TINH THẦN ĐỐI * Ni Trưởng Thích Nữ Huệ Hương Lời đầu tiên xin thay mặt Ni giới chung, Phân Ban đặc trách đối ngoại nói riêng, chúng tôi kính cầu nguyện Phật từ gia hộ Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quý Sư Trưởng, quý Ni sư và chư Ni trong và ngoài nước pháp thể khinh an chúng sanh dị độ, và chúng tôi kính xin chúc sức khỏe đến quý vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam, quý vị nhân sĩ trí thức, quý vị tôn giáo bạn và toàn thể quý đại biểu lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Kính bạch Kính thưa quý vị đại biểu Thật vô cùng hạnh phúc cho Ni giới Phật giáo Việt Nam trong ngày Hội nghị lịch sử này, được sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Trung ương và các cấp Giáo hội tỉnh thành và sự tham dự của quý vị lãnh đạo chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, nhất là quý vị lãnh đạo cao nhất của phụ nữ Việt Nam, quý vị nhân sĩ trí thức, quý vị đại biểu trong và ngoài nước về dự hội nghị Sakyadhita lần thứ 11. I. Quá trình phát triển nữ giới Phật Giáo Xuyên qua lịch sử, việc hoằng truyền chánh pháp của hàng nữ lưu Phật giáo đã đạt nhiều kết quả. Điển hình, khi Đức Phật cho phép Những gì hàng nữ lưu thực hiên được cũng không kém phần nam giới, điển hình là Vào Phật lịch năm 236 (tức là 308 trước Dương lịch) có vị A la hán Mahā Mahinda, con trai của vua Asoka đến Sri Lanka truyền đạo. Không bao lâu. Ngài đã nhanh chóng triển khai bức thông điệp từ bi của Đức Phật khắp hải đảo này và đã thành lập Giáo hội Tăng đoàn tại nơi đây. Điều đặc biệt là hoàng hậu Anulā, cùng 500 thị nữ đến nghe pháp và xin xuất gia. Lúc bấy giờ, Ngài Mahinda không thể chủ trì lễ xuất gia cho nữ giới, nên gợi ý vua Devanampiya Tissa cung thỉnh Sanghamita là em gái của Ngài, từ Ấn Độ sang Sri Lanka xuất gia cho họ. Được sự cho phép của vua cha (hoàng đế Asoca) nàng Sanghmitta đem nhánh Bồ đề từ Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) đến trồng tại II. Tiếp nối truyền thống và sự phát triển của Ni giới Việt Nam Ni giới Việt Nam tiếp nối truyền thống của Di Mẫu, một vị Thánh, một vị Tổ của Ni giới, là một ánh đuốc soi đường, là tấm gương sáng trong lịch sử Phật giáo. Chư Ni tại Việt Với truyền thống cao quý trên, quý Ni trưởng, quý Ni sư trải qua nhiều thời đại đã được xuất gia và thọ giới với các bậc danh Tăng từ miền Bắc đến miền Nam đã làm nên trang sử vàng phụ nữ Phật giáo Việt Nam, như Ni sư Diệu Nhân công chúa Lý Ngọc Kiều (1042 – 1113) thời nhà Lý, Ni sư Tuệ Thông được vua Trần Phong “Tuệ Thông Đại Sư”, Sư bà Diệu Hương, Sư bà Diệu Không (1905 – 1997), Ni trưởng Diệu Tịnh, Ni trưởng Diệu Tấn, Ni trưởng Giác Nhẫn, Ni trưởng Tâm Nhàn, Ni trưởng Hồng Nga (Diệu Ngọc), Ni trưởng chùa Linh Phong, Ni rưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên…, đại lão Ni trưởng Diệu Kim (1908 -1976) là một vị pháp sư nổi tiếng một thời. Đặc biệt, có Ni trưởng Diệu Tánh tự Như Thanh viện chủ Tổ đình Huê Lâm (1911 – 1999) là bậc long tượng của Ni chúng. Vào ngày Nhân Hội nghị lịch sử trọng đại này, là hội thảo chủ đề: “Những người phụ nữ Phật giáo xuất chúng” 1, chúng tôi thấy rằng về phương diện giáo dục đào tạo lớp Ni trẻ đủ đạo hạnh thừa kế trong thời hiện đại rất thiết thực, nhất là Việt Nam đang trong xu thế hội nhập thế giới. Chúng ta nên nghiên cứu chuyển hóa việc sinh hoạt đào tạo cho phù hợp, hướng dẫn phật tử trở về cội nguồn. Để theo kịp trào lưu tiến hóa của thời đại, không để lỡ cơ duyên mà phải thích nghi với mỗi quốc gia nơi mình cư ngụ để hoàn thành nhiệm vụ, thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi thử thách, đó là điều quan trọng.Vì vậy hàng lãnh đạo Ni giới cần đào tạo giáo dục một đội ngũ Ni trẻ và Phật tử có đầy đủ kiến thức cần nhất là trí lực và đạo lực, chuyển hướng tư duy mới đem đạo vào đời, xứng đáng hơn nữa là người con gái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ khi Việt Nam được thống nhất năm 1975 đến nay, Phật giáo luôn phát triển không ngừng Phật giáo Việt Nam cũng hòa niềm vui chung của dân tộc. Vào năm 1981, Phật giáo Việt Nam đã thống nhất 9 hệ phái Phật giáo từ Bắc chí Nam thành một Giáo hội lãnh đạo duy nhất, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một sự kiện lịch sử đáng ghi nhận là vào ngày 01 tháng 01 năm 2009 vừa qua, quý tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội cho phép Ni giới được thành lập Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là thành tựu phát triển kịp thời trong xu thế hội nhập, và cũng là dấu ấn trong lịch sử Ni giới Việt Do vậy, khi đề cập đến sự phát triển hàng Ni lưu vững chắc để trang nghiêm Giáo hội thì có nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố con người đạo đức là vị trí trọng yếu. Bởi lẽ đó, việc đào tạo giáo dục số Ni trẻ ở tương lai, đầy đủ tác phong đạo hạnh chuẩn mực là việc cấp thiết. trước nhiệm vụ lớn lao này, thiết nghĩ Ni giới chúng ta phải phát huy hơn nữa nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh. Nhất là vai trò đối ngoại, đòi hỏi con người thật sự hy sinh vì đạo pháp dân tộc, hội đủ điều kiện hòa mình cùng Phật giáo thế giới trong thời hội nhập, làm cho ngôi nhà Phật giáo Vệt IV. Cần phát huy vai trò đối ngoại của phụ nữ Phật giáo Những công tác đối ngoại là hết sức quan trọng trong thời hội nhập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, Ni giới và Phật tử toàn cầu nói chung. Dân tộc Việt Mặc dù trên 30 năm xây dựng và phát triển đất nước gặp rất nhều gian khó, nhưng nhờ sự đoàn kết của toàn dân nên thành tựu rất to lớn. Trong thành công này, phần lớn nhờ bộ phận ngoại giao, giao thiệp bạn bè trên thế giới. Về phụ nữ Việt Nam có bà Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định, Trương Mỹ Hoa, bà Hà Thị Khiết… là những phụ nữ ngoại giao rất tài giỏi. Thực tế đã chứng minh vai rò của phụ nữ trong công tác đối ngoại ở nhiều lãnh vực đã thành tựu rất lớn. Gần đây phụ nữ Việt Nam tham gia hội nghị Phật giáo các nước, như Canada, Trung Quốc… nhằm tôn vinh và nhận thức về gới, các doanh nghiệp nữ. Ni giới cũng như nữ Phật tử đã đứng trong Ban chấp hành phụ nữ các cấp góp phần chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam (Dioxin), phòng chống HIV/AIDS, chống bạo lực và buôn bán phụ nữ, trẻ em, giúp phụ nữ nghèo cải thiện đời sống, nhất là Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đã tạo điều kiện cho gần 400 đại biểu thuộc các doanh nghiệp Việt Nam sánh vai với nữ doanh nhân thế giới rất thành đạt. tuy các quốc gia có khác nhau nhưng nhờ sự ngoại giao trao đổi rút những kinh nghiệm nên đã đi đến thành công. Riêng về phụ nữ Phật giáo Việt V. Kết luận và kiến nghị Trong suốt chặn đường gần 40 năm qua, với sự sáng suốt của Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như sự tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhà nước, Mặt trận và Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệt phụ nữ Việt Nam đã quna tâm về sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam nói chung Ni giới nói riêng. Vì thế hàng Ni giới Phật giáo hoạt động đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Là phận Ni lưu nhưng không thể quay lưng với thế tục, chùn chân trước mọi thử thách, mà phải hòa nhập với cộng đồng xã hội đúng với truyền thống “Đạo tục dung thông”, y theo lời dạy của Đức Phật là cứu khổ ban vui, cần quan tâm những cách xa đô thị, những nơi cần có tình thương của Phật giáo, không khép mình nơi ngưỡng cửa thiền gia mà phải hài hòa cùng cộng đồng dân tộc làm cho ích nước lợi đạo. Điều này đã chứng minh những năm gần đây chư Ni được mời tham dự các Hội nghị quốc tế rất nhiều, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Liên Bang Đức, Mã Lai, Mông Cổ, Thái Lan… cũng như Hội nghị mang tầm vóc phụ nữ Phật giáo thế giới ngày hôm nay. Mặc dù Ni giới Việt Nam được phát triển và vấn đề sinh hoạt trong thời đại mới có rất nhiều thuận lợi nhưng muốn giữ gìn bản sắc và truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế là một cơ hội và cũng là điều thách thức không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì nhẫn nại, tận tụy hy sinh mới vượt qua mọi khó khăn. Do vậy chúng tôi xin đề nghị chư Ni lãnh đạo và Phật tử chúng ta nên đổi mới tư duy không nên có những vướng mắc dị biệt, những thành kiến hệ phái, cục bộ địa phương, làm mất sự đoàn kết, phải thắt chặt vòng tay phát huy truyền thống sáng suốt của Di Mẫu, và những bậc thánh Ni từ thời Đức Phật còn tại thế. Chúng ta cần nối tiếp hoài bão của Chư Tôn đức Ni Việt Nam đã nhiều tâm huyết tận tụy hy sinh công sức, phát huy vai trò của Ni giới trong nhiệm vụ “Hoằng pháp lợi sinh, báo Phật ân đức”. Được như thế Ni giới toàn cầu mới phát triển vững chắc, nếu không thì là lời nói suông mà thôi. Ni giới Việt Nam kính mong Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhà nước Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quan tâm hơn nữa cho sinh hoạt của Ni giới, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong vấn đề đào tạo chư Ni trẻ ở tương lai. Cuối cùng chúng tôi mong rằng Chư Tôn đức Ni và chư Phật tử trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng vì truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, hãy thực sự đoàn kết cùng sánh vai với Ni giới và Phật tử toàn cầu để phát huy chánh pháp, được như thế thì Ni Giới mới phát triển vững chắc. Hy vọng rằng Chư Tôn đức Ni, quý vị học giả, Quý vị nhân sĩ trí thức cùng toàn thể quý vị đại biểu dự hội nghị Sakydhita lần thứ 11 hôm nay sẽ có những phát biểu ý kiến góp ý để làm cho vườn hoa Phật giáo ngày càng tươi thắm hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm tạ Chư Tôn Đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội, quý Sư trưởng, Ni trưởng, Ni sư, quý quan khách, quý nhân sĩ trí thức, quý vị chức sắc tôn giáo bạn cùng toàn thể quý đại biểu đã lắng nghe chúng tôi trình bày tham luận. Kính chúc Hội nghị Phụ nữ Phật giáo thế giới (Sakyadhita) lần thứ 11 được thành công tốt đẹp.
|
Cập nhật ( 04/01/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com