*Nguyệt Sang Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc từ rất lâu đời và gắn bó chặt chẽ với nhân dân lao động. Nó rất đơn giản, phát thảo những yếu tố hội họa rất đơn sơ nhưng mang ý nghĩa rất sâu lắng mà giai cấp thống trị thời bấy giờ với cái nhìn quí phái rất ít khi nhận ra cái hay cái đẹp của nó. Ở nông thôn hay thành thị, những gia đình lao động dù thiếu những chồng bánh chưng xanh hoặc những cành hoa đào đỏ vẫ không quên mua một vài tờ ranh giản dị, màu sắc tươi vui đầy chất lạc quan. Trong những thời gian tranh hoặc gỗ đơn sơ, trên tường, bên cạnh những vật dụng quen thuộc hàng ngày của người dân lao động như phản gỗ, giường, chõng tre,… những bức tranh tết nổi bậc trên tường với màu sắc tươi nguyên, hình vẽ đơn sơ mà chặt chẽ trong từng bố cục với một nội dung tượng trưng cho hạnh phúc, sự phù hộ, hoặc giáo dục rất phù hợp với đời sống thanh bạch của người dân lao động. Trong cái thẩm mỹ riêng biệt của tầng lớp bình dân, tranh tết trở thành một thứ tranh dân gian thực sự ăn sâu vào nếp nghĩ và bám rễ vào đời sống nhân dân. Do xuất phát từ đời sống lao động nên những người làm tranh thấu hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của tầng lớp bình dân lao động trong cảm xúc chân thật, có một quan hệ thực tiễn dù rằng những ước vọng ấy không thể đạt được trong điều kiện cuộc sống xã hội lúc bấy giờ. Tranh dân gian Đông Hồ biểu hiện xã hội dưới dạng tích cực và hòa hợp, thể hiện ý muốn, ước mơ về cuộc sống yên bình nhàn nhã của người dân lao động. Trên nền giấy gió, một loại giấy được sản xuất thủ công với khổ nhỏ, bề mặt mịn dai, sáng ngà ngư lụa, khi quét lớp điệp (lấy từ võ con sò, hến) tạo nên những thớ vân song hành lấp lánh ánh bạc. trên nền sáng trắng ấy, các mảng cầu cơ bản được pha chế Cách in ở đây cũng rất đơn giản, trên các bảng khắc tranh bằng gỗ, người ta phết màu lên ván rồi in. Sau khi in tranh, các mảng màu rất hài hòa tự nhiên do lấy từ chất liệu thiên nhiên. Màu đen lấy từ than của lá tre, màu xanh từ võ lá tràm, màu vàng từ hoa hòe, đỏ đậm lấy từ thân và rễ cây vang… Hình ảnh tranh Đông Hồ mang nét ngây ngo đơn giản do không áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc về cơ thể học, nguyên tăc svefe ánh sáng, luật xa gần của tranh, mà chỉ chú rọng tính ước lê trong bố cục và màu sắc do đó tạo cảm giác rất thú vị và nhẹ nhỏm cho người thưởng thức. Tranh hứng dừa và đnáh ghen tuông. Nếu “hứng hừa” tạo cảm giác tươi mát lạc quan và bình dị với hình ảnh chị nông dân phốp pháp, mặc yếm hở mình, tóc ngang lưng, hồn nhiên vén váy đứng hái dừa. Trên cây người thanh niên vạm vỡ cởi trần đang trèo lên ngọn dừa có mấy buồn trĩu quả, tay phải bám thân dừa, tay trái cầm chùm dừa với hai quả thể hiện khát vọng gia đình hạnh phúc thăm sthhieets thì rái lai cảnh ba thuê bảy thiếp ăn sâu rong tập quán của người Việt đã thể hiện một giá trị khác: cuộc sống hai mặt trong hạnh phúc vợ chồng. Trong cảnh chồng chung ấy, cảnh ghen tuông và điều không thể tránh khỏi. Người lao động ghen tuông thâm hiểm theo kiểu hoạn Thư, mà trái lại, thường trút cơn tam bành thịnh nộ vào những cuộc cãi vã ẩu đả. Bức tranh không tập trung hai người phụ nữ gây hấn với nhau mà có hình ảnh người chồng xen giữa tách đôi họ ra thể hiện sự hòa giải yên cửa, yên nhà. “Thôi thôi bớt giận làm lành. Chi điều sinh sự nhục mình, nhục ta” Tranh dân gian tết, đặc biệt là ranh Đông Hồ rất chú trọng đến việc thể hiện các hình ảnh với em bé, em bé chăn trâu thổi sáo, em bé ôm con vịt, em bé ôm gà… biểu hiện lời chúc “đông con nhiều cháu”. Dù cuộc sống chật vật vất vả, nguyện vọng được thấy con cái ròn trịa, xinh tươi ngộ nghĩnh với cuộc sống yên bình, phồn vinh trong thế giới đầy vay cực của giai cấp thống trị chiến tranh, bệnh tật, đói khát đã khiến những người nghệ nhân Đông Hồ, những người xuất phát từ những cuộc sống lao động thể hiện rất rõ. Cặp tranh em bé chăn trâu được nhiều người ưa chuộng. Tranh thứ nhất mô tả em bé chăn trâu thả diều với hình ảnh con trâu đang bước đi chậm rãi, thong thả, hai mắt sáng, cặp sừng vểnh lên như vầng trăng non. Em bé mình trần đóng khố, nằm ngửa nhìn trời, tay giữ chặt giây của cánh diều no gió. Dòng chữ “nhất rương phúc lộc điền”trên tranh thể hiện sự ấm no, thanh thản. Bức thứ hai là hình ảnh em bé chăn trâu đang thổi sáo. Con trâu bước đi trong thả. Cặp sừng xoay ngang, đôi tai vểnh lên như nghe tiếng sáo. Trên lưng trâu hai tay nghiêng sáo trúc thổi say sưa, chiếc lá sen làm lọng xanh rất long trọng và nên thơ. Góc tranh đề chữ: “hà diệp cái thanh thanh” biểu hiện sự sáng tạo ngộ nghĩnh đối với bức tranh trước. Cặp tranh trên thường đươc treo Tranh chiến sĩ chuột vinh quy thể hiện cái nhìn éo le của cuộc sống xã hội. Con mèo giữ lễ ngồi chặn một cách hiền khô trước đám cưới vinh quy của tiến sĩ chuôt. Meoftrong tranh khong ăn thịt chuột mà rái lại chỉ nhận một ít lễ mọn (chim, cá) của chuột. Biểu hiện với dòng chữ. Bức tranh gợi lên cho người xem sự suy ngẫm về thế sự, thói đời và một cái cười nhẹ nhàng trong những ngày xuân. |
Cập nhật ( 31/01/2018 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com