Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TỈNH CÀ MAU

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TỈNH CÀ MAU

* Thượng tọa Thạch Hà

Đoàn Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Cà Mau

Trong khung cảnh trang nghiêm hôm nay, tôi rất danh dự được Ban Tổ chức dành thời gian và cho phép tôi đại diện Phật giáo Nam tông Khmer thuộc Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Cà Mau thay mặt Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Cà Mau phát biểu tham luận một số ý kiến về tình hình Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Cà Mau, nhằm góp một phần nhỏ cho Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer hôm nay để đúc kết, thống nhất ý chí hành động các vấn đề công tác Phật sự trong Phật giáo Nam tông Khmer, nhất là nội dung Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nuớc đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng. Đây là điều kiện tốt để cho các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.   

Như quý vị đã biết, Cà Mau là một tỉnh vùng xa, vùng sâu, nằm tận cực Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 5.210km2, diện tích đất nông nghiệp 370.061ha. Tổng số dân trong tỉnh có trên 1,2 triệu người. Trong đó, người dân tộc Khmer có trên 6.000 hộ, với trên 34.000 nhân khẩu, chiếm 2,46% dân số trong toàn tỉnh, hầu hết người dân tộc Khmer làn tín đồ của Phật giáo Nam tông Khmer.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 07 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer và 02 điểm Salatene, với 30 vị sư, trong đó có 02 vị Thượng tọa, 05 vị Đại đức trụ trì, 04 vị phó trụ trì. 02 vụ Thượng tọa, 05 vị Đại đức và Achar tham gia trong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau, với chức danh Phó Ban và Ủy viên của Ban Trị sự. Ngoài ra, các vị Thượng tọa, Đại đức và các vị Achar còn kiêm nhiệm nhiều mặt công tác chính trị – xã hội như giữ các chức vụ Hội trưởng, Hội phó Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp…

Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước là một tổ chức chính trị – xã hội, với tinh thần củng cố mặt trận khối đại đoàn kết, đoàn kết giữa chư Tăng với Phật tử và bà con đồng bào dân tộc Khmer, kế thừa truyền thống yêu nước của giới Sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ. Năm 2003, Đại hội đã đề cử Ban chấp hành nhiệp kỳ 2003 – 2008 gồm 27 vị.

Về chùa chiền: Chùa Phật giáo Nam tông Khmer là nơi thờ tự trang nghiêm theo truyền thống của Phật giáo, đồng thời là nơi tập trung sinh hoạt các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Chính vì thế, chư Tăng luôn có mối quan hệ, gắn bó mật thiết với bà con đồng bào dân tộc Khmer.

Đời sống kinh tế: Phong trào lao động sản xuất của chùa chiền và bà con đồng bào dân tộc Khmer luôn đẩy mạnh mô hình sản xuất thâm canh tăng vụ và trồng trọt các loại cây, hoa màu khác, nhằm tăng thêm sản lượng lương thực cho chư Tăng và đồng bào dân tộc Khmer, từng bước cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Sự nghiệp cách mạng luôn vận động và phát triển đi lên, từ đó, cuộc sống của chư Tăng và đồng bào Phật tử Khmer cũng không ngừng được cải thiện, tình trạng đói nghèo từng bước được giảm đáng kể.  

Về công tác giáo dục: Giáo dục – đào tạo trong chư Tăng luôn được củng cố và phát triển. Việc dạy và học chữ Khmer, các chùa đều duy trì tốt. Tuy nhiên, trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc Khmer còn thấp, nhất là việc dạy và học tiếng mẹ đẻ còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện tốt việc tổ chức dạy song ngữ (Khmer – Việt) cho con em vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.

An ninh – Chính trị – Xã hội: Chư Tăng và Phật tử người dân tộc Khmer luôn có ý thức đề cao cảnh giác mọi âm mưu phá hoại của những phần tử xấu, gây chia rẽ mất đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đồng thời, chấp hành và thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.     

Qua đó, chúng tôi luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong Tăng tín đồ Phật tử và đồng bào dân tộc Khmer, nhất là phát động phong trào lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, để góp phần thực hiện tốt chương trình hành động cũng như Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Việc thực hiện chính sách tôn giáo là chiến lược lâu dài, phức tạp và là vấn đề nhạy cảm, nhất là một số phần tử xấu hiện đang lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá Nhà nước ta, gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo… Trước tình hình đó, chúng ta phải luôn cảnh giác chống lại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ xấu, ra sức giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, nhằm góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa trong tình hình mới.

Theo Phật giáo Nam tông Khmer, đồng bào dân tộc Khmer luôn gắn liền với chùa chiền của Phật giáo Nam tông Khmer nên hoạt động Phật sự gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer cũng như các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Theo quan điểm của Đảng một cách toàn diện trên cơ sở bình đẳng và phù hợp với xu hướng phát triển, nhất là chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các hoạt động tôn giáo, phát triển hệ thống giao thông vùng đồng bào dân tộc; phân bố dân cư, phân bổ lao động sao cho phù hợp giữa các vùng đồng bào dân tộc ở địa phương, đồng thời quan tâm phát triển văn hóa dân tộc, ngôn ngữ, chữ viết dân tộc với việc phổ cập tiếng phổ thông; đẩy mạnh công tác giáo dục lòng tự hào của dân tộc và nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Về khen thưởng: Trong thời kỳ kháng chiến, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Cà Mau đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã tham mưu đề ghị Ban Tôn giáo Chính phủ và đã khen thưởng cho 04 chùa, 82 vị sư đã có nhiều thành tích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau có 04 trong 07 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau đã đề nghị với các cấp chức năng xét công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đến nay, chùa Cao Dân, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình đã được công nhận là chùa Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.

Trên đây là một số ý kiến tham luận của Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Cà Mau. Sau cùng xin kính chúc chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni dồi dào sức khỏe, thân tâm thường an lạc trên bước đường duy trì Đạo pháp; kính chúc quý vị khách quý vạn sự an lành và thành tựu mọi công tác.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức và toàn thể quý Đại biểu đã quan tâm lắng nghe. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cập nhật ( 15/10/2008 )

Related Posts

Phật tử lắng nghe thuyết giảng

Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

1 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

2 ngày trước
0
Quang cảnh khóa tu

Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

2 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: [Video] Tổng hợp tin hoạt động Phật sự tỉnh tháng 02 năm 2023

4 ngày trước
0
Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban trị sự Phật giáo tỉnh trao tặng 2,4 tấn gạo cho học sinh và bàn giao mái che tại trường THCS Nguyễn Huệ

4 ngày trước
0
Next Post

CÔNG TÁC PHẬT SỰ NAM TÔNG KHMER TỈNH TÂY NINH

TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TỈNH SÓC TRĂNG

Bài viết xem nhiều

  • Phật tử lắng nghe thuyết giảng

    Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

4 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 5
  • 1.765
  • 3.288
  • 181.921

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học