TÌM HIỂU VỀ HỌ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC * Trần Phước Thuận Trường Phật Học Bạc Liêu Khái niệm về “họ” đến hôm nay đã rõ rệt, đó là một tổng danh được dùng để chỉ một tập thể người có cùng chung huyết thống, chung tổ tiên với nhau. Nhưng “cái họ” của người Trung Quốc thời xưa không giản đơn như thế, từ thời Tần trở về trước, Họ bao gồm cả Tính và Thị. Sách Tả truyện – Ẩn công bát niên có nói : “Thiên tử lập đức, nhân có sinh mà cho Tính, do dâng thịt cúng đất mà đặt Thị, chư hầu lấy tự làm thị và lấy đó làm tộc. Quan có công nhiều đời thì có quan tộc, ấp cũng vậy. (Thiên tử kiến đức, nhân sinh dĩ tứ tính, tô chi thổ nhi mệnh chi thị, chư hầu dĩ tự vi thị, nhân dĩ vi tộc. Quan hiển thế công tác hữu quan tộc, ấp diệc nhi chi). Căn cứ vào Từ Nguyên thì ngày trước Tính được dùng cho đàn bà, Thị dùng cho đàn ông. Tính đã xuất hiện từ các thị tộc thời cổ, có chức năng phân biệt thị tộc này với thị tộc khác, đó là thời kỳ còn chế độ mẫu hệ, các vấn đề huyết thống dòng tộc đều căn cứ vào phụ nữ, cho nên phái nữ mới có tính. Theo truyền thuyết lúc đầu người Trung Quốc chỉ có 8 họ (bát tính), gồm 6 họ chính là: Kỷ (紀), Đồng (童), Bành (彭),Văn (文) My (糜), Tào (曹) và sau đó họ Bành lại tách ra họ Thúc (束), họ Tào lại tách ra họ Châm (針). Sang thời Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Nghiêu, Thuấn – khoảng thế kỷ 26 TCN đến thế kỷ 21TCN), chế độ phụ quyền đã hình thành, bây giờ phái nam mới có tính nhưng chỉ tập trung trong hàng quý tộc. Còn thị cũng được hình thành từ trước thời Ngũ Đế nhưng đến thời Tam Đại (Hạ, Thương, – Do vua ban cho các hoàng tử, biệt tử (công tử). Như trường hợp Lỗ Hoàn Công ban Thị cho 3 người con của ông : Công tử Khánh Phụ là Mạnh Tôn thị, Công tử Nha là Thúc Tôn thị, Công tử Hữu là Quý Tôn thị. – Do chức tước biến thành Thị : Có một số quan chức thời Chu như Tư mã ở Hà Nội, Tư không ở Đốn Khâu, Tư khấu ở Bình Xương, Tư đồ ở Triệu Quận được con cháu và bộ hạ lấy làm thị và sau đó đã trở thành các họ Tư Mã, Tư Không, Tư Khấu và Tư Đồ. – Do tên đất được phong : Thiên tử phong đất cho chư hầu lâu dần tên đất trở thành Thị chung cho dân chúng ở đó, thí dụ : người dân ở đất Sái lấy họ Sái, người dân ở đất Trần cũng dùng họ Trần, dân ở đất Tống lấy họ Tống … – Dùng tên tự của tổ phụ để làm Thị như tướng của nhà Tần là Bách Lý Truật có tự là Tây Khất, con cháu của ông lấy Tây Khất làm thị, Tề Văn Công tự là Tử Cao con cháu của ông lấy Cao làm thị… – Được những người khác đặt Thị hoặc mạo nhận Thị của người khác – Một số trường hợp tự đặt ra Thị hoặc làm con nuôi để mang Thị của cha mẹ nuôi. – Những người có công được nhà vua ban Thị, nếu được dùng họ nhà vua thì gọi là được phong Quốc tính. Như vậy giữa Tính và Thị ở thời Tam Đại có những điểm tương đồng và cũng có chỗ khác nhau. Tuy nhiên cùng là tổng danh để chỉ tông tộc của một dòng họ, nhưng Tính phải có yếu tố huyết tộc, còn Thị thì lệ thuộc nhiều yếu tố khác, như bên trên đã dẫn chứng 3 người con của Lỗ Hoàn Công mang 3 Thị khác nhau. Một điểm đặc biệt khác, Tính và Thị chỉ có ở những nhà quý tộc hoặc những người có uy tín lớn trong xã hội thời đó, còn thường dân đa số không có tính và thị, cho nên tính và thị lúc bấy giờ còn có một chức năng quan trọng là xác lập vị trí con người trong xã hội. Sau cuộc cách mạng lớn năm Kỷ Tỵ (256 TCN), nhà Tần đã hủy bỏ chế độ phong kiến lỗi thời của nhà Chu để thống nhất Trung Quốc, tiếp theo những năm sau đó Tần Thỉ Hòang dần dần xóa bỏ hình thức cát cứ của chư hầu để thống nhất đất nước, ngoài ra ông còn thu hồi sách của Bách gia chư tử để tư tưởng được thống nhất, không dùng chữ của các địa phương để chữ viết được thống nhất, cơ cấu của xã hội hoàn toàn thay đổi. Trong trào lưu cải cách và đổi mới đó đã hòa nhập tính và thị thành một khái niệm thống nhất, việc đặt họ từ đó đã trở thành một phong trào rộng lớn, từ hàng quý tộc cho đến các tầng lớp thứ dân đều nô nức đặt họ, đối với mọi người lúc bấy giờ họ đã trở nên một món ăn tinh thần – một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống; nhưng mãi đến thời Hán, tính và thị mới thật sự phổ cập đều khắp đất nước Trung Quốc. Vấn đề họ được phân bố theo khu vực trên một lãnh thổ, nhiều nước trên thế giới cũng có nhưng đậm nét nhất phải kể Trung Quốc. Trước thời Tần chỉ có giai cấp quý tộc mới có họ, đa số người bình dân đều không có, đến thời Tần-Hán dân chúng được phép lấy tên đất của mình để làm họ hoặc dùng tên tự hay chức vị của vị quan trấn thủ ở địa phương làm họ. Đó chính là lý do đa số người dân của một địa phương mang cùng một họ. Lúc đó sự đi lại rất khó khăn, mọi người thường ở một chỗ nên số lượng người của mỗi địa phương càng ngày càng tăng, địa phương nhỏ gọi là thôn trang, địa phương lớn là châu quận, mỗi quận thường là một kiến họ, cũng có vài trường hợp một quận có vài kiến họ. Ngày nay phương tiện giao thông dễ dàng và nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng nên mỗi quận huyện đã có nhiều họ cư trú, nhưng những thôn làng hôm nay vẫn còn giữ được truyền thống ngày xưa, mỗi kiến họ gồm nhiều gia đình có khi đến hàng ngàn nóc gia sống đùm bọc với nhau bên cạnh cái tổ đình của dòng họ. Về số lượng họ của người Trung Quốc, theo ông Vương Nghĩa Đạt một nhà nghiên cứu của Sở Nghiên cứu di truyền và phát triển Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu về Tính Thị của người Trung quốc mới đây đã công bố – toàn Trung Quốc hiện nay đã có trên 22.000 họ, ông còn xác nhận trong số đó chỉ có ba họ : Lý, Vương, Trương là đông nhất, không những đông nhất Trung Quốc mà còn đông nhất thế giới – tổng cộng ba họ có khoảng 270 triệu người. Nếu tính theo tỷ lệ toàn dân Trung Quốc thì họ Lý chiếm 7,9% ; họ Vương chiếm 7,4% ; họ Trương chiếm 7,1% . Ngoài ra các họ chiếm tỷ lệ 1% toàn dân Trung Quốc trở lên còn có : Trần, Lưu, Vương, Triệu, hoàng, Châu, Ngô, Từ, Tôn, Hồ, Chu, Cao, Lâm, Hà, Quách, Mã … Mười sáu họ này với ba họ kể trên đã chiếm 50% dân số Trung Quốc. Họ Vương chiếm đa số các tỉnh phía Bắc; họ Trần chiếm đa số các tỉnh phía Nam; họ Lý nhiều nhất ở các địa phương thuộc lưu vực Trường Giang; nếu tính theo các tỉnh thì họ Lương họ La ở Quảng Đông, họ Trần ở Quảng Tây, họ Trịnh ở Phúc Kiến… đều nhiều hơn các họ khác. Nhưng theo bảng danh sách Bách gia tính trong Bách tuế đo đã được lưu hành ở Hồng Kông và các địa phương lân cận thì người Trung Quốc có 568 họ được biết đến nhiều nhất, trong đó có 509 họ đơn như : Trần, Lê, Tống, Lý, Quách, Mạc, Dương, Hoàng… và 59 họ kép như Âu Dương, Gia Cát, Nam Cung, Tây Môn, Bách Lý, Lệnh Hồ… Đây là số lượng họ được ghi nhận trong 5 tộc người đông nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng; không kể họ của hơn 60 tộc người khác của Trung Quốc như : Bạch, Choang, Thái, Đồng, Di, Miêu, Sao, Ca Dắc, Cao Sơn … Như trên đã nói mỗi họ đều được xuất phát từ một địa phương, như họ Triệu ở Thiên Thủy, họ Tiền ở Bành Thành, họ Tôn ở Lạc An, họ Lý ở Lũng Tây…. Trong bảng Bách gia tính đã liệt kê danh sách của 568 họ, mỗi họ đều có kèm theo tên của địa phương (hoặc xuất xứ) bằng một bài trường thi mỗi câu 4 chữ như sau : Triệu 趙 (Thiên Thủy) Tiền 錢 (Bành Thành) Tôn 孫 (Lạc An) Lý 李 (Lũng Tây). Châu 周 (Nhữ Phùng 馮 (Thủy Bình) Trần 陳 (Dĩnh Xuyên) Chử 楮 (Hà Tưởng 蔣 (Loan An) Trầm 沈 (Cụ Châu) Hàn 韓 ( Hà 何 (Lư Giang) Lữ 呂 (Hà Đông) Thi 施 (Ngô Hưng) Trương 張 (Thanh Hà). Khổng 孔 (Đông Lỗ) Tào 曹 (Yên Quốc) Nghiêm 嚴 (Thiên Thủy) Hoa 華 (Thiên Thủy) Kim 金 (Bành Thành) Ngụy 魏 (Cự Lộc) Đào 陶 (Tế Lương) Khương 姜 (Thiên Thủy). Thích 戚 (Đông Hải) Tạ 謝 (Trần Lưu) Trâu 鄒 (Phạm Dương) Dụ 喻 (Giang Hạ). Bá 柏 (Ngụy Quận) Thủy 水 (Ngô Hưng) Đậu 竇 (Phù Phong) Chương 章 (Hà Giang). Vân 雲 (Giang Hạ) Tô 蘇 (Võ Công) Phan 潘 (Vinh Dương) Cát 葛 (Hiệt Khâu). Hề 奚 (Bắc Hải) Phạm 范 (Cao Bình) Bành 彭 (Lũng Tây) Lang 郎 (Trung Sơn). Lỗ 魯 (Phù Phong) Vi 韋 (Kinh Triệu) Xương 昌(Nhữ Miêu 苗 (ĐôngDương) Phượng 鳳 (Thiệu Dương) Hoa 花 (Đông Bình) Phương 方 (Hà Du 俞 (Hà Gian) Nhâm 任 (Đông Lỗ) Viên 袁 (Nhữ Phong 酆 (Kinh Triệu) Bào 鮑 (Thượng Đãng) Sử 史 (KinhTriệu) Đường 唐 (Tấn Dương) Phí 費 (Giang Hạ) Liêm 廉 (Hà Đông) Sầm 岑 ( Lôi 雷 (Phùng Dực) Hạ 贺 (Quảng Bình) Nghê 倪 (Thiên Thừa) Thang 湯 (Hà Đông). Đằng 腾 ( Hác 郝 Thái Nguyên) Ổ 鄔 (Thái Nguyên) An 安 (Võ Lăng) Thường 常 (Bình Nguyên) Lạc 樂 ( Bì 皮 (Thiên Thủy) Biện 卞 (Tế Dương) Tề 齊 (Nhữ Ngũ 伍 (An Định) Dư 余 (Hạ Bì) Nguyên 元 (Hà Cố 顧 (Võ Lăng) Mạnh 孟 (Bình Dương) Bình 平 (Hà Hòa 咊 (Nhữ Diêu 姚 Ngô Hưng) Thiệu 卲 (BácLăng) Trạm 湛 (Dự Chương) Uông 汪 (Bình Dương) Kì 祁 (Thái Nguyên) Mao 毛 (Tây Hà) Vũ 禹 (Lũng Tây) Địch 狄 (Thiên Thủy). Mễ 米 (Kinh Triệu) Bối 貝 (Thanh Hà) Minh 明 (Ngô Hưng) Tàng 藏 (Đông Hải). Kế 計 (Kinh Triệu) Phục 伏 (Thái Nguyên) Thành 成 (Thượng Cốc) Đái 戴 (Tiêu Quốc) Đàm 談 (Quảng Bình) Tống 宋 (Kinh Triệu) Mao 茅 (Đông Hải) Bàng 龐 (Thỉ Bình). Hùng 雄 (Giang Lăng) Kỷ 紀 (Bình Dương) Thư 舒 (Kinh Triệu) Khuất 屈 (Lâm Hoài) Hạng 項 (Liêu Tây) Chúc 祝 (Thái Nguyên) Đổng 董 (Lũng Tây) Lương 粱 (An Định). Đỗ 杜 (Kinh Triệu) Nguyễn 阮 (Trần Lưu) Lam 藍 (Nhữ Tịch 席 (An Định) Qúy 季 (Bộc Hải) Ma 麻 (Thượng Cốc) Cường 強 (Thiên Thủy). Giả 賈 (Võ Thành) Lộ 路 (Nội Hoàng) Lâu 婁 (Tiêu Quốc) Nguy 危 (Nhữ Giang 江 (Tầm Dương) Đồng 童 (Nhạn Môn) Nhan 顏 (Đông Lỗ) Quách 郭 (Phấn Dương) Mai 梅 (Nhữ Chung 鍾 (Dĩnh Xuyên) Từ từ 徐 (Đông Hải) Khưu 邱 (Hà Cao 高 (Bộc Hải) Hạ 夏 (Hội Kê) Thái 蔡 (Tế Dương) Điền 田 (Nhạn Môn). Phàn 樊 (Thượng Đãng) Hồ 胡 (An Định) Lăng 凌 (Hà Gian) Hoắc 霍 (Thái Nguyên). Ngu 麌 (Trần Lưu) Vạn 萬 (Phù Phong) Chi 支 (Khích Dương) Kha 柯 (Bộc Dương). Qũi 昝 (Thái Nguyên) Quản 管 (Tấn Dương) Lư 盧 (Phạm Dương) Mạc 莫 (Cự Lộc). Kinh 經 (Vinh Dương) Phòng 房 (Thanh Hà) Cừu 裘 (Bôc Hải) Mâu 繆 (Lan Lăng). Can 干 (Dĩnh Xuyên) Giải 解 (Bình Dương) Ưng 應 (Nhữ Đinh 丁 (Tế Úc 郁 (Lê Dương) Đơn 單 ( Bao 包 (Thượng Đãng) Thôi 催 (Lan Lăng) Cát 佶 (Phùng Dực) Nữu 鈕 (Ngô Hưng) Củng 龔 (Võ Lăng). Trình 程 (An Định) Kê 嵇 (Tiêu Quốc) Hình 邢 (Hà Gian) Hoạt 滑 (Hạ Bì). Bùi 裴 (Hà Đông) Lục 陸 (Hà Tuân 荀 (Hà Chân 甄 (Trung Sơn) Khúc 麴 (Nhữ Nhuế 芮 (Bình Nguyên) Nghệ 羿 (Tề Quận) Trừ 儲 (Hà Đông) Cận 靳 (Hà Tây). Cấp 汲 (Thanh Hà) Bính 邴 (Bình Dương) Mê 麋 (Nhữ Tỉnh 井 (Phù Phong) Đoạn 段 (Kinh Triệu) Phú 富 (Tề Quận) Vu 巫 (Bình Dương). Ô 烏 (Dĩnh Xuyên) Tiêu 焦 (Trung Sơn) Ba 巴 (Cao Bình ) Cung 弓 (Thái Nguyên). Mục 牧 (Hoành Nông) Ngụy 魏 (Dư Hoàng) Sơn 山 (Hà Xa 車 (Kinh Triệu) Hầu 侯 (Thượng Cốc) Phục 宓 (Bình Xương) Bồng 蓬 (Trường Lạc) Toàn 全 (Kinh Triệu) Si 郗 (Sơn Dương) Ban 班 (Phù Phong) Ngưỡng 仰 (Nhữ Thu 秋 (Thiên Thủy) Trọng 仲 (Trung Sơn) Y 伊 (Trần Lưu) Cung 宮 (Thái Nguyên). Ninh 寧 (Tề Quận) Cừu 仇 (Bình Dương) Loan 欒 (Tây Hà) Bạo 暴 (Ngụy Quận). Cam 甘 (Bộc Hải) Châm 針(Liễu Tây) Lệ 厲 ( Tổ 祖 (Phạm Dương) Vũ 武 (Thái Nguyên) Phù 符 (Lang Gia) Lưu 劉 (Bành Thành). Cảnh 景 (Tấn Dương) Chiêm 詹 (Hà Gian) Thúc 束 ( Diệp 葉 ( Cáo 郜 (Kinh Triệu) Lê 黎 (Kinh Triệu) Kế 薊 (Nội Hoàng) Bạc 薄 (Nhạn Môn). Ấn 印 (Phùng Dực) Túc 宿 (Đông Bình) Bạch 白 ( Bồ 蒲 (Hà Tây) Thai 邰 (Bình Lư) Tòng 從 (Đông Hoang) Ngạc 鄂 (Võ Xương). Sách 索 (Võ Thành) Hàm 咸 (Nhữ Trác 卓 (Tây Hà) Lận 藺 (Trung Sơn) Đồ 屠 (Trần Lưu) Mông 蒙 (An Định). Trì 池 (Tây Hà) Kiều 喬 (Lương Quận) Âm 陰 (Thỉ Hưng) Uất 鬱 (Thái Nguyên). Tư 胥 (Lang Gia) Năng 能 (Thái Nguyên) Thương 蒼 (Võ Lăng) Song 雙 (Thiên Thủy). Văn 聞 (Ngô Hưng) Tân 莘 (Thiên Thủy) Đảng 黨 (Phùng Dực) Trạch 翟 ( Đàm 譚 (Tề Quận) Cống 貢 (Quảng Bình) Lao 劳 (Quế Dương) Phùng 逢 (Tiếu Quận) Cơ 姬 ( Nhiễm 冉 (Võ Lăng) Tể 宰 (Tây Hà) Lịch 郦 (Tân Thái) Ung 雍 (Kinh Triệu). Khước 卻 (Tế Dương) Cừ 璩 (Dự Chương) Tang 桑 (Lê Dương) Quế 桂 (Thiên Thủy). Bộc 濮 (Lỗ Quận) Ngưu 牛 (Lũng Tây) Thọ 壽 (Kinh Triệu) Thông 通 (Tây Hà). Biên 邊 (Lũng Tây) Hỗ 扈 (Kinh Triệu) Yến 燕 (Phạm Dương) Ký 冀 (Bộc Hải). Giáp 郲 (Võ Lăng) Phổ 浦 (Kinh Triệu) Thượng 尙 (ThượngĐãng) Nông 農 (Nhạn Môn) Ôn 温 (Thái Nguyên) Biệt 別 (Kinh Triệu) Trang 莊 (Thiên Thủy) Yến 晏 (Tề Quận). Sài 柴 (Bình Dương) Cù 瞿 (TùngDương) Diêm 閻 (TháiNguyên) Sung 充 (Thái Nguyên) Mộ 慕 (Đôn Hoàng) Liên 連 (ThượngĐãng) Như 茹 (Hà Nội) Tập 習 (Đông Dương). Hoạn 宦(Đông Dương) Ngải 艾 (Thiên Thủy) Ngư 魚 (NhạnMôn) Dung 容 (Đôn Hoàng) Hướng 向 (Hà Qua 戈 (Lâm Hải) Liêu 寥 (Nhữ Ký 暨 (Bộc Hải) Cư 居 (Bộc Hải) Hành 衡 (Nhạn Môn) Bộ 步 (Bình Dương). Đô 都 (Lê Dương) Cảnh 耿 (Cao Dương) Mãn 滿 (Hà Đông) Hoằng 弘 (Thái Nguyên). Khuông 匡 (Tấn Dương) Quốc 國 (Hạ Bì) Văn 文 (Nhạn Môn ) Khấu 宼 (Thượng Cốc). Quảng 廣 (Đơn Dương) Lộc 禄 (Phù Phong) Khuyết 闕 (Hạ Bì) Đông 東 (Bình Nguyên). Ấu 殴 (Bình Dương) Thù 殳 (Võ Công) Ốc 沃 (Thái Nguyên ) Lợi 利 (Hà Uý 蔚 (Lang Gia) Việt 越 (Tấn Dương) Quỳ 夔 (Kinh Triệu) Long 隆 ( Sư 師 (Thái Nguyên) Củng 鞏 (SơnDương) Khố 庫 (Quát Thương) Nhiếp 聶 (Hà Đông). Triều 晁 (Kinh Triệu) Câu 勾 (BìnhDương) Ngao 敖 (Tiêu Quận) Dung 融 ( Lãnh 冷 (Kinh Triệu) Ti 訾 (Bộc Hải) Tân 辛 (Lũng Tây) Khám 闞 (Thiên Thủy). Na 那 (Thiên Thủy) Giản 簡 (PhạmDương) Nhiêu 饒 (BìnhDương) Không 空 (KhổngKhâu). Tăng 曾 (Lỗ Quận) Vô 毋 (Cự Lộc) Sa 沙 (Nhữ Dưỡng 養 (Sơn Dương) Cúc 鞠 (Nhữ Sào 巢 (Bành Thành) Quan 關 (Lũng Tây ) Khoái 蒯 (Nông Dương) Tướng 相 (Tây Hà). Tra 查 (Tề Quận) Hậu 後 (Đông Hải) Kinh 荆 (Quảng Lăng) Hồng 紅 (Bình Xương). Du 游 (Quảng Bình) Trúc 竺 (Đông Hải) Quyền 權 (Thiên Thủy) Lộc 逯 (Quảng Bình). Cái 蓋 (Nhữ Mặc Sĩ 万 俟 (Lan Lăng) Tư Mã 司馬 (Hà Nội). Thượng Quan 上官 (Thiên Thủy) Âu Dương 歐 陽 (Bộc Hải). Hạ Hầu 夏 侯 (Tiêu Quận) Chư Cát 諸 葛 (Lang Gia). Văn Nhân 聞人 (Hà Hách Liên 赫 連 (Bộc Hải) Hoàng Phủ 皇 甫 (Kinh Triệu). Uý Trì 尉 遲 (Thái Nguyên) Công Dương 公 羊 (Đốn Khâu). Đạm Đài 澹 臺 (Thái Nguyên) Công Dã 公 冶 (Lỗ Quân). Tông Chánh 宗 政 (Bành Thành) Bộc Dương 濮 陽 (Bác Lăng). Thuần Vu 淳 于 (Hà Nội) Thiền Vu 單 于 (Thiên Thừa). Thái Thúc 太 叔 (Đông Bình) Thân Đồ 申 屠 (Kinh Triệu). Công Tôn 公 孫 (Cao Dương) Trọng Tôn 仲 孫 (Cao Dương). Hiên Viên 軒 轅 (Cáp Dương) Lệnh Hồ 令 狐 (Thái Nguyên) . Chung Ly 鍾 離 (Hội Kê) Vũ Văn 宇 文 (Triệu Quận). Trường Tôn 長 孫 (Tế Dương) Mộ Dung 慕 容 (Đôn Hoàng). Tiên vu 鲜 于 (Ngư Dương) Lư Khâu 閭 丘 ( Đôn hoàng). Tư Đồ 司 徒 (Triệu Quận) Tư Không 司 空 (Đốn Khâu). Kỳ Quan 亓 官 (Khổng Tử mẫu) Tư Khấu 司 寇 (Bình Xương). Chưởng Đốc 仉 督 (Mạnh Tử mẫu) Tử Xa 子 車 (Thiên Thủy). Chuyên Tôn 颛 孫 (Đơn Dương) Đoan Mộc 端 木 (Lỗ Quận). Vu Mã 巫 馬 (Ngư Phụ) Công Tây 公 西 (Đốn Khâu). Tất Điêu 漆 雕 (Thái Quận) Nhạc Chánh 樂 正 (Thiên Thủy). Nhưỡng Tứ 壤 駟 (Tần Quận) Công Lương 公 良 (Đông Quốc). Thác Bạt 拓 拔 (Dĩnh Xuyên) Giáp Cốc 夾 谷 (Phủ Thành). Tể Phụ 宰父 (Lỗ Quận) Cốc Lương 穀 梁 (Hạ Quận). Tấn 晉 (Bình Dương) Sở 楚 (GiangLăng) Diêm 閆 (Thái Nguyên) Pháp 法 (Phù Phong). Nhữ 汝 (Thiên Thủy) Yên 鄢 (Phạm Dương) Đồ 涂 (Dự Chương) Khâm 欽 (Hà Giang). Đoạn Can 段 干 (Kinh Triệu) Bách Lý 百 里 (Thái Quận). Đông Quách 東 郭 (Tế Hô Diên 呼 延 (Thái Nguyên) Quy 歸 (Kinh Triệu) Hải 海 (Tiết Quận). Dương Thiệt 羊 舌 (Kinh Triệu) Vi Sinh 微 生 (Tấn Quận). Nhạc 岳 (Sơn Dương) Soái 帅 (Thanh Quận) Câu 緱 (TháiNguyên) Kháng 亢 (Thái Nguyên). Huống 況 (Hậu Giang) Hậu 后 (Đông Hải ) Hữu 有 (Đông Hải) Cầm 琴 ( Lương Khâu 梁 丘 (Phùng Dực) Tả Khâu 左 丘 (Tế Quận). Đông Môn 東 門 (Tế Dương) Tây Môn 西 門 (Lương Quốc). Thương 商 (Nhữ Bá 伯 (Lỗ Quận) Thưởng 賞 (Ngô Quận) Nam Cung 南 宮 (Đông Lỗ). Mặc 墨 (Lương Quận) Cáp 哈 (Trường Cát) Tiếu 譙 (Kinh Triệu) Đát 笪 (Kiến Bình). Niên 年 (Hoài Viễn) Ái 愛 (Tây Hà) Dương 陽 (Lũng Tây) Đồng 佟 (Liêu Đông). Đệ Ngũ 弟五 (Lũng Tây) Ngôn 言 (Nhữ Bách 百 督( Đối với người Trung Quốc, cái họ từ những ngày xa xưa đã có một vị trí và chức năng quan trọng đối với con người và xã hội; người ta đã căn cứ vào họ đê phân biệt dòng tộc và từ đó tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa người này với người khác giữa họ này với họ khác; cái họ còn góp phần lớn trong việc tạo dựng xóm làng, xây dựng tình đoàn kết trong các tổ chức của con người để phục vụ lao động sản xuất và để chống ngoại xâm bảo vệ quê hương. Việc xác định họ hàng trong các triều đại phong kiến cũng rất quan trọng – nhờ vào đó để làm căn cứ truyền thừa, phong chức, phong tước và hình thành các thiết chế của triều chính. Khổng Tử nói “Vạn vật gốc ở trời, con người gốc ở tổ” (Vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ – Lễ ký). Một trong những cái đẹp của con người là nhớ về cội nguồn, nhờ có họ người ta mới biết đến tổ tiên, để từ đó thể hiện lòng hiếu thảo bằng các hình thức tế lễ tôn nghiêm mang nhiều đặc trưng văn hóa. Bởi cái họ có nhiều chức năng quan trọng lại rất phù hợp với tâm lý người phương Đông, nên chẳng bao lâu đã lan tràn gần như đều khắp các nước trong khu vực Hán tự như Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Việt Nam là một nước láng giềng gần gũi với Trung Quốc, vã lại trong quá khứ đã có nhiều lần giao lưu văn hóa với nhau nên giữa họ của người Việt Nam và họ của người Trung Quốc đã có những mối quan hệ rất đặc biệt. Trong tác phẩm Họ và Tên người Việt – Một số lớn người Việt Nam gốc Khmer ở vùng Châu Đốc vào thời Nguyễn đã lấy chữ đầu của tên địa phương làm họ, sau đó những người này đi sinh sống ở các nơi, nên hiện nay có rất nhiều người ở các tỉnh phía Nam nước ta mang họ Châu trong trường hợp này. – Theo lời kể của con cháu dòng họ Hầu ở Bạc Liêu thì ông tổ nhiều đời của họ vốn là họ Trương nhưng do hoàn cảnh phải lánh nạn vì chiến tranh nên đã dùng chữ lót là Hầu để làm họ, vì vậy con cháu ngày nay mang họ Hầu. – Nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh – tác giả nhiều bộ từ điển Anh Việt, Hán Việt lớn ở Việt Nam có lần tâm sự, anh vốn họ Trầm nhưng không rõ các đời trước khi chuyển sang chữ quốc ngữ, hộ tịch ghi sai thế nào lại thành họ Trần, nay con cháu đều mang họ Trần. Như vậy các họ Châu, Hầu, Trần vừa kể tuy cũng đồng âm với các họ Châu, Hầu, Trần ở Trung Quốc nhưng không có nguồn gốc Trung Quốc – không phải họ Châu ở Nhữ Nam, họ Hầu ở Thượng Cốc, họ Trần ở Dĩnh Xuyên, mà các họ này đều đã ra đời tại Việt Nam. Trên thực tế đã chứng minh họ của người Trung Quốc đã du nhập sang Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/- Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, NXB. Trường Thi – Sài Gòn 1957 2/- Giản Chi, Chiến quốc sách, NXB. Trẻ – TPHCM – 1989 3/- Doãn Chính, Lịch sử triết học Phương Đông, NXB. ĐH&GDCN-HN-1992 4/- Lê Quí Đôn, Kinh Thư diễn nghĩa, NXB. TPHCM – 1993. 5/- Lý Văn Hùng, Hán Việt từ điển, Sài Gòn – 1973. 6/- Trần Văn Hải Minh, Bách gia chư tử, TP.HCM – 1991. 7/- Diên Hương, Thành ngữ điển tích từ điển, NXB. Đồng Tháp – 1992. 8/- Dương Quảng Hàm, Việt 9/- Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt 10/- Đàm Gia Kiện, Lịch sử văn hoá Trung Quốc, NXB. KHXH.HN – 1993. 11/- Trần Trọng Kim, Nho Giáo, NXB. Tân Việt- Sài Gòn – 1967. 12/- Nguyễn Hiền Lê, Văn học sử Trung Quốc, Sài Gòn – 1964. 13/- Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử văn minh Trung Quốc, ĐHSP.TPHCM – 1990. 14/- Hàn Phi, Hàn Phi Tử, NXB Văn Học- Hà Nội – 1990. 15/- Dịch Quân Tả, Văn học sử Trung Quốc (Huỳnh Minh Đức dịch),NXB Trẻ – 1992 16/- Tư Mã Thiên, Sử Ký (Nhữ Thành dịch), NXB.Khai Trí – Sài Gòn – 1971. 17/- Nguyễn Kim Thản, Từ điển Hán Việt hiện đại, NXB. Thế Giới – 1994 18/- Kinh Thi (Tạ Quang Phát dịch) , NXB. Văn Học – 1991. 19/- Kinh Thư (Thẩm Quỳnh dịch) Bộ Giáo Dục – Sài Gòn – 1972. 20/- Kinh Dich (Ngô Tất Tố dịch) , NXB. TPHCM – 1991 21/- Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử, Luận Ngữ (Đoàn Trung Còn dịch) , NXB. Trí Đức – Sài Gòn – 1950. 22/- Bách tuế đồ , Hồng Kông – 1961. 23/- Từ nguyên, Thượng Hải – 1939. 24/- Ấu học cố sự quỳnh lâm, Thượng Hải – 1939. |
Cập nhật ( 10/05/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com