Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tín hiệu tốt của Ni giới (Ni trưởng Thích Nữ Diệu Pháp)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

TÍN HIỆU TỐT CỦA NI GIỚI TRONG NGÔI NHÀ CHUNG GHPGVN

* Ni trưởng Thích Nữ Diệu Pháp

Phó Trưởng Ban trị sự kiêm

Trưởng Phân Ban đặc trách

Ni giới Tỉnh Hội Phật giáo Bạc Liêu

Ở một số nước trên thế giới, vai trò của người phụ nữ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cộng động xã hội. Một số nơi phụ nữ đang ở vị trí là nguyên thủ quốc gia và đảm nhận những chức vụ lớn trong bộ máy công quyền và nhiều lĩnh vực khác phục vụ quốc kế dân sinh. Riêng tại Việt Nam, lịch sữ chứng minh người phụ nữ đã phấn đấu vươn lên và đứng vững trên đôi chân của chính mình từ thời Bà Trưng, Bà Triệu cho đến lịch sử cận đại và giai đoạn hiện nay, người phụ nữ Việt Nam gánh vác nhiều trọng trách hơn với sức cống hiến lớn lao qua nhiều thời kỳ lịch sữ.

Họ vẫn làm tốt nhiệm vụ tại gia đình nhưng lại thêm việc nước việc dân; họ đã tham gia chính sự và gặt hái nhiều thành công đem lại vinh quang cho dân tộc và hiện đang góp phần quan trọng trong việc xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Họ là những nhà ngoại giao lỗi lạc, những đại sứ thiện chí kêu gọi và xây dựng nền hòa bình cho nhân loại và thực hiện an sinh xã hội.

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ thứ I các vị nữ tướng thời loạn ra giúp nước, thời bình lui về ẩn tu; thời Lý, Trần có nhiều vị Ni sư được xem là Thiền sư ni đắc đạo, có vị được vua ban hiệu “đại sư”. Thời kỳ Phật giáo cả 3 miền Bắc Trung Nam đồng loạt phát triển cũng đã sản sinh nhiều vị ni trưởng ni sư lỗi lạc và riêng tại miền Nam, các vị đã dấn thân và khai mở nghiệp lớn trong ý tưởng thống nhất ni bộ được thực hiện thành tựu từ năm 1964.

Từ khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập năm 1981, trong căn nhà chung giáo hội, nữ cư sĩ Phật tử chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tử chúng, vừa lo nhiệm vụ  hộ pháp và tu học, góp phần phổ biến giáo dục đạo đức Phật giáo và hỗ trợ các mặt công tác Phật sự tại khu vực. Chư ni trong hệ thống Phật giáo Việt Nam cũng lại chiếm một phần lớn vừa nổ lực tu học, vừa cùng giáo hội Phật giáo Việt Nam ra sức xây dựng một tổ chức giáo hội kiện toàn về các mặt để tiếp tục thực hiện tốt vai trò hộ quốc an dân và cũng để Phật giáo Việt Nam trường tồn mãi trong lòng dân tộc. Hàng ngũ ni giới Phật giáo Việt Nam cũng mong muốn được hệ thống hóa thành một tổ chức ni bộ và hôm nay hội đủ duyên lành, Phân Ban đặc trách ni giới thuộc Ban Tăng Sự Trung Ương đã được hình thành và tại các tỉnh thành hội Phật giáo, Phân Ban đặc trách ni giới lần lượt ra mắt. Chúng tôi rất phấn chấn bởi đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để ni giới phát huy vai trò trách nhiệm của mình đối với tiền đồ Phật pháp và ra sức cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Căn cứ vào quy chế do Trung ương ban hành, Phân Ban đặc trách ni giới trực thuộc Ban Tăng Sự và đặt dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của cấp giáo hội; làm việc và sinh hoạt theo nội qui tăng sự, căn cứ vào Tỳ ni luật tạng và Bát kỉnh pháp, Hiến chương Giáo hội và pháp luật nhà nước. Chúng tôi nhận xét tất cả đều phù hợp; ở Bạc Liêu chúng tôi chú ý đến việc cấu tạo các vị ni trẻ có đạo hạnh và trình độ Phật học vào Phân Ban; Phân Ban đặc trách ni giới sẽ căn cứ vào kế hoạch công tác Phật sự của Phật giáo địa phương mà dự kiến kế hoạch hoạt động của mình thông qua Ban Tăng Sự được Thường Trực Ban Trị Sự phê duyệt. Ngoài công việc thống kê lại danh sách ni bộ, thiết lập danh sách các tự viện và đặt ra các tiêu chí căn bản để hoàn thiện ni đoàn; chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đào tạo, bởi Bạc Liêu có truyền thống tốt về mặt này, chùa Giác Hoa có ni trường Phật học đầu tiên ở Nam Bộ vào năm 1927, hiện trường Phật học Bạc Liêu lớp cao đẳng có số đông ni sinh và trung cấp ni tại chùa Giác Hoa có 33 ni sinh đến đầu năm 2010 thì tốt nghiệp; cơ sở vật chất ổn định, các phương tiện phục vụ sinh hoạt học tập tương đối tốt, vấn đề quan trọng là tiếp tục rèn luyện các mặt đạo đức, oai nghi tế hạnh cho các vị và bổ sung thêm một số kiến thức ngoại điển giúp các vị vững vàng khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công tác giáo hội và là những vị trụ trì giỏi đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Phật giáo đang trên bước hội nhập và đang trên lộ trình toàn cầu hóa. Các lĩnh vực khác như hoằng pháp, nghi lễ, kinh tế tài chính, văn hóa, từ thiện xã hội chúng tôi đều có kế hoạch và đã hình thành từng bộ phận chuyên trách, các dự thảo kế hoạch sẽ có sự tham gia của các ngành chủ quản trong hệ thống giáo hội để sẳn sàng nhận được sự bổ sung và hỗ trợ thực hiện của các ban ngành.

Riêng về Bát kỉnh pháp, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chúng tôi nghĩ rằng hiện tại chưa cần thiết có sự thay đổi nào; bởi việc thực hiện Bát kỉnh pháp đã ổn định và tồn tại lâu đời và đã phát huy tác dụng tốt, do chúng ta vận dụng phù hợp thích nghi và đây là những tiêu mốc quan trọng thể hiện phong cách lịch sự, đạo đức trong đối đãi giúp cho ni giới tăng trưởng phước huệ; tất nhiên các vị chư tôn đức tăng cũng đã nhận biết điều đó bằng một sự cảm thông đầy hoan hỉ, và lúc nào cũng giành cho ni giới những thiện cảm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ni giới phát triển, góp phần thực hiện thành tựu công việc Phật sự đưa Phật giáo Việt Nam ngày một trưởng thành ngang tầm thời đại.

Tĩnh Toàn ghi

Cập nhật ( 01/04/2009 )

Related Posts

Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

5 giờ trước
0
á

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

5 giờ trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

2 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

3 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

3 ngày trước
0
Next Post

LỄ VÍA QUÁN THẾ ÂM (Tĩnh Toàn)

BTS. THPG Bạc Liêu viếng chùa Đia Muồn (Tĩnh Toàn)

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 126
  • 1.626
  • 201.466

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học