặp anh ấy ngồi cau thạch bàn

          Hai anh đứng dậy hỏi han

          Hỏi rằng cô đã vội vàng đi đâu         -thưa rằng em đi hái dâu

          Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn

          Thưa rằng bác mẹ em răn

          Làm thân con gái gái chớ ăn trầu người”.

Hai anh được giới thiệu miếng trầu “đặc biệt” của mình để nài nỉ cô gái:

          “Trầu này trầu quế trầu hồi

          Trầu loan trầu phượng, trầu tôi trầu mình

          Trầu này trầu tĩnh, trầu tình

          Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình, trầu ta

          Trầu này têm tối hôm qua

          Trầu cha, trầu mẹ đem ra mời nàng

          Trầu này không phải trầu hàng

          Không bùa không thuốc sao nàng không ăn?

          Hay nàng chê khó, chê khăn

          Xin nàng đứng lại mà ăn trầu này”.

          Cô gái khéo léo từ chối một cách tế nhị để chàng trai không bị “mất mặt” của mình:

          “Miếng trầu ăn nặng bằng chì

          Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn”.

          Thì chàng trai lại dấn thêm một bước, khẳng định giá trị miếng trầu của mình và cũng là tự giới thiệu tế nhị phẩm chất, không hề có sự bắt ép trong tỏ tình:

          Trầu này têm những vôi Tàu

Giữa thêm các cánh, hai đầu quế cay

          Trầu này ăn thật là say

          Dù mặn dù nhạc dù cay dù nồng

          Dù chẳng nên vợ nên chồng

          Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương”.

          Trong tình yêu nam nữ, người bình dân ít bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến. Ở bài ca dao khác, cô gái đã chủ động ướm hỏi chàng trai về tình duyên:

          “Anh về cuốc đất trồng cau

          Cho em vun ké dây trầu một bên

          Chừng nào trầu nọ bén lên

          Cau kia bén trái lập nên cửa nhà”.

          Trầu “bén lên”, cau “bén trái” cũng chính là tình yêu đã chớm nở, đã bén duyên. Và khi chàng trai sang nhà cô gái chơi thì cô gái đã chủ động mời trầu:

          “Ra vườn hái quả cau xanh

          Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu”

          Cau bổ làm sáu là độ cau đã đủ độ chín, không non cũng không già, khi yêu nhau họ có thể bổ làm ba, không so đo hơn thiệt, to nhỏ và nếu khi chẳng yêu nhau nữa thì cũng quả câu sáu kia có thể được bổ ra thành mười. Nó cũng bé nhỏ và được tính toán chi li như cái tình yêu của ai kia vụ lợi:

          “Yêu nhau cau sáu bổ ba

          Ghét nhau cau sáu bổ ra thành mười”

          Được lời mời trầu của cô gái, chàng trai như mở cờ trong bụng, nói thẳng ý định của mình:

          “Vào vườn hái quả câu non

          Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên”

          Cau thì “cau non”. “câu xanh”, trầu thì “trầu vàng, trầu quế”. Miếng trầu quả cau.. cũng mang sắc màu lung linh như tình yêu  ban đầu, và cả hai điều linh cảm một điều.

          “Có trầu mà chẳng có cau

          Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm”.

          Trầu, cau và tôi là ba yếu tố tạo nên màu đỏ cho môi người ăn trầu. Hạnh phúc chỉ có được khi tình yêu đến từ hai phía, tự nguyện và dâng hiến, không một chút vụ lợi tính toán. Trầu và câu cũng là ẩn dụ để chỉ anh và em, chỉ tình duyên bền chặt gắn bó. Tình yêu đẹp sẽ làm cho con người vị tha hơn “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, vì thế người bình dân đã nói thẳng lòng mình:

          “Yêu nhau trầu vỏ cũng cay

          Ghét nhau cau đậu đầy kho chẳng màng”

          “Trầu vỏ” là loại trầu không có cau, cau được thay bằng một loại vỏ như “cây mấu” hoặc “bẹ mo cau non”, không thể ngon bằng loại trầu ăn với “cau đậu” (hạt cau không bị bong ra trong miếng cau). Hoặc đây là cách nói quá cho vui:

          “Yêu nhau thì ném bả trầu

          Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra”

          Khi tình yêu mặn nồng thì dù có “cau khô” đi chăng nữa ăn với “trầu vàng” vẫn ngon:

          “Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng

          Cau khô ăn với trầu vàng xứng không”?

          Cô gái hỏi để mà hỏi thôi, chứ thực ra đã đồng ý với chàng trai trong lời khẳng định đó rồi. Và nếu tình duyên trục trặc thì họ chẳng mời trầu  nhau nữa, cho dù bên kia nài nỉ.

          “Ăn trầu thì ngỏ trầu ra

          Một là thuốc độc, hai là mặn vôi”

          Ở bài ca dao “trèo lên cây bưởi…”, chàng trai đến muộn, buông lời nuối tiếc khi em đã “như chim vào lồng, như cá kén câu”. Cô gái chỉ biết thở dài với lời trách móc:

          “Ba đồng một mớ trầu cay

          Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”

Trầu cay rẻ thế, chỉ “ba đồng” mà mua được cả “một mớ”, sao anh chậm chân thế, chẳng đem miếng trầu dạm hỏi để đặt cọc”, “xí phần”. Cô gái đã an phận nhưng không khỏi liếng tiếc chàng trai. Trong Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát “mời trầu” là chặng hát mở đầu của cuộc đối đáp giao duyên. Các liền anh liền chị mời nhau ăn miếng trầu rồi mới hát, và khi “giã bạn” họ lại mời nhau một miếng trầu kỷ niệm để hẹn lần gặp sau. Thế mới biết miếng trầu trong dân gian có ý nghĩa thiêng liêng đối với đời sống tình cảm của người bình dân.

          Ngày xuân nói chuyện trầu cau, ta như được trở về với cội nguồn dân tộc, với những tình cảm cao đẹp của tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc. Ngày nay dân ta ít người ăn trầu, nhưng những câu ca dao về trầu cau vẫn còn đó, nhắc nhở ta hoài niệm về những gì là chân quê, về sự trong sáng của tình yêu nam nữ. Nó là “cây cầu” về tình yêu, hạnh phúc để ta giữ gìn, phát huy nét đẹp bản sắc dân tộc, không để cho những cuộc tình bị cuốn theo chiều gió phương Tây, cuốn theo mùi tanh của đồng tiền trước cơ chế thị trường mở cửa. Những ai lấy địa vị, làm thước đo cho tình yêu đôi lứa thì chẳng bao giờ có được mối tình thắm đỏ như miếng trầu trong dân gian./.

 

 

Cập nhật ( 24/12/2009 )

Related Posts

Đoàn trao quà tại ấp Tường Thắng A
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
15 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
15 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
19 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Giác Hoa trao 200 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Tuc an trau o Viet Nam xua va nay (Nguyen Xuan Hien)

Đường xưa mây trắng của Hòa thượng Nhất Hạnh (Thường Đức)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khánh thành cầu Phúc Lộc Thọ 1 (cầu An Sinh số 6) tại xã An Phúc huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nhớ Bến Tre qua ca dao (TS Nguyễn Hữu Phước)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1
  • 559
  • 320.010

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN