Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

TÌM HIỂU VỀ HANG ĐỘNG AJANTA (Thích Nữ Diệu Thuận)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TÌM HIỂU VỀ HANG ĐỘNG AJANTA

* Thích Nữ Diệu Thuận

Từ một dải núi đá khổng lồ, người Ấn Độ cổ đại đã đục đẽo, chạm khắc tạo nên những công trình kiến trúc với tầm vóc kỳ vĩ cùng sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết. Đó là tổ hợp chùa hang Ajanta ở bang Maharasta. Ajanta có 29 hang động được hình thành vào khoảng 200 năm trước BC cho đến 650 năm AD, hang động được cắt theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vực thẩm núi đá. Sông Beghora chạy qua lòng vực và vào mùa mưa quang cảnh thật là tuyệt đẹp.

         Các tu sĩ Phật giáo đã đục khoét tạo nên những hang động và không ai biết tới chúng cho đến khi các binh lính Anh quốc tình cờ khám phá vào năm 1819. Trong đó hang động IX và hang động X là hai công trình được tạo tác sớm nhất, từ thời Vương triều Andra. Hầu hết các hang khác được xây dựng, tạo tác trong vương triều Phật giáo Gupta, từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Vương triều Andra bắt đầu từ năm 28 trước công nguyên, kéo dài 460 năm, là một thời kỳ bình yên với sự phát triển khá mạnh về kỹ nghệ và thương mại, có nhiều thành phố mới được xây dựng, rất hưng thịnh. Những công trình kiến trúc thời kỳ này đã đạt đến đỉnh cao của kỹ nghệ, trong đó tiêu biểu là hang số IX và hang số X.

Tất cả các hang động ở Ajanta đều được tạo tác bằng cách đục khoét sâu vào lòng đá. Mặt ngoài, mỗi hang thường có khoảng 20 cột đá đục đẽo liền từ núi đá nguyên thủy, rồi chạm khắc, trang trí công phu. Bước qua hàng hiên là tới đại sảnh, hai bên có hai dãy trai phòng, nơi cư ngụ của các nhà sư. Người ta đục đá tạo tác bàn thờ lớn từ giữa hang đến đáy hang. Chính bởi phải cắt đục lòng núi để tạo thành chùa nên người đời mới gọi là chùa hang.

Có những ngôi hang động được đục rất lớn như hang XVI, gian hành lễ rộng đến 400m2. hang I, hang II cũng có những phòng lễ hội rộng mênh mông với những cột lớn được chạm khắc tỉ mỉ và các đường soi nuột nà. Chân cột vuông, đỉnh cột có vầng tròn áp trần hang trang trí những tràng hoa lớn công phu. Hang XXVI có các hàng cột vĩ đại đỡ ngạch cửa khổng lồ với những hình chạm trổ tinh mĩ. Các hang động ở Ajanta chứa những bức họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo. Dày đặc trên các mái vòm ở các vách hang là những bức tranh màu đặc sắc. Trong 16 hang có nhiều tranh vẽ bằng màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trên nền đá cẩm thạch, mô tả sinh động những điển tích Phật giáo.

Đó là những tác phẩm mỹ thuật vừa lộng lẫy vừa uy linh. Ở 14 hang khác có nhiều bức tranh vẽ các tích Phật cùng nhiều bức tranh mô tả cuộc sống nhiều mặt của người dân Ấn Độ đương thời. Hang XVIII nổi tiếng với bức bích họa lớn vẽ một phụ nữ và một đứa trẻ, gương mặt họ bừng lên khao khát hướng tới sự giải thoát. Đó là vợ và con của thái tử Sidhatha. Trong hang XIX, một điêu khắc đá tuyệt diệu, tạc hình Phật đứng, áo cà sa bó thân, gương mặt Đức Phật đẹp một vẻ đẹp lý tưởng, miệng hơi mỉm cười, đôi mắt nhìn xuống; Tóc quăn, tai chảy dài, những biểu hiện quý tướng của Phật giới; Nhưng tất cả trông thân thiện và ấm áp lạ lùng. Bức phù điêu đá này được coi là mẫu mực cổ xưa nhất của dáng tượng Phật đứng.

Trung Ấn là một vùng đất thấm đẫm văn hóa nghệ thuật Phật giáo từ hơn 2.000 năm nay và những chùa hang Ajanta là đỉnh cao rực rỡ. Vào thế kỷ thứ VII, nhà sư của Vương triều Đại Đường Trung Quốc Trần Huyền Trang đến đây đã thốt lên: “Ở đây, tất cả đều kỳ vĩ, mọi cái vô cùng tinh tế”. Tất cả mọi cái mà Huyền Trang nói, không chỉ là những tác phẩm điêu khắc đá và bích họa mô tả những điển tích Phật giáo một cách toàn vẹn, to lớn và sâu sắc, mà nó bao gồm cả những bích họa và điêu khắc đá mô tả đời sống xã hội Ấn Độ đương thời.

Tư tưởng Phật Giáo hòa quyện một cách tự nhiên giữa thế giới thánh thần và đời sống con người. Sau ghi chép của Quốc sư Đại Đường Trần Huyền Trang, không thấy có thư tịch nào nói tới chùa hang ở Ajanta suốt cả ngàn năm. Tưởng như di sản nghệ thuật kỳ vĩ này bị chìm trong lãng quên mãi mãi. Nhưng may sao, đến năm 1819 người ta đã phát hiện ra nó giữa rậm rạp hoang vu của đại ngàn. Nhiều nhà khoa học và giới quan tâm đổ xô đến Ajanta để chiêm ngưỡng những chùa hang kỳ diệu. Không ít người thốt lên: “Thật hiếm có một dân tộc nào trên thế giới mà tấm lòng nhiệt thành với Phật giáo lại cháy bỏng và sâu sắc như người Ấn Độ”. Người ta đã không biết có bao nhiêu vạn người lao động sáng tạo trong bao nhiêu năm trường mới tạo ra được mấy chục hang động kỳ vĩ này?! Có lẽ, phải như người Ai Cập xây dựng các Kim Tự Tháp, hay như người Trung Quốc tạo dựng Vạn Lý Trường Thành. Những chùa hang ở Ajanta do bàn tay con người tạo nên bằng đá và khổng lồ như núi lớn, trong đó là cả một kho báu khổng lồ vô giá, không chỉ là nghệ thuật, mà còn là lịch sử, là dân tộc học, là xã hội học, là tôn giáo học.

Cập nhật ( 14/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI (TS Trần Hồng Liên)

TÌM LẠI DÁNG XƯA CỦA CHÙA MỘT CỘT (Nguyễn Hữu Hiệp)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 68
  • 724
  • 204.003

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học