Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

TÌM LẠI DÁNG XƯA CỦA CHÙA MỘT CỘT (Nguyễn Hữu Hiệp)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TÌM LẠI DÁNG XƯA CỦA CHÙA MỘT CỘT

* Nguyễn Hữu Hiệp

Đó là một ngôi chùa tuy không bề thế lắm, nhưng lại rất hoành tráng về tư tưởng và thẩm mỹ, mà nét độc đáo nhất khiến người ta không thể không nghiêng mình khâm phục là hiệp thợ tài hoa nào đó đã “dám” đặt toàn bộ ngôi chùa lên một thạch trụ duy nhất! Nó khoẻ khoắn đỡ lấy và vươn lên giữa hồ như một đoá sen tinh khiết – biểu tượng đặc trưng của Phật giáo – làm cho khách nhàn du liên tưởng ngay đến câu ca dao đậm đặc sức sống tuyệt vời dân tộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!

Trải hàng nghìn năm với không biết bao nhiêu lần tang thương dâu bể, mà sức tàn phá của thời gian và nạn can qua triền miên của các thế lực xâm lược từ phương Bắc, phương Tây, những công trình như vậy không thể không bị chi phối bởi định luật “thành, trụ, hoại, không”; nên cho dù đời sau có ra sức phục hồi, gia cố, cũng khó đảm bảo đúng y “nguyên tác”. Vì vậy, muốn tìm lại dáng xưa, tưởng không còn cách nào khác hơn là phải lần tìm lại văn bia, sách sử.

Thật may mắn! Sử cũ đã ghi rành rạnh: “Mùa Đông, tháng 10  (1049 – đời vua Lý Thái Tông) dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột). Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đìa (ao), làm toà sen của Phật Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn xung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (nghĩa chữ: kéo dài tuổi phúc)… Năm Tân Tỵ (1101) sửa chùa Diên Hựu. Sau đó, mùa Thu, tháng 9 (Ất Dậu, 1105, đời Lý Nhân Tông, con Lý Thái Tông – tiên đồng của Phật Quan Âm theo truyền thuyết) làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu (…). Bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài (hồ ở dưới đài hoa sen) gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo tháp. Hằng tháng cứ ngày Rằm, mùng Một, và mùa Hạ, ngày mùng 8 tháng 4 xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật. Hằng năm lấy làm lệ thường (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1. NXB. KHXH, H. 1983).

Bia Sùng Thiện Diên Linh hoàn thành năm Nhân Dân (1122) ở núi Đọi (tức Đội Sơn, Duy Tiên, Nam Hà, nay vẫn còn) cũng có đoạn ghi về chùa Diên Hựu: “Ở vườn Tây Cấm, có dựng chùa Diên Hựu. Theo dấu cũ, thêm ý mới của nhà vua, đào hồ Linh Chiểu. Trên hồ dựng một cột đá, trên cột đá nở một bông sen ngàn cánh, trên hoa sen lại gác một toà điện, trong điện đặt tượng Quan Âm vàng. Chung quanh hồ có hành lang bao vây, tường vẽ. Ngoài hành lang lại có hồ Khang Bích bọc bốn bề, mỗi bề có cầu thông ra ngoài sân, trong sân ở đầu cầu trước chùa dựng hai cái tháp lớn, lợp ngói sứ”. (Theo Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, tập 2, in năm 1950).

Đại Việt sử lược đã bỏ sót sự kiện xây dựng chùa Diên Hựu năm 1049, nhưng có cho biết rõ là “mùa Thu, tháng 9 (1105, tức 17 năm trước khi chùa dựng hai tháp lớn mà bia Sùng Thiện Diên Linh đã ghi) làm hai cái tháp bằng sứ trắng, loại nhỏ đặt ở chùa Diên Hựu”. Như vậy, tổng cộng chùa có bốn cái tháp bằng sứ trắng, loại nhỏ (mà có người dịch là tháp lưu ly), có thể hiểu chỉ to cao chừng trên dưới 1 mét, dùng trang trí chứ không phải là loại tháp thật với đầy đủ chức năng thông thường.

Như ta đã thấy, cả sử và bia đều ghi ngôi chùa lịch sử này khởi tên là Diên Hựu (sử ghi tu sửa năm 1101, như vậy chùa Một Cột đã có trước năm này). Nhưng vì sao có tên là chùa Một Cột? Đành rằng là một tên nôm do dân gian gọi, nhưng nó không đơn giản là do chùa chỉ có một cột đỡ bên dưới. Ta đọc thêm một đoạn trong La Thành cổ tích dẫn vịnh của Trần Bá Lãm (thời Hậu Lê): “Chùa tại xã Nhất Trụ, huyện Vĩnh Thuận. Thời xưa đất ấy bỏ hoang chưa có xóm trại. Cao Biền khi sang đô hộ An Nam bảo đất ấy là chỗ sườn rồng chạy, sai đóng một cột đồng vào đấy cắt đứt long mạch. Về sau dân đến ở thành xóm làng gọi là xã Một Cột. Vua Lý Thái Tông tuổi đã cao nhưng chưa có người nối nghiệp nhà, đêm mộng thấy đến thôn Một Cột, thấy vị Quan Âm Bồ Tát gọi vua bảo: Đất này rất linh, cột đồng làm thương tổn đến long mạch đã lâu rồi, nên kíp huỷ đi thì vận nước lại lâu thêm mấy đời nữa, bằng không thì hết rồi đấy! Nói xong rồi vua lên đài vàng, ẵm tiên đồng ban cho. Tỉnh mộng, vua sai xây chùa phía Tây làng để thờ Quan Âm Bồ Tát, đổi niên hiệu là Diên Hựu, huỷ bỏ đồng trụ ám phủ, năm sau sinh hạ hoàng tử (Theo Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, S, 1969).

Văn bia và sử cũ đều không ghi chép kích thước cụ thể. Rất may là chính sử triều Nguyễn, bộ Đại Nam nhất thống chí biên soạn vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có ghi được vài con số quý báu: “Chùa Một Cột xã Thanh Bản, huyện Vĩnh Thuận. Chỗ ấy có một cái hồ vuông, trong hồ có một cột đá, cao chừng một trượng (tương đương 3,30 mét), vòng thân 9 thước (tức chu vi tương đương 2,80 mét – tạm tính 1 thước bằng 0,33 mét), trên đầu cột có một toà chùa ngói như hoa sen nở trên mặt nước”.

Tạp chí Khảo cổ học dẫn lại tài liệu của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Chí, chùa Diên Hựu gồm 8 thành phần lớn nhỏ như sau: 1) Tam quan; 2) Điện thờ mẫu; 3) Tăng phòng; 4) Ngoại cung; 5) Hậu cung thờ Phật; 6) Nhà hậu; 7) Chùa Một Cột; và 8) Tháp. Vẫn theo bản vẽ của Nguyễn Bá Chí, riêng phần ngôi chùa tính từ mặt nước trở lên cao khoảng 6 mét (cột cao 3 mét, toà điện cao 3 mét); toà điện hình vuông, mỗi cạnh là 4,60 mét tính cả hành lang bao quanh; cây cột có đường kính 2,20 mét; và hồ nước hình vuông mỗi cạnh 17,50 mét.

Chùa Một Cột ở Hà Nội ngày nay được xây dựng lại ngay tại nền cũ trên cơ sở mô phỏng theo dấu xưa, nhưng có phần nhỏ gọn hơn. Cột trụ đỡ chùa gồm hai đoạn phiến đá hình trị kết dính lại rất sắc sảo, thoạt nhìn không dễ biết, đường kính 1,2 mét, cao 4 mét (chưa kể phần chìm dưới mặt nước hồ), mỗi cạnh chùa dài hơn 3 mét. Tuy không đúng y kích thước ban đầu nhưng cũng suýt soát. Tại cửa chùa có tấm biển đề ba chữ “Liên hoa đài” (đài hoa sen) ngụ ý nhắc lại tích xây dựng chùa ngày xưa.

Đã gần ngót một nghìn năm trôi qua với biết bao biến chuyển vật đổi sao dời, nhưng hình dáng chùa Một Cột vẫn còn đó. Tất nhiên nó phải được trùng kiến nhiều lần. Mỗi lần, với cách nhìn, cách hiểu chủ quan của từng thời đại, cộng với sự chi phối nhất định của bàn tay các hiệp thợ, việc nhích ít nhiều là không thể tránh khỏi. Đáng mừng là di sản văn hoá tinh thần ấy, tiền nhân ta, và cả những người có trách nhiệm quản lý văn hoá – xã hội đương đại, đều đã ý thức cao tinh thần bảo vệ bản sắc dân tộc. Hình ảnh chùa Một Cột đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội – Việt Nam.

Tìm lại dáng xưa chùa Một Cột là để nhắc nhớ duyên do sự dựng cất, cùng là tìm hiểu phần nào kiểu dáng nguyên thủy của một công trình kiến trúc độc đáo mà tiền nhân ta đã sáng tạo cách nay đã gần tròn 10 thế kỷ. Từ lâu, danh lam chùa Một Cột không chỉ là điểm nhấn văn hóa – lịch sử mà còn được xem là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Đc:   Nguyễn Hữu Hiệp

          Đường 954, Ấp Trung I,

          TT. Phú Mỹ, h. Phú Tân, t. An Giang.

Sđt:   0983. 827922

Cập nhật ( 14/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

TỪ BI ÂM – DIỄN ĐÀN ĐẦU TIÊN CỦA NI GIỚI (Nguyễn Ngọc Phan)

TRONG VẬN HỘI MỚI NHẠC LỄ PHẬT GIÁO NÊN HIỆN ĐẠI HÓA (TS Nguyễn Thành Đức)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 68
  • 724
  • 204.003

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học