Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ III của PG Bạc Liêu (TT Thích Minh Lành)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

Tổng kết công tác Phật sự Khóa III nhiệm kỳ 2007 – 2012 và phương hướng hoạt động Phật sự khóa IV nhiệm kỳ 2012 – 2017 của Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu

* Thượng tọa Thích Minh Lành

Trưởng ban BTS Phật giáo tỉnh Bạc Liêu

          Tỉnh Bạc Liêu tái lập đến nay vừa tròn 15 năm tuổi. Ban Trị sự Phật giáo Bạc Liêu cũng được thành lập qua 3 nhiệm kỳ Giáo hội. Mỗi nhiệm kỳ là một chặng đường phát triển của Phật giáo Bạc Liêu góp phần vào sự phát triển chung của quê hương Bạc Liêu ngày càng đổi mới. Đặc biệt trong nhiệm kỳ III trên nền móng đã có, Phật giáo Bạc Liêu ra sức phát triển có mức vượt trội, kịp bước cùng với các tỉnh thành hội Phật giáo trong khu vực. Hôm nay, giờ này trong bầu không khí hoan hỉ của Đại hội đại biểu Phật giáo Bạc Liêu lần thứ IV, thay mặt Ban Trị sự chúng tôi xin báo cáo tóm lược kết quả Phật sự của Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu trong khóa III nhiệm kỳ 2007 – 2012 như sau :

 

I.- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO BẠC LIÊU TRONG KHÓA III :

          Ban Trị sự Phật giáo Bạc Liêu khóa I và II do Hòa thượng Thích Huệ Hà làm Trưởng Ban, Ngài đã giữ vững tinh thần đoàn kết truyền thống của Phật giáo Bạc Liêu. Trong nội bộ luôn luôn thống nhất ý chí hành động, việc đối ngoại liên kết, hòa hiếu, cầu thị, trong công tác Phật sự thể hiện vai trò là thành viên đáng tin cậy của lãnh đạo, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng Bạc Liêu sau nhiều năm chia tách.

          Đầu nhiệm kỳ III, năm 2009 Hòa thượng Thích Huệ Hà đột ngột viên tịch sau một cơn bạo bệnh, để lại cho Tăng Ni Phật tử Bạc Liêu nỗi tiếc thương vô hạn và Ban Trị sự phật giáo Bạc Liêu rơi vào cảnh như quân mất tướng. Tuy nhiên, với hơn 10 năm Phật sự Hòa thượng đã xây dựng tạo nền móng khá vững chắc cho Phật giáo Bạc Liêu. Đặc biệt là sự quan tâm của Trung ương Giáo hội thấy tình hình Bạc Liêu đang gặp khó khăn nên đã suy cử một Ban cố vấn gồm Chư Hòa thượng Thích Hiển Pháp Phó Pháp chủ Giáo hội, Hòa thượng Thích Huệ Thành thành viên Ban chứng minh Giáo hội, Hòa thượng Thích Thiện Sanh ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội, Thượng tọa Thích Thiện Thống Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội đến giúp Phật giáo Bạc Liêu vượt khó. Với oai lực của Chư Tôn đức cố vấn đã góp sức cho sự đoàn kết của Ban Trị sự Phật giáo Bạc Liêu càng gắn chặt hơn để vững bước trong công việc Phật sự, hoàn thành Nghị quyết của Đại hội nhiệm kỳ III giao cho.

          Trong tinh thần đoàn kết, nối tiếp ý chí của Chư Tôn Hòa thượng tiền nhiệm, được sự quan tâm trợ lực của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo Bạc Liêu đã tích cực trong công tác Phật sự thông qua hoạt động của các ban ngành chuyên trách, các Ban đại diện Phật giáo Huyện, Thành hội và sự đồng tâm hiệp lực của Tăng Ni Phật tử các tự viện Phật giáo trong tỉnh. Đặc biệt được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Sở ban ngành đoàn thể, Ban Tôn giáo các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo Bạc Liêu hoạt động Phật sự đạt kết quả khả quan và phát triển trên tinh thần chung sức chung lòng xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng phồn thịnh.

 

II.- TÓM LƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU PHẬT SỰ KHÓA III :

 

          1)- Công tác của Ban Thường trực Tỉnh hội :

          a- Tổ chức hệ thống Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở :

          Thực hiện công tác tổ chức theo Hiến chương Giáo hội được sửa đổi tại Đại hội VI Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thông tư hướng dẫn của Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Thường trực Tỉnh hội đã tổ chức nhân sự cho 8 Ban chuyên trách và Ban giám hiệu trường Phật học, mỗi ban từ 7 đến 15 nhân sự và hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cho 7 đơn vị Huyện – Thành hội trong tỉnh để bầu ra Ban đại diện Phật giáo nhiệm kỳ mới, mỗi ban từ 17 đến 21 thành viên. Ngoài ra Thường trực Ban Trị sự còn Quyết định bổ nhiệm trụ trì cho 45 cơ sở tự viện. Tính đến nay hệ thống tổ chức Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở Phật giáo trong tỉnh đã hoạt động thông suốt theo Hiến chương và nội qui sinh hoạt của Giáo hội.

 

          b- Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ Giáo hội :

          Cho đến nay trường Phật học Bạc Liêu đã đào tạo Tăng Ni có trình độ trung cấp Phật học, Bắc Tông 158 vị, Nam Tông Khmer 120 vị, Cao đẳng Phật học 98 vị. Ngoài ra còn thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ Phật học cho Tăng Ni trụ trì các tự viện vào những khóa an cư kiết hạ hàng năm. Hiện nay trụ trì tự viện Phật giáo trong tỉnh Bạc Liêu hơn 2/3 có trình độ trung cấp và cao đẳng Phật học trở lên.

 

          c- Công tác trùng tu, tái thiết xây dựng cơ sở Phật giáo :

          Bạc Liêu toàn cảnh hôm nay đang trên đà phát triển, lãnh đạo chính quyền rất quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân, có những chủ trương cho các Tôn giáo trong đó có Phật giáo trùng tu xây dựng lại các tự viện đã xuống cấp và những ngôi chùa bị chiến tranh tàn phá cũng được tái thiết lại. Đến nay có hơn 70 ngôi chùa của 3 hệ phái phật giáo trong tỉnh được xây dựng lại trang nghiêm, bảo tồn được nét đẹp văn hóa dân tộc làm tăng vẻ mỹ quan cho vùng nông thôn cũng như thành thị. Và cũng đến nay Phật giáo Bạc Liêu đang khởi công xây dựng 3 công trình Phật tích khá quy mô : công trình tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 44 mét tại chùa Hưng Thiện huyện Vĩnh Lợi đã xây dựng gần xong, hai công trình núi Quan Âm cao 39 mét tại Quán Âm Phật đài TP Bạc Liêu và khu văn hóa Phật tích tại Gành Hào huyện Đông Hải chuẩn bị khởi công. Với tốc độ xây dựng như kế hoạch đến năm 2014 hai công trình vừa nêu sẽ hoàn thành.

 

          d- Công tác xây dựng đạo tràng tu học cho Phật tử :

          Hệ thống Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở Phật giáo trong tỉnh được thông suốt, hơn 70 ngôi chùa của 3 hệ phái được xây dựng trang nghiêm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai mở đạo tràng Phật pháp. Tỉnh hội Bạc Liêu đến nay đã tổ chức được hơn 70 đạo tràng và thường xuyên mở các khóa tu an lạc một ngày, ba ngày, bảy ngày, mười ngày cho Phật tử ; số lượng tham dự ngày càng đông, nhiều đạo tràng có hàng ngàn lượt người tham dự, tạo được phong trào tu dưỡng đạo đức cho các tầng lớp tuổi trong Phật giáo ngày càng rộng lớn .

 

          e- Công tác đền ơn đáp nghĩa :

          Trong lịch sử tỉnh Bạc Liêu trãi qua hai cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Phật giáo Bạc Liêu đã có công góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải phóng quê hương Bạc Liêu, hơn 2/3 tự viện Phật giáo trong tỉnh là cơ sở cách mạng, nhiều tu sĩ Phật giáo là liệt sĩ, hơn hai trăm mẹ Việt Nam Anh hùng là Phật tử. Trên tinh thần đó, từ nhiều năm qua Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu rất quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chủ trương cho các cấp Giáo hội và tự viện trong tỉnh thường xuyên thăm viếng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh và các vị lão thành cách mạng, hỗ trợ kinh phí sửa chữa và xây dựng nhà tình nghĩa. Trong 5 năm qua Phật giáo Bạc Liêu thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa bằng vật chất gần 3 tỉ đồng.

 

          e- Tổ chức khuyến học :

          Cho đến nay Phật giáo Bạc Liêu tổ chức được 9 điểm trường ở 9 chùa của hai hệ phái Bắc Tông và Nam Tông Khmer, đào tạo gần 400 Tăng Ni theo học từ sơ cấp đến cao đẳng Phật học. Ngoài ra còn xây dựng được 3 cơ sở nuôi dưỡng và tiếp sức cho hơn 100 học sinh sinh viên nghèo hiếu học, kinh phí đài thọ mỗi năm hơn 1 tỉ đồng. Đặc biệt trong 2 năm qua tổ chức được 2 lần tiếp sức cho gần 600 học sinh đi thi vào đại học Cần Thơ và Tp Hồ Chí Minh. Và các cơ sở còn tài trợ cho 15 sinh viên đang theo học các ngành ở đại học.

 

          f- Công tác tham gia các cơ quan đoàn thể :

          Thực hiện phương châm đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Bạc Liêu đã cử nhiều Tăng Ni Phật tử tham gia vào các cơ quan dân cử, đoàn thể Mặt trận Tổ quốc ở các cấp trong tỉnh, cho đến nay có hơn 50 vị Tăng Ni Phật tử được nhân dân tín nhiệm và lãnh đạo chính quyền giới thiệu vào Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ và nhiều hội đoàn khác từ tỉnh đến phường, xã.

          Tại các nghị trường đại biểu Phật giáo đã đóng góp rất nhiều ý kiến quan trọng trong tu chỉnh luật pháp, trong chủ trương của Đảng và nhà nước góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh và an ninh tổ quốc.

 

          g- Công tác xây dựng phát triển Tỉnh hội :

          Khi Bạc Liêu được tái lập tỉnh, chư Tôn lãnh đạo Giáo hội tiền nhiệm chủ trương củng cố nội lực Phật giáo Bạc Liêu vì đã bị phân hóa qua nhiều năm chia tách, sáp nhập. Trong đoàn kết nội bộ, ngoài hòa hiếu với Giáo hội tỉnh thành, trên tuân thủ Hiến chương, chủ trương lãnh đạo, dưới xây dựng tự viện, mở trường lớp Phật học cho Tăng Ni Phật tử. Tiếp nối truyền thống đó mà Phật giáo Bạc Liêu từng bước phát triển đến hôm nay.

 

          2)- Công tác Phật sự của chuyên ngành :

 

          a- Ngành Tăng sự :

          Cho đến hôm nay, công tác tổ chức xác lập danh sách Tăng Ni và thống kê tự viện Phật giáo Bạc Liêu đã kết quả :

          – Về danh sách Tăng Ni : có 492 vị, trong đó : Bắc Tông và khất sĩ 185 vị, Nam Tông Khmer 307 vị. Giới phẩm Tăng Ni Bắc Tông và khất sĩ: Tỳ Kheo 40 vị, Tỳ Kheo ni 36 vị, Thức Xoa 26 vị, Sa Di 40 vị, Sa Di ni 34 vị. Giới phẩm chư tăng Nam Tông Khmer : Tỳ Kheo 160 vị, Sa Di 147 vị.

          – Giáo phẩm : Hòa thượng 3 vị, Thượng tọa 9 vị, Ni trưởng 1 vị, Ni sư 7 vị.

          – Về cơ sở tự viện : Cho đến nay tự viện Phật giáo Bạc Liêu có 124 ngôi. Trong đó : Bắc Tông 87 ngôi, Khất sĩ 9 ngôi, Nam Tông Khmer 26 ngôi, chùa người Hoa 2 ngôi.

          – Công tác tổ chức Giới Đàn : Trong 5 năm qua Phật giáo Bạc Liêu tổ chức 2 Đại Giới Đàn mang tên Nguyệt Chiếu và Huệ Viên, hai vị danh tăng Phật giáo có công trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo Bạc Liêu ở những thập niên đầu thế kỷ 20. Trong 2 lần tổ chức Đại Giới Đàn có 1.070 giới tử thọ giới.

          – Công tác tổ chức An cư kiết hạ : Nhiệm kỳ 5 năm qua Ban Trị sự Phật giáo Bạc Liêu tổ chức 5 mùa An cư kiết hạ cho Tăng Ni Bắc Tông và Khất sĩ ở 2 điểm chùa Long Phước và Giác Hoa, quy tụ hơn 1.000 lượt Tăng Ni sinh hoạt tu học trau dồi giới luật để tăng trưởng hạ lạp. Và các cơ sở tự viện Phật giáo Nam Tông Khmer trong tỉnh cũng tổ chức An cư kiết hạ cho Chư tăng theo nghi thức hệ phái.

          – Công tác lập hồ sơ xin Trung ương cấp giấy chứng nhận :

 

                   + Chứng nhận Tăng Ni :                   126 vị

                   + Chứng điệp thọ giới :                     873 vị

                   + Chứng nhận An cư kiết hạ :    65 vị

          – Công tác bổ nhiệm trụ trì : Thực hiện tinh thần Nội quy Tăng sự Trung ương Giáo hội, trong nhiệm kỳ qua Ban Tăng sự lập hồ sơ trình Tỉnh hội Quyết định bổ nhiệm 45 vị trụ trì cho 45 tự viện của 3 hệ phái Phật giáo trong tỉnh.

          – Tình hình sinh hoạt Tăng Ni, tự viện : Hệ thống tổ chức Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở tự viện được thông suốt nên việc điều hành của Ban Tăng sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu có hiệu lực, kịp thời phổ biến những thông tin nội qui tăng sự của Giáo hội, do đó Tăng Ni Phật tử ở các tự viện rất hoan hỉ phát huy nội lực hoàn thành trách nhiệm trưởng dưỡng đạo tâm, phụng sự đạo pháp phục vụ xã hội.

 

          b- Ngành Giáo dục Tăng Ni :

          Trường Phật học Bạc Liêu được Trung ương Giáo hội và Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép giảng dạy sơ cấp, trung cấp và lớp cao đẳng Phật học. Trường có hai phân hiệu : Phân hiệu Bắc Tông đặt tại chùa Long Phước và chùa Giác Hoa. Phân hiệu Nam Tông Khmer đặt tại 7 điểm chùa Nam Tông trong tỉnh.

          Tất cả các điểm trường khá đủ tiện nghi, cảnh quan thông thoáng đủ điều kiện cho Tăng Ni sinh hoạt học tập.

          – Ban Giáo thọ giảng dạy của trường có 5 vị tiến sĩ, 2 vị thạc sĩ, 6 vị cử nhân, 8 vị cao đẳng Phật học.

          – Số lượng Tăng Ni sinh được đào tạo trong 5 năm qua cho hai hệ phái Bắc và Nam Tông đã tốt nghiệp :

                   + Sơ cấp :             120 vị

                   + Trung cấp :       278 vị

                   + Cao đẳng :           67 vị.

 

          Và trúng tuyển vào 2 học viện thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ 16 vị.

          Ngoài ra thường xuyên hàng năm trong các khóa an cư kiết hạ Ban Giáo dục Tăng Ni có chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ Phật học cho các vị trụ trì ở các tự viện phật giáo trong tỉnh.

 

          c- Ngành Hoằng pháp :

          Hầu hết các tự viện trong tỉnh đã xây dựng lại khang trang và trụ trì của các tự viện cũng đã có chương trình tu học giáo lý cho Phật tử. Nhiều đạo tràng Phật pháp được tổ chức và sinh hoạt có đông đảo Phật tử tham gia, nhất là chương trình Vu lan báo hiếu. Suốt trong tháng 7 mỗi năm các tự viện thực hiện chủ trương của Tỉnh hội thay phiên tổ chức lễ tri ân báo ân, tạo ra sinh hoạt đạo đức hiếu thảo có ý nghĩa trong xã hội. Đây cũng là thời gian cao điểm của Ban Hoằng pháp Tỉnh hội tận lực trong công tác tổ chức lễ hội Vu Lan cho các tự viện trong tỉnh. Trong 5 năm qua công tác hoằng pháp của Bạc Liêu đã tổ chức hơn 300 buổi thuyết pháp và có hơn 50 ngàn lượt Phật tử tham dự ở các tự viện.

 

          d- Ngành Hướng dẫn Phật tử :

          Trong 5 năm qua, Tỉnh hội thực hiện các thông tư của Trung ương Giáo hội chủ trương cho ngành Hướng dẫn Phật tử tổ chức các sinh hoạt tu học cho Phật tử ở các tự viện Phật giáo trong tỉnh. Cho đến nay, Ban Hướng dẫn Phật tử đã tổ chức được 63 đạo tràng tu học Phật pháp tại 63 điểm chùa trong tỉnh, mỗi đạo tràng từ 80 đến hơn 100 Phật tử tham dự.

 

          – Phân Ban gia đình Phật tử tổ chức duy trì được 4 đơn vị, mỗi đơn vị có từ 40 đến 50 đoàn sinh sinh hoạt.

 

          Bên cạnh các sinh hoạt tu học cho Phật tử, Ban Hướng dẫn Phật tử còn thể hiện trách nhiệm vận động Phật tử ủng hộ cúng dường các khóa An cư kiết hạ cho Tăng Ni, bảo trợ trường Phật học, các cuộc lễ lớn của Giáo hội tổ chức, và tích cực vận động ủng hộ công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng phong trào ích nước lợi dân, đền ơn đáp nghĩa, góp phần đáng kể vào công tác an sinh xã hội.

 

          e- Ngành Văn hóa :

          Trong nhiệm kỳ qua hoạt động của ngành Văn hóa đạt được kết quả :

– Về Hội thảo, triển lãm tranh ảnh, sách, báo : đã biên tập và xuất bản tập Kỷ yếu Hội thảo danh tăng Nguyệt Chiếu, biên tập và xuất bản Tác giả cổ nhạc Bạc Liêu (của cư sĩ Trần Phước Thuận), biên tập và xuất bản Kỷ yếu hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội PGVN và 15 năm hình thành phát triển Phật giáo Bạc Liêu, đã biên soạn tập lịch sử tự viện và danh tăng Phật giáo Bạc Liêu.

          – Tổ chức điều hành biên tập trang báo điện tử Phật giáo Bạc Liêu mỗi tháng 2 kỳ, đến nay có gần 70 ngàn lượt độc giả trên toàn thế giới theo dõi. Ngoài ra còn phát hành báo Giác Ngộ số lượng 3.200 cuốn, tạp chí Văn hóa Phật giáo 2.520 cuốn, tạp chí Xưa và Nay 1.200 cuốn., tạp chí Tôn Giáo 600 cuốn, tạp chí Văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu 600 cuốn. Tổ chức được 2 phòng phát hành kinh sách Phật giáo, 40 lần triển lãm tranh ảnh sinh hoạt Phật sự của Phật giáo Bạc Liêu có hơn 60 ngàn lượt người xem.

          – Về công tác văn hóa kiến trúc, Ban Văn hóa đã tham mưu cho Tỉnh hội 34 công trình xây dựng tự viện và bảo tồn 4 công trình phục chế tự viện cổ, xây dựng 1 tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 44 mét, và quần thể khu Quan Âm Phật Đài.

          – Về việc đưa tin và hình ảnh hoạt động Phật sự của Phật giáo Bạc Liêu đến Đài phát thanh và truyền hình, báo Bạc Liêu, báo Giác ngộ, báo Cần Thơ có hơn 100 lần trong 5 năm qua.

 

          f- Ngành Nghi lễ :

          Nghi lễ là hình ảnh sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hướng đến tâm linh trong Phật giáo đã có từ lâu đời. Tùy theo sự hoạt động của Phật giáo ở mỗi nơi mà phát triển rộng hay hẹp, đơn giản hay phong phú. Các Chư tổ sư vận dụng hình thức nghi lễ vào đời sống thường nhựt của số đông Tăng Ni Phật tử ở tự viện cũng như ở cư gia khi lễ Phật cầu phước, chúc thọ ma chay đều sử dụng nghi lễ Phật giáo.

          Bạc Liêu là tỉnh có truyền thống sinh hoạt nghi lễ Phật giáo, có nhiều điểm mở lớp đào tạo nghi lễ vào thời kỳ những thập niên đầu thế kỷ 20 như chùa Vĩnh Phước An của Hòa thượng Huệ Quang, Vĩnh Hòa của Hòa thượng Huệ Viên, Vĩnh Đức của Sư Nguyệt Chiếu, An Thạnh Linh của Hòa thượng Long Vân v.v…

          Tiếp nối truyền thống của Chư Tổ sư, Ban Nghi lễ của Phật giáo Bạc Liêu hôm nay trong thời gian qua đã tổ chức thực hiện các cuộc nghi lễ ở các tự viện vào những cuộc lễ Phật hàng năm như Phật Đản, Vu Lan, Lễ hội Quán Âm có cộ hoa, thuyền hoa diễu hành rước lễ, quy tụ hàng vạn đồng bào Phật tử tham dự trong niềm hoan hỉ. Ban Nghi lễ còn tổ chức cho các tự viện trong tỉnh thực hiện Lễ tưởng niệm ở Nghĩa trang liệt sĩ, lễ tưởng niệm Chư Tôn đức tiền bối có công sáng lập tự viện và mở mang sự nghiệp đạo pháp trên quê hương Bạc Liêu.

 

          g- Hoạt động tài chánh :

          Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Phật giáo Bạc Liêu lần thứ III và triển khai Thông tư của Trung ương Giáo hội. Ban Tài chánh nhiệm kỳ qua đã vận động tài chánh ở các tự viện và Phật tử đóng góp ủng hộ vào các công tác Phật sự như : tổ chức các cuộc Đại lễ, tổ chức An cư kiết hạ, tổ chức bảo trợ trường Phật học, công đức phí về Trung ương Giáo hội, chi cho các ngành hoạt động, và sinh hoạt Văn phòng Tỉnh hội, tổ chức Đại Giới Đàn, hỗ trợ điều trị bệnh cho các vị thành viên cao tuổi của Tỉnh hội. Số lượng tài chánh chi trong 5 năm qua gần 4 tỷ đồng (Việc chi thu tài chánh có báo cáo riêng).

 

          h- Ngành Từ thiện xã hội :

          Công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Bạc Liêu được tổng kết trên nhiều đơn vị cơ sở Phật giáo trong tỉnh của Ban Từ thiện xã hội tỉnh, huyện, thành phố, của Phật giáo Nam Tông Khmer, của các tịnh xá hệ phái Khất sĩ, của các tự viện Bắc Tông trong tỉnh. Kết quả trong nhiệm kỳ qua công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Bạc Liêu như sau :

          – Về công tác vận động cứu trợ cho người nghèo và đồng bào ở vùng bị thiên tai, quà bằng lương thực thực phẩm tổng trị giá 46 tỷ 7 trăm triệu đồng.

          – Về công tác vận động ủng hộ người tàn tật và bệnh nhân nghèo : xe lăn, mỗ mắt, vá môi, bảo hiểm xã hội, tổng trị giá 3 tỷ 500 triệu đồng.

          – Về công tác vận động ủng hộ quỹ an sinh xã hội : cầu đường, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, bếp ăn từ thiện…tổng trị giá 4 tỷ 300 triệu đồng.

          – Về công tác ủng hộ quỹ khuyến học, học bổng học sinh sinh viên nghèo hiếu học. Ủng hộ xây dựng trường học, tập vở, quần áo cho học sinh nghèo…tổng giá trị 3 tỷ 700 triệu đồng.

          – Công tác tổ chức cơ sở y học dân tộc, có 8 phòng thuốc nam dược điều trị gần 60 ngàn lượt bệnh nhân và cấp miễn phí trên 80 ngàn thang thuốc y học dân tộc. Ngoài ra còn 2 cơ sở điều trị Tây y tại chùa An Thạnh Linh và tịnh xá Bửu An chữa trị miễn phí cho bệnh nhân.

          – Tổ chức cơ sở từ thiện ở hai điểm chùa Long Phước nuôi trẻ mồ côi, chùa Phước Linh nuôi trẻ em cơ nhở và người già neo đơn. Chi phí hàng tháng trên 300 triệu đồng.

          Tổng kết giá trị bằng tiền của ngành Từ thiện xã hội của Phật giáo Bạc Liêu hoạt động trong 5 năm qua 58 tỷ 200 triệu đồng.

          Nhìn chung công tác hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Bạc Liêu kết quả khá tốt,  góp phần về mặt an sinh xã hội đạt chỉ tiêu của nghị quyết Đại hội III. Đây là Phật sự thường nhựt của Tăng Ni Phật tử có ý nghĩa thiết thực phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật.

 

III.- NHẬN XÉT :

          Kết quã công tác Phật sự nhiệm kỳ III của Phật giáo Bạc Liêu nhận thấy có những ưu điểm như sau :

          1)- Về Tăng sự : đã tổ chức An cư kiết hạ là sinh hoạt truyền thống của Tăng Ni hàng năm, tổ chức được 2 Đại Giới Đàn tạo điều kiện cho Tăng Ni thọ lãnh giới luật tu hành. Kiểm tra hồ sơ Tăng Ni và thống kê đầy đủ tự viện trong tỉnh, ổn định được tình hình sinh hoạt của các tự viện Phật giáo trong tỉnh.

          2)- Về Giáo dục Tăng Ni :  tổ chức được trường Phật học từ cơ bản đến cao đẳng cho hai hệ phái Bắc Tông và Nam Tông Khmer, đặc biệt tổ chức riêng được cho giới ni trường trung cấp Phật học tại chùa Giác Hoa.

          3)- Về Hoằng pháp : duy trì và phát triển công tác thuyết giảng Phật pháp ở các cơ sở tự viện nhất là vùng nông thôn đạt kết quả khá thuận lợi, và các lớp giáo lý ở các đạo tràng hoạt động tốt.

          4)- Việc Hướng dẫn Phật tử : tương đối khá phát triển các mặt tu học, đáp ứng được nguyện vọng của từng giới trong sinh hoạt tín ngưỡng để rèn luyện đạo đức góp phần tốt đẹp xã hội.

          5)- Về Văn hóa : ghi nhận kịp thời công tác Phật sự của Tỉnh hội để đưa lên báo đài phát huy kết quả những việc làm được. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nhưng cũng vận động thực hiện được các đầu sách có giá trị lịch sử, và hàng ngàn hình ảnh ghi nhận hoạt động Phật sự của Phật giáo Bạc Liêu trong 5 năm qua.

          6)- Về Nghi lễ : tổ chức trang nghiêm long trọng các Đại lễ truyền thống Phật giáo, các Lễ tưởng niệm tổ sư tiền bối và anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân, làm tăng trưởng lòng tin về chính sách tự do tín ngưỡng Tôn giáo của nhà nước.

          7)- Về Tài chính : mặc dù còn trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế

nhưng với số tài chính cơ bản của Tăng Ni và Phật tử ở các tự viện đóng góp cũng tương đối đủ cho hoạt động Phật sự của Tỉnh hội và ủng hộ công đức phí về Trung ương Giáo hội.

          8)- Về Từ thiện xã hội : trong hoàn cảnh khó khăn của một tỉnh còn nghèo nhưng công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Bạc Liêu đạt được kết quả rất khả quan góp phần làm giảm nổi khó khăn của đồng bào ruột thịt trong nghĩa cử “lá lành đùm lá rách”.

          Nhìn chung công tác Phật sự nhiệm kỳ III của Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu kết quả được ổn định, tuy rằng gặp phải hoàn cảnh mất 2 vị Hòa thượng đứng đầu trong hệ phái và cũng là lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh hội, nhưng Ban Trị sự và Tăng Ni Phật tử giữ vững tinh thần đoàn kết để vượt qua, biến tiếc thương thành hành động, quyết tâm đoàn kết chung lòng phụng sự đạo pháp phục vụ quê hương Bạc Liêu ngày càng phồn thịnh.

 

          * Mặt khuyết điểm :

– Trong quá trình hoạt động Phật sự của Tỉnh hội còn đôi lúc thiếu chủ động do đó khi có việc nhiều không đủ thời gian giải quyết làm cho Tăng Ni Phật tử không hoan hỉ.

          – Một số thành viên trong Thường trực Ban Trị sự, thường vắng mặt trong các phiên họp định kỳ, do đó gặp khó khăn không giải quyết kịp thời những vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của chức năng.

          – Chế độ báo cáo của các ngành, các Ban Đại Diện huyện thành phố chưa thực hiện nghiêm túc nên gây trở ngại cho Thường trực Ban Trị sự khi giải quyết những vần đề liên quan đến Tăng Ni và các tự viện trong tỉnh, do đó phần nào còn hạn chế trong công tác Phật sự..

          – Công tác Phật sự còn trong tinh thần tự giác tự nguyện, đôi khi cán bộ công tác chưa quyết tâm cao, dễ bị chi phối trong hoạt động Phật sự, từ đó dẫn đến kết quả không đạt như kế hoạch của Thường trực Tỉnh hội đề ra..

 

IV.- KẾT LUẬN :

          Bằng tinh thần từ bi hỉ xã của đạo Phật, Tỉnh hội, các Huyện Thành hội Phật giáo của tỉnh Bạc Liêu trong 5 năm qua quyết tâm đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm Giáo hội, phụng sự chúng sanh, cúng dường Chư Phật. Những thành quả mà Phật giáo Bạc Liêu đạt được trong nhiệm kỳ qua là kết quả công lao của Tăng Ni Phật tử trong tỉnh, trên cơ sở đó Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xin tán thán công đức của toàn thể quý vị và xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chân tình của lãnh đạo, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo Bạc Liêu hoạt động Phật sự đạt được kết quả như hôm nay và mong rằng với tinh thần cao quý đó được tiếp tục trên lộ trình phát triển của Phật giáo Bạc Liêu.

          Một chặng đường đã qua, một đoạn hành trình đang dàn trải trước mắt, với tinh thần độ lượng bao dung để nhìn và đánh giá thành quả đạt được của Phật giáo Bạc Liêu trên một mức độ tương đối để hòa hợp. Bằng tinh thần đó chúng ta cùng chung sức chung lòng kề vai sát cánh bên nhau, quyết tâm hơn nữa trong công tác Phật sự còn đang chờ đợi Tăng Ni Phật tử các cấp Giáo hội trong tỉnh thực hiện hữu hiệu phương châm của Giáo hội : “Đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.

          Trước khi kết thúc bản tổng kết, thay mặt Ban Trị sự Phật giáo Bạc Liêu kính chúc Chư Tôn Giáo phẩm, Chư đại biểu Tăng Ni Phật tử, Chư vị Khách quý thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường, thành tựu mọi ý nguyện.

 

          Kính chào hoan hỉ và thành thật tri ơn.

          Kính chúc Đaị hội thành công tốt đẹp.

Nam mô hoan hỉ tạng Bồ tát Ma ha tát

Cập nhật ( 06/03/2012 )

Related Posts

Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

2 ngày trước
0
á

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

2 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

4 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

4 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

5 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

5 ngày trước
0
Next Post

Sự phát triển của một cấp giáo hội mới (Thượng tọa Thích Quảng Thới)

Một số hoạt động tiêu biểu về giáo dục Tăng Ni ở Bạc Liêu (ĐĐTS Thích Phư

Bài viết xem nhiều

  • á

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khái lược về kiến trúc của chùa Nam tông (Nguyễn Trung Hiếu)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 342
  • 1.871
  • 203.553

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học