TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO * Thượng tọa Trần Kiến Quốc Đoàn Đại biểu Phật giáo Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cuối khu vực sông Hậu thuộc ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 3.223km2, là một trong số các tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống gồm 374.714 người, chiếm tỷ lệ 29,35% dân số. Sóc trăng cũng là tỉnh có nhiều tôn giáo, trong đó Phật giáo chiếm số đông, có 448.000 Phật tử, riêng Phật giáo Nam tông Khmer có 344.537 Phật tử, có 92 ngôi chùa và 36 sala tel, với số lượng Sư sãi đang tu học là 1.830 vị, Chức sắc 88 vị, Ban quản trị có 1.326 vị. Sóc Trăng là một tỉnh nghèo có đông đồng bào dân tộc Khmer, cơ sở hạ tầng và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, song với sự giúp đỡ của Đảng, Chính quyền, Mặt trận các cấp, những năm qua đã thực hiện tốt về chỉ thị 68 của Trung ương và các chương trình nâng cao đời sống, nhất là chương trình 134, 135 đạt được những kết quả tốt đẹp, từ đó đưa sự phát triển kinh tế hằng năm không ngừng vươn lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 12,84%, GDP bình quân đầu người là 539USD/người/năm; đời sống đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer được cải thiện, có 20.654 người dân tộc được giải quyết việc làm, có 10.160 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống 24,73%; xây dựng gần 1.000 căn nhà tình nghĩa và 6.034 căn nhà tình thương; các công trình cơ sở hạ tầng đều được quan tâm như : điện, đường, trường học, trạm y tế nhiều nơi đã xây dựng mới; các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, an ninh chính trị được ổn định. Với thành tích trên, vai trò Hội ĐKSSYN của tỉnh đã có sự đóng góp quan trọng, đó là tích cực vận động, động viên tinh thần đồng bào Khmer, Sư sãi trong việc phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tham gia tốt các hoạt động của chính quyền, đoàn thể và các hoạt động xã hội ở địa phương; củng cố an ninh quốc phòng, cảnh giác trước mọi âm mưu, diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa dần những tập quán lạc hậu; đẩy mạnh công tác giảng dạy và học tiếng và chữ Khmer. Ngoài ra, Hội còn thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội, nhiều chùa đã đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đoàn kết, đóng góp quỹ khuyến học, hiến đất xây trường học, tích cực vận động toàn dân thực hiện nếp sống mới ở khu dân cư, trong đó nhiều ấp, ngôi chùa được công nhận là cơ sở văn hóa. Với thành tích đóng góp, cống hiến quý báu của Hội ĐKSSYN và đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của tập thể và cá nhân trong đó có nhiều Chức sắc chúng tôi. Nhân đây, tôi xin trình bày thêm một số nét về hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua, kể từ sau Hội nghị Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức lần thứ I năm 2004 đến nay, cụ thể như sau: Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng đến nay đã trải qua 06 kỳ Đại hội. Đại hội lần mới đây nhất vào năm 2007 (nhiệm kỳ 2007 – 2012) đã được các tỉnh bạn đánh giá cao và thành công tốt đẹp. Đại hội đã đánh giá mặt thành công, hạn chế trong thời gian qua, đề ra được phương hướng mới, thông qua điều lệ, quy chế hoạt động, đặc biệt là bầu 35 vị tham gia Ban chấp hành và suy cử 06 vị vào Ban cố vấn. Từ sau Đại hội, Hội củng cố bổ sung 07 Chi hội ĐKSSYN các huyện, thành phố gồm 60 vị. Có thể nói, được sự giúp đỡ của Ban Trị sự Tỉnh hội, Chính quyền, Mặt trận các cấp, nhất là Sở Nội vụ – Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh, Hội ĐKSSYN đã thực hiện và thể hiện tốt vai trò của mình, đã động viên Chức sắc, Sư sãi, Phật tử tham gia chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, ổn định trật tự xã hội tỉnh nhà. Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của Chính quyền, nhất là Sở Nội vụ – Ban Tôn giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo Nam tông Khmer thực hiện tốt các hoạt động đạt kết quả phấn khởi như: Các cơ sở thờ tự trong toàn tỉnh đã xây dựng, sửa chữa mới được 62/92 Chánh điện (trong đó có 41 chùa đã tổ chức Lễ Kiết giới). Đã bổ nhiệm xong cho 33 vị trụ trì, ngoài ra có 55 vị đang lập thủ tục xin bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm, còn khuyết 04 chùa chưa có trụ trì với lý do chưa hội đủ điều kiện để bổ nhiệm. Song song đó, Hội cũng thực hiện tốt một số mặt công tác trọng tâm như : Một là: Tuyên truyền phổ biến cho các Chức sắc, Sư sãi, Phật tử hiểu rõ Phật giáo Nam tông Khmer là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Sóc Trăng luôn luôn thực hiện theo HIến chương của Giáo hội cùng với nội quy, điều lệ của Hội. Hai là: Về đào tạo, hướng dẫn các chùa trong tỉnh tổ chức các lớp dạy Pali, Thomavini phục vụ nhu cầu tu học của Tăng sinh. Hằng năm, chọn một số Sư các chùa trong tỉnh cử tuyển vào học tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ đặt tại tỉnh Sóc Trăng và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer khu vực tại Tp. Cần Thơ, đặc biệt, trong thời gian qua có 05 vị du học nước ngoài. Mặt khác, các chùa trong tỉnh đã mở 230 lớp Pali – Thomavini. Riêng năm 2008, đã mở được 23 lớp Pali, số lượng 412 Tăng sinh; Thomavini có 16 lớp, với số lượng 05 Tăng sinh theo học. Hưởng ứng chiến dịch ánh sáng văn hóa hè, các chùa hàng năm đều có tham gia mở lớp giảng dạy chữ Khmer cho con em trong phum sóc. Năm 2008, đã mở được 460 lớp, có 9.200 học sinh theo học. Ba là: Về kinh sách, để phục vụ các lớp học Pali – Thomavini cấp cơ sở trong việc học tập kinh điển. Vừa qua, được Trung ương Giáo hội và Ban Tôn giáo Chính phủ giúp đỡ đã cấp phát 14.754 quyển kinh sách các loại. Hiện tại, số sách, kinh các chùa ở cơ sở nhận về được bảo quản tốt. Việc nhập, mua Đại Tạng kinh phục vụ nghiên cứu chuyên sâu giáo lý Phật, tính đến nay đã có 47/92 chùa có Đại Tạng kinh, mua mới được 05 bộ từ Campuchia để phục vụ lễ hội. Nhìn chung, trình độ học tập của Tăng sinh ngày càng được nâng cao, nhưng các vị tham gia giảng dạy đều chưa được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ sư phạm, chương trình giảng dạy chưa quy định cụ thể và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, nên chất lượng dạy và học chưa cao. Cho đến nay, đã có 05 vị Sư đi du học ở nước ngoài (03 vị học tại Bốn là: Bước đầu Hội đã thống kê, có 26 vị Chức sắc, Sư sãi và 36 chùa có công trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ, đã được Nhà nước phong tặng Huân chương cho 12 vị Sư sãi. Nhưng việc xem xét khen thưởng và phong tặng Huân chương còn chậm. Riêng trong tỉnh hiện có 02 chùa được Bộ Văn hóa thông tin công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, 02 chùa được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ kinh phí xây dựng sửa chữa 02 chùa tại huyện Vĩnh Châu, với số tiền 400 triệu đồng. Năm là: Hiện nay 92 chùa trong tỉnh đã có con dấu và được bảo quản tốt. Sáu là: Thời gian qua Hội đã triển khai, tổ chức cho Sư sãi tiến hành làm lý lịch theo mẫu thống nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để dễ dàng quản lý và đã bàn đến việc cấp chứng điệp cho Sư tu học tại các chùa nhưng có nhiều ý kiến khác nhau nên chưa thực hiện được. Để đạt được những kết quả trên, trước hết là nhờ sự giúp đỡ của cấp Ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận các cấp, nhất là Sở Nội vụ – Ban Tôn giáo, đồng thời được sự hướng dẫn của Ban Trị sự Tỉnh hội, sự tích cực của các vị Chức sắc, Sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer đã thực hiện tốt vai trò Phật sự của mình với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”; sự phối hợp cùng với Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động Phật tử thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực dân cư”; tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện công tác từ thiện xã hội; tuyên truyền, giáo dục Chức sắc, Sư sãi và Phật tử nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Bên cạnh những thành quả đạt được, còn có những mặt hạn chế như: – Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học của các vị Sư sãi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trình độ học vấn của Sư sãi còn yếu kém về văn hóa phổ thông và cả về trình độ Phật học. Do đó, làm hạn chế đến công tác giảng dạy, tuyên truyền về pháp luật. – Hiện nay, còn nhiều chùa chưa đăng ký hợp thức hóa Quyền Sử dụng đất do một số Phật tử được các vị Sư hoặc Ban quản trị cho ở trước, sau giải phóng nên chưa di dời được. – Một số vị trụ trì, Tăng trưởng và Ban quả trị các chùa chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quy định, nên việc quản lý Sư sãi và các hoạt động Phật sự chưa đi vào nề nếp. – Việc kiểm tra, lập thủ tục bổ nhiệm trụ trì, phó trụ trì ở một số cơ sở nơi khuyết thiếu còn chậm, chưa đủ điều kiện, không bổ nhiệm được. – Tình trạng mất đoàn kết giữa Sư và Ban Quản trị ở một số chùa vẫn còn diễn ra, dẫn đến chỗ kẻ xấu lợi dụng… nhiều Sư đã hoàn tục xuất tu, nên một số chùa hiện nay còn vài Sư tu nhưng còn trẻ, từ đó chưa đảm bảo tốt việc thực hiện Phật sự tại chùa. Trên đây là một số kết quả thực hiện của Hội ĐKSSYN – Phật giáo – Đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam xem xét cho thành lập Ban phụ trách Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ trực thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. – Đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo sọan giáo án giảng dạy Lớp cơ sở, sơ cấp Pali – Thomavini cho thống nhất với nhau toàn Đồng bằng Sông Cửu Long. – Đề nghị khắc con dấu cho Chi hội ĐKSSYN các huyện, thành. – Cần có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời cho các vị Sư sãi tham gia kháng chiến cũng như có nhiều thành tích trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. – Đề nghị sớm xem xét, xếp hạng những chùa đạt tiêu chí công nhận di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và hỗ trợ một phần kinh phí cho các chùa nuôi chứa cán bộ cách mạng hiện nay đã xuống cấp mà không có điều kiện để xây dựng sửa chữa lại. Trước khi dứt lời, thay mặt Ban Trị sự, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước cùng đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Sóc Trăng, kính chúc sức khỏe quý Đại biểu, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. |
Cập nhật ( 15/10/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com